Phương pháp giải và bài tập minh họa Các quy luật di truyền Sinh học 12

PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP

1.Tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử

- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì tối đa sẽ có 2n loại giao tử

-Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta tiến hành kẻ sơ đồ phân nhánh. Cặp gen dị hợp có hai nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.

VD2: Cơ thể có kg: AABbDdee giảm phân sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử? Loại gt mang kg Abde chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

TL: Cơ thể có kg trên có 2 cặp gen dị hợp nên có 22 = 4 loại. Mỗi loại chiếm t/l: ¼=25%

Loại gt mang gen ABde chiếm tl: 25%

2.Tìm số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình

-Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai thì phải viết giao tử của phép lai đó, sau đó tiến hành kẻ bảng (gt đực x gt cái) để tìm đời con

-Số kiểu tổ hợp giao tử =số loại giao tử đực  x số loại giao tử cái

VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb

Cơ thể bố  có 2 cặp gen dị hợp nên có 4 loại giao tử

Cơ thể mẹ có 1 cặp gen dị hợp nên có 2 loại giao tử

-> Số kiểu tổ hợp giao tử =4 x 2 =8 kiểu tổ hợp

-Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen

VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb có thể viết thành: = (Aa x Aa)(Bb x bb)

Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kiểu gen là AA, Aa, bb

Ở cặp lai Bb x bb, dời con có 2 loại kg: Bb, bb

-> Số loại kg ở đời con = tích số loại kg của mỗi cặp = 3 x 2 = 6

-Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của mỗi cặp tính trạng

VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb có thể viết thành: = (Aa x Aa)(Bb x bb)

Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 2 loại kiểu hình là k/h trội và k/h lặn

Ở cặp lai Bb x bb, dời con có 2 loại kiểu hình là k/h trội và k/h lặn

-> Số loại k/h ở đời con = 2 x 2 = 4 loại k/h

-Khi tính trạng trội hoàn toàn thì 1 kiểu hình có thể có nhiều kiểu gen nên số loại kiểu hình ít hơn số loại kiểu gen

VD: Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd

Cơ thể bố có 2 cặp gen dị hợp nên có 4 loại gt

Cơ thể mẹ có 2 cặp gen dị hợp nên có 4 loại gt

-> Số kiểu tổ hợp gt =4 x 4 =16 kiểu tổ hợp

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kg là AA, Aa, aa

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại kg là Bb, bb

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại kg là Dd, dd

Số loại kg = tích số loại k/g của mỗi cặp = 3 x 2 x 2 =12

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 2 loại k/h là trội và lặn

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại k/h là trội và lặn

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại k/h là trội và lặn

-> Số loại k/h ở đời con = 2 x 2 x2= 8 loại k/h

-Khi tính trạng trội không hoàn toàn thì mỗi kiểu hình chỉ có 1 kiểu gen nên số loại kiểu hình =số loại kiểu gen

VD: Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kg là AA, Aa, aa

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại kg là Bb, bb

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại kg là Dd, dd

Số loại kg = tích số loại k/g của mỗi cặp = 3 x 2 x 2 =12

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại k/h là trội , trung gian và lặn

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại k/h là trung gian và lặn

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại k/h là trung gian và lặn

-> Số loại k/h ở đời con = 3 x 2 x2= 12 loại k/h

3. Tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai

{-- Nội dung phần 3. Tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai của tài liệu Phương pháp giải và bài tập minh họa Các quy luật di truyền Sinh học 12​ vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Bài tập suy luận để tìm k/g của bố mẹ khi biết kiểu gen của con hoặc ngược lại

-Muốn xđ kiểu gen của cơ thể thì phải dựa vào cơ thể có k/h lặn, sau đó suy ra cơ thể có k/h trội theo nguyên lý:

+Cơ thể trội bao giờ cũng phải có gen trội

+Nếu sinh ra con có kiểu hình lặn thì cơ thể trội phải có gen lặn(a)

+Nếu có bố hoặc mẹ mang k/h lặn thì cơ thể phải có gen lặn (a)

VD: Ở người , bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn sinh đứa con trai đầu lòng có da trắng tóc thẳng. Xđ kiểu gen của bố mẹ và đứa con nói trên. Biết rằng 2 cặp tt nói trên do 2 cặp gen quy định và dt phân li độc lập với nhau.

Giải: Bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn nhưng sinh con có da trắng , tóc thẳng thì chứng tỏ da trắng là tính trạng lặn so với da đen , tóc thẳng là tt lặn so với tóc xoăn.

Quy ước gen: Qen A quy định tt da đen; a-da trắng

 B- tóc xoăn; b-tóc thẳng

Đứa con có da trắng, tóc thẳng nen có kiểu gen là aabb

Vì con có k/g là aabb nên chứng tỏ bố và mẹ đều có gen ab

Bố và mẹ đều có da đen , tóc xoăn nên phải có gen AB

Vậy k/g của bố và mẹ phải là AaBb

(Vì gen tồn tại thành cặp nên gen A phải viết liền với a; B phải viết liền với b)

5.Tìm quy luật di truyền của tính trạng

-Khi bài toán cho biết tỉ lệ k/h của đời con thì dựa vào t/l phân li của cặp tính trạng sẽ biết được quy luật di truyền của cặp tính trạng đó

+Nếu đời con có tỉ lệ phân li k/h là 3:1 thì tt trội hoàn toàn

+Nếu đời con có tỉ lệ phân li k/h là 1:2:1 thì tt trội không hoàn toàn

-Khi bài toán có nhiều cặp tt thì phải tiến hành 2 bước:

B1: Xđ quy luật dt của mỗi cặp tt(dựa vào t/l k/h của cặp tt đó)

B2: Xđ xem 2 cặp tt đó có di truyền phân li độc lập với nhau hay không. Nếu 2 cặp tt plđl thì t/l k/h của bài toán = tích tỉ lệ của các cặp tt

-Muốn tìm k/g của bố mẹ thì phải dựa vào số loại gt mà bố mẹ tạo ra . VD nếu cơ thể tạo ra 4 loại gt thì cơ thể có 2 cặp gen dị hợp

VD: Cho cây thân cao, hoa đỏ lai với cây thân thấp ,hoa trắng -> F1 : Thân thấp, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: gồm 301 cây thân cao , hoa đỏ; 600 cây thân cao, hoa hồng ; 299 cây thân cao , hoa trắng; 100 cây thân thấp, hoa đỏ;199 cây thân thấp, hoa hồng; 100 cây thân thấp, hoa trắng. Xác định quy luật di truyền của tt và kiểu gen của cây F1

Giải:

B1: Xđ qldt của mỗi cặp tt:

-Cặp tt chiều cao thân cây:

Cây cao/cây thấp=(301+600+299)/(100+199+100)=3/1->tt chiều cao cây di truyền theo quy luật trội hoàn toàn

Quy ước: Gen A quy định tt cây cao, a- cây thấp

-Cặp tt màu hoa:

Hoa đỏ:Hoa hồng:Hoa trắng=(301+100):( 600+199): ( 299+100)=1:2:1-> tt màu hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn

Quy ước: BB quy định hoa đỏ; Bb qđ hoa hồng; bb qđ hoa trắng

B2: Tìm xem 2 cặp tt này có phân li độc lập hay không

-Tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai là: 301:600:299:100:199:100=3:6:3:1:2:1

-Tích tỉ lệ của 2 cặp tt =(3:1)(1:2:1)=3:6:3:1:2:1-> như vậy , tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai = tích tl của 2 cặp tt-> 2 cặp tt này di truyền phân li độc lập với nhau.

-Đời F2 có tl k/h là 3:6:3:1:2:1 gồm 16 loại tổ hợp giao tử(3+6+3+1+2+1=16) nên F1 có 4 loại giao tử (16=4 x 4)  nên F1 có 2 cặp gen dị hợp->KG của F1 là AaBb

6. Tìm kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình của đời con

- Dựa vào t/l từng cặp tt để suy ra k/g của bố mẹ về cặp tt đó

- Kiểu gen của bố mẹ là tập hợp của tất cả các cặp gen của từng cặp tt

VD: Cho biết gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với b quy định hạt nhăn. Hai cặp tt này dtđl với nhau. Cho 1 cây tự thụ phấn (cây P), đời con thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 hạt vàng, trơn:1 hạt xanh, trơn. Hãy suy luận để tìm kiểu gen của cây P.

Giải

-Xét riêng từng cặp tt

+Tính trạng màu hạt: Hạt vàng/hạt xanh=3/1->Kiểu gen của cây P là Aa x Aa

+Tính trạng hình dạng hạt:

Đời con có 100% hạt trơn -> Kiểu gen của cây P là BB x BB (vì cây P tự thụ phấn nên cây P vừa làm bố , vừa làm mẹ nên chỉ có duy nhất 1 KG BB mới cho đời con có kiểu hình 100% hạt trơn)

Kết hợp cả hai cặp tt thì ta được k/g của cây P là AaBB x AaBB

-Chú ý: Phân biệt hiện tượng tự thụ phấn: 1 cây vừa là bố, vừa là mẹ; giao phấn giữa 2 cây bố mẹ khác nhau

7. Tìm tỉ lệ kiểu hình đời con khi bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau

- Khi bố mẹ có nhiều phép lai khác nhau thì phải tiến hành từng phép lai sau đó cộng lại và tính giá trị trung bình để được tỉ lệ kiểu hình.

VD: Cho biết gen A qđ hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh, cho cây có hạt vàng không thuần chủng lai với cây hạt xanh được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn . Hãy xđ t/l kiểu hình ở F2.

Giải: cây hạt vàng không t/chủng có k/g Aa

Cây hạt xanh có k/gen aa

Sơ đồ lai: Aa x aa-> F1 chỉ gồm có 1Aa và 1aa

F1 tự thụ phấn ta có 2 sơ đồ lai sau:

              Aa x Aa-> đời con có 75% hạt vàng :25% hạt xanh

              aa  x  aa->đời con có 100% hạt xanh

-> t/l k/h đời con :

Hạt vàng = 75%/2=37,5%

Hạt xanh=(25% +100%)/2=6,25%

- Khi giao phấn ngẫu nhiên mà bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau thì phải tiến hành tìm giao tử của các cá thể bố mẹ, sau đó lập bảng để được tỉ lệ kiểu hình

VD: Cho biết gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng . Cho cây hoa đỏ dị hợp lai với cây hoa trắng được F1. Cho các cây F1 giao phấn tự do được F2 . Hãy xđ tỉ lệ kiểu hình ở F2

Giải: Cây hoa đỏ dị hợp có k/g Aa; cây hoa trắng có k/g aa

Sơ đồ lai: Aa x aa -> F1 gồm có 1Aa và 1aa

F1  giao phấn tự do: Giao tử của F1 gồm có:

Cơ thể Aa cho 1 giao tử A và 1 giao tử a.

 Cơ thể aa cho 2 giao tử a.

-> các loại giao tử là 1A và 3a.

Giao tử bố và mẹ

1A

3a

1A

1AA

3Aa

3a

3Aa

9aa

 

Kiểu gen đời con có : 1AA : 6 Aa : 9 aa

Tỉ lệ kiểu hình đời con 7 cây hoa đỏ: 9 cây hoa trắng

8. Các công thức của MĐ cần nhớ: n là số cặp gen ở trạng thái dị hợp.

- Công thức tính giao tử: 2n

Nếu (2n giao tử đực = 2n giao tử cái) trong phép lai ta có:

- Công thức tính số kiểu hình: 2n

- Công thức tính tỉ lệ phân li kiểu hình: (3:1)n(3 trội:1 lặn)

- Công thức tính kiểu gen: 3n

- Công thức tính tỉ lệ kiểu gen(hay kiểu di truyền): (1:2:1)n(1 đồng hợp trội: 2 dị hợp:1 đồng hợp lặn)

- Nếu trội không hoàn toàn tỉ lệ kiểu hình=tỉ lệ kiểu gen=(1:2:1)n(1  trội: 2 trung gian:1 lặn)

- Công thức tính số tổ hợp: 4n(2n giao tử đực = 2n giao tử cái). Nếu 2n giao tử đực khác 2n giao tử cái-> số tổ hợp = 2n giao tử đực  x  2n giao tử cái.

- Phép lai phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình bằng t/l phân li kiểu gen (kiểu di truyền) =(1:1)n

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.

Câu 2: Ở cà chua;   A: quả đỏ,  a: quả vàng;   B: lá chẻ,  b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau :

 + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên;  F1: 100%  đỏ chẻ.

 + Phép lai 2:             P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ

            F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên.

 + Phép lai 3:             P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ

                                    F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên.

Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.

Câu 3: Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

            Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

            Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

Câu 4: Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.

Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :

a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?

b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

Câu 5: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

Câu 6: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.

Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;

a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

Câu 7: Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F­1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.

  1. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
  2. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn

 Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.

Câu 8: Cho 2 thứ đậu hạt đỏ, nhăn và hạt vàng, trơn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt đỏ, trơn.Cho F1tiếp tục giao phấn với nhau được F2có tỉ lệ:12 hạt đỏ, nhăn :25 hạt đỏ, trơn:11 hạt vàng, trơn.

  Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

  1. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1.
  2. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
  3. Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.
  4. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

Câu 9: Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng.

            Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng:

                  1) 3:3:1:1                  2) 1:1:1:1

Câu 10: Ở lúa, tính trạng  thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 11 thân thấp.

            a. Xác định kiểu gen của các cây thân  cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng.

            b. Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì  ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2.

Câu 11: a. Menđen đã thu được kết quả gì khi lai hai cặp tính trạng, từ đó ông đã khái quát thành quy luật nào, hãy phát biểu nội dung?

b. Hoàn thành bảng sau:  Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì:

Số loại

giao tử

Số loại

kiểu gen

Tỉ lệ phân li kiểu gen

Số loại

kiểu hình

Tỉ lệ phân li kiểu hình

Số kiểu

hợp tử

 

 

 

 

 

 

 

Câu 12:    Giả sử ở một loài thực vật gen A:cây cao, a: cây thấp, B: quả đỏ, b: quả vàng. Lai cây cao, quả vàng thuần chủng với cây thấp, quả đỏ thuần chủng được F1, F1 lai phân tích ở F2 thu được một trong hai tỉ lệ kiểu hình sau:

 - Trường hợp 1:1 cây cao, quả đỏ:1 cây cao, quả vàng:1 cây thấp, quả đỏ:1 cây thấp, quả vàng.

 - Trường hợp 2: 1 cây cao, quả vàng: 1 cây thấp, quả đỏ.

     Biện luận, viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.

Câu 13: Giải thích tại sao ở thế hệ F2 trong phép lai phân tính của Men Den vừa có thể đồng hợp , vừa có thể dị hợp ?

Câu 14: Cho các phép lai sau :

Lần 1 : Cho lai các loại cây lúa thân cao A với cây lúa thân thấp B thuần chủng , ta có được các loại cây lúa thân cao và các loại cây lúa thân thấp , mỗi loại chiếm tỉ lệ 50%

Lần 2: cho lai cây lúa thân thấp C với cây lúa thân thấp D ta được toàn bộ cây lúa thân thấp

Lần 3: cho lai cây lúa thân cao E với cây lúa thân cao F, ta thu được toàn cây lúa thân cao

Hãy biện luận xác định tính trội lặn và kiểu gen của P trong các thí nghiệm trên

Câu 15: Tại sao Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm ?

Câu 16: F0 có kiểu gen Aa . Xác định % Aa ở  thế hệ F10 khi các thế hệ F0 đến F9 tự thụ phấn liên tục ?

Câu 17: Nhóm bạn Tuấn thực hiện thí nghiệm để xác định  quy luật di truyền chi phối các tính trạng hình dạng và màu sắc hạt của một loài cây như sau:

Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục, màu đỏ lai với nhau được F1 toàn hạt tròn, màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn  thu được 900 hạt trên các cây F1 với 3 kiểu hình. Em hãy cùng với nhóm bạn Tuấn xác định quy luật di truyền đã chi phối phép lai trong  thí nghiệm trên và tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ?

Câu 18:Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.

Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :

a-Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?

b-Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

Câu 19: Ở một loài côn trùng.

Cho   P : Thân xám cánh dài  X  thân đen cánh ngắn

        F1:                        100% xám dài

Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1:   F2          2 xám dài : 1 xám ngắn : 1 đen ngắn.

 

+ Trường hợp 2:   F2          3 xám dài : 3 xám ngắn : 1 đen dài :  1 đen ngắn.

Biện luận. Viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp.

Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.

Câu 20: Trình bày nội dung, mục đích và ý nghĩa của phép lai phân tích?

Câu 21: Ở một loai thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa trắng.

a-Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

           b-Cho cây F2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai.

Câu 22: ở gà, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về chiều cao và màu lông đều năm trên NST thường và phân li độc lập với nhau.

Gen D: Qui định thân cao; gen d: Thân thấp.

Gen N: Lông nâu;              gen n: Lông trắng.

Cho giao phối giữa hai gà P thuần chủng thu được F1 có kiểu gen giống nhau. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 có kiểu hình với tỉ lệ như sau: 1 chân thấp, lông trắng.

  1. Giải thích và lập sơ đồ lai phân tích của F1 ?
  2. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai gà P đã mang lai và lập sơ đồ kai minh hoạ ?

      c) Cho F1 lai với gà có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu ? Giải thích và minh hoạ bằng sơ đồ lai.

Câu 23: Ở cà chua , gen A qui định màu quả đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F1 trong các trường hợp sau:

a.Cây quả vàng  x  cây quả vàng

b.Cây quả đỏ  x  cây quả vàng

                   c.Cây quả đỏ x cây quả đỏ

Câu 24: Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau:
 100 cây thân cao, hoa đỏ : 202 cây thân cao, hoa hồng : 98 cây thân cao, hoa trắng :

 32 cây thân thấp, hoa đỏ:  64 cây thân thấp, hoa hồng: 32 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và  nằm trên nhiễm sắc thể thường.

  1.Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
  2.Muốn cho F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:1:1:1 thì cây F1 phải giao phấn với cây

  có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Câu 25: Trong một thí nghiệm lai giữa các ca thể khác nhau của một loại thực vật, thu được kết quả như sau: F1đồng loạt thân cao, hoa hồng, lá chia thùy. Cho F1tạp giao được F2 phân tính theo tỷ lệ:

6 thân cao, hoa hồng, lá chia thùy

3 thân cao, hoa đỏ, lá chia thùy

3 thân cao, hoa trắng, lá chia thùy

2 thân thấp, hoa hồng, lá nguyên.

1 thân thấp, hoa đỏ, lá nguyên

1 thân thấp , hoa trắng, lá nguyên

Không viết sơ đồ lai, hãy xác định kiểu gen của P, F1(biết rằng tính trạng do 1 gen quy định)

Câu 26: Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập của Men Đen? Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen?

Cõu 27: ở đậu Hà Lan, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao cây và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau.  cho các trường hợp sau đây:

a) Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai khi cho mẹ  thân cao, hạt xanh giao phấn với bố thân thấp, hạt vàng.

b) Khi cho mẹ dị hợp về 2 cặp gen nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

Câu 28: Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 6400 cây trong đó 1200 cây quả đỏ hạt dài.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST khác nhau.

Đối lập với quả đỏ hạt dài là quả vàng hạt tròn.

Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai? Tính số cây của các kiểu hình còn lại?  

Câu 29: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Câu 30: Ở Ngô, A: Hạt màu đỏ ; a: Hạt màu trắng.

              B: Thân cao;      b: Thân thấp.

Hai cặp tính trạng về màu hạt và chiều cao thân di truyền độc lập. Người ta thực hiện các pháp lai sau:

- Phép lai 1:   P:         Hạt đỏ - Thân cao   X   Hạt trắng - Thân thấp

                      F1:                      100% Hạt đỏ - Thân cao

- Phép lai 2:   P:        Hạt đỏ - Thân thấp   X   Hạt trắng - Thân cao

                        F1:   221 đỏ-cao; 200 đỏ- thấp, 119 trắng- cao; 201 trắng-thấp

- Phép lai 3:   P:   Hạt đỏ - Thân cao  X   Hạt trắng - Thân cao

                        F1:  450 Hạt đỏ-Thân cao; 152 Hạt đỏ - Thân thấp

Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai.

{-- Nội dung đề từ câu 31-53 phần Bài tập tự luyện của tài liệu Hệ thống kiến thức lý thuyết các dạng biểu đồ Địa lí lớp 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Phương pháp giải và bài tập minh họa Các quy luật di truyền Sinh học 12​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?