PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ AMINO AXIT HÓA 12
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Dạng 1: Lý thuyết về amino axit
Khái niệm: Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
Ví dụ: H2N – CH2 – COOH
Cấu tạo phân tử: Ở trạng thái kết tinh, amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực, chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử
dạng ion lưỡng cực dạng phân tử-
Danh pháp thay thế: tên axit cacboxylic tương ứng + amino + số hoặc chữ cái Hi Lạp chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch.
Tính chất vật lý: là chất rắn kết tinh không màu,vị hơi ngọt,tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao
2. Dạng 2: Bài toán về tính lưỡng tính của amino axit
- Amino axit có chứa cả -COOH mang tính axit và –NH2 mang tính bazo nên amino axit có tính lưỡng tính
* Nếu amino axit tác dụng với axit
m Muối = m Amino axit + m Axit
* Nếu amino axit tác dụng với dung dịch kiềm:
m Muối = m Amino axit + m Dung dịch kiềm – mH2O
3. Dạng 3: Phản ứng đốt cháy amino axit
Đặt CTTQ CxHyOzNt
B. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: pH của dung dịch cùng nồng độ mol của 3 chất H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3(CH2)3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây ?
A. CH3(CH2)3NH2 < H2NCH2COOH < CH3CH2COOH.
B. CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
C. H2NCH2COOH < CH3CH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
D. H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2 < CH3CH2COOH.
Hướng dẫn giải
CH3CH2COOH có môi trường axit
NH2CH2COOH có môi trường trung tính
CH3(CH2)3NH2 có môi trường bazo
→ Vậy pH của 3 chất trên được sắp sếp như sau:
CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
Đáp án B.
Ví dụ 2: Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 aminoaxit là :
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0.4.
Hướng dẫn giải
2 amin trên có dạng NH2-R-COOH
n HCl = 0,1 * 2 = 0,22 mol
n KOH = 0,14 * 3 = 0,42 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Clo
→ n HCl = nKCl = 0,22 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố K
→ n KOH = n KCl + n NH2-R-COOK
→ n NH2-R-COOK = 0,42 – 0,22 = 0,2 (mol)
→ n Amino axit = n NH2-R-COOK = 0,2 (mol)
Đáp án B.
Ví dụ 3: Hợp chất X là một a-amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối. Phân tử khối của X là :
A. 174.
B. 147.
C. 197.
D. 187.
Hướng dẫn giải
n HCl = 0,08 * 0,125 = 0,01 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m X + m HCl = m Muối
→ m X = 1,835 – 0,01 * 36,5 = 1,47 (gam)
Khối lượng mol của X là:
1,47 : 0,01 = 147 (gam/mol)
Đáp án B.
Ví dụ 4: Khi đốt cháy hoàn toàn một amino axit X là đồng đẳng của axit aminoaxetic, thu được V CO2 / V H2O = 6 : 7. Công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là :
A. CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2COOH.
B. H2N[CH2]3COOH, CH3CH(NH2)CH2COOH.
C. H2N[CH2]4COOH, H2NCH(NH2)[CH2]2COOH.
D. Kết quả khác.
Hướng dẫn giải
X là đồng đẳng của axit amino axetic
→ X là amino axit no, đơn chức mạch hở
CTPT của X có dạng: CnH2n+1NO2
Ta có phương trình đốt cháy:
CnH2n+1NO2 + O2 → n CO2 + (2n+1)/2 H2O + N2
Vì tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol
→ V CO2 / V H2O = n : (2n + 1)/2 = 6 : 7
→ n = 3
→ CTPT của X là: C3H7NO2
CTCT của X có thể có là: CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2COOH.
Đáp án A
Ví dụ 5 : Đốt cháy 8,7 gam amino axit X thì thu được 0,3 mol CO2 ; 0,25 mol H2O và 0,05 mol N2 (đktc). CTPT của X là :
A. C3H7O2N.
B. C3H5O2N.
C. C3H7O2N2
D. C3H9O2N2.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
n C = n CO2 = 0,3 mol
n H = 2 n H2O = 0,25 .2 = 0,5 mol
n N = 2 n N2 = 0,05 .2 = 0,1 mol
m O = m X – m C – m H – m O
= 8,7 – 0,3 .12 – 0,5 . 1 – 0,1 . 14 = 3,2 gam
→ nO = 3,2 : 16 = 0,2 mol
Ta có: n C : n H : n N : n O
= 0,3 : 0,5 : 0,1 : 0,2 = 3 : 5 : 1 : 2
→ CTPT của X là : C3H5NO2
Đáp án B
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức
A. cacboxyl và hiđroxyl.
B. hiđroxyl và amino,
C. cacboxyl và amino.
D. cacbonyl và amino.
Câu 2: Công thức của glyxin là
A. CH3NH2.
B. H2NCH(CH3)COOH,
C. H2NCH2COOH.
D. C2H5NH2.
Câu 3: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 2 và 2.
B. l và 2.
C 2 và l.
D. 1 và 1.
Câu 4: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là
A.2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 5: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2 là
A. 3.
B.4.
C. 5.
D. 6.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C | 2C | 3B | 4A | 5C | 6C | 7C | 8C |
9B | 10A | 11A | 12A | 13D | 14D | 15C | 16D |
...
Trên đây là nội dung Phương pháp giải một số dạng bài tập về Amino axit môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Các dạng bài tập chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Trắc nghiệm lý thuyết và bài tập chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Hoa Lưu
- Bài tập ôn thi Chương Amin- Aminoaxit-Protein môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !