A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Anion gốc nitrat NO3-
- Trong môi trường trung tính không có tính oxi hoá.
- Trong môi trường bazơ có tính oxi hoá yếu. (chẳng hạn : ion) NO3- trong môi trường kiềm có thể bị Zn, Al khử đến NH3.
Ví dụ: 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3↑
Phương trình ion : 8Al + 5OH- + 2H2O + 3NO3- → 8AlO2- + 3NH↑
- Anion gốc nitrat NO3- trong môi trường axit có khả năng oxi hoá như HNO3.
Chẳng hạn cho kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp hai axit (H2SO4 loãng và HNO3) hay dung dịch hỗn hợp axit HCl, H2SO4 loãng và muối nitrat.
Lúc này cần phải viết phương trình dưới dạng ion để thấy rõ vai trò chất oxi hoá của gốc NO3-.
Ví dụ: Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ xảy ra phản ứng giải phóng khí sau :
3Cu2+ + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Phương pháp chung để giải loại toán này là phải viết phương trình dạng ion có sự tham gia của ion NO3-.
Sau đó so sánh số mol của kim loại M với tổng số mol H+ và tổng số mol NO3- để xem chất hay ion nào đã phản ứng hết, rồi mới tính toán tiếp theo số mol của chất rắn phản ứng hết.
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Cho 1,92 gam đồng vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối hơi so với H2 là 15 và dung dịch A.
a) Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng và tính thể tích khí sinh ra ở đktc.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa toàn bộ ion Cu2+ trong dung dịch A.
Hướng dẫn giải
a) nCu = 1,92 : 64 = 0,03 mol
nKNO3 = 0,16 × 0,1 = 0,16 mol
nH2SO4 = 0,4 × 0,1 = 0,4 mol
Vậy trong 100 ml dung dịch trên có 0,016 mol NO3 và 0,08 mol H+
Khí sinh ra có M = 30 chỉ có thể là NO theo phương trình phản ứng sau:
3Cu + 8H+ + 2NO3 = 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (1)
Số mol b đầu 0,03 0,080 0,016 0 0 mol
Số mol p.ư 0,024 0,064 0,016 0,024 0,016 mol
Số mol c.lại 0,006 0,016 0 0,0024 0,016 mol
Vậy VNO(đktc) = 0,016 ´ 22,4 = 0,3584 lít.
b) Dung dịch A thu được sau cùng có chứa: 0,016 mol H+ và 0,024 mol Cu2+. Khi cho NaOH vào dung dịch A, trước hết xảy ra phản ứng:
NaOH + H+ → Na+ + H2O (2)
0,016 mol 0,016 mol
Sau đó xảy ra phản ứng:
Cu2+ + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2Na+ (3)
0,024 mol 0,048 mol
Vậy Tổng nNaOH (cần) = 0,016 + 0,048 = 0,064 mol
VddNaOH 0,5M (tối thiểu cần) = 0,064 : 0,5 = 0,128 lít
Bài 2: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
* Thí nghiệm 1: Hoà tan 6,4 g Cu và 120 ml dung dịch HNO3 1M.
* Thí nghiệm 2: Hoà tan 6,4 ga Cu và 120 mol dung dịch hỗn hợp HNO3 1M.
Hãy so sánh thể tích khí NO (duy nhất tạo thành) đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thoát ra ở hai thí nghiệm trên.
Hướng dẫn giải
* Thí nghiệm 1:
nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol
nHNO3 = (120 : 1000).1 = 0,12 mol
Phương trình phản ứng:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (1)
Số mol b.đầu (mol): 0,1 0,12 0,12 0 0
Số mol p.ư (mol): 0,045 0,12 0,03 0,045 0,03
Số mol còn lại (mol): 0,055 0 0,09 0,045 0,03
* Thí nghiệm 2:
nCu = 0,1 mol
nHNO3 = 0,12 mol
nH2SO4 = 0,12 × 5 = 0,06 mol
Tổng nH+ = 0,125 +0,12 = 0,24 mol
nNO3- = 0,12 mol
Phương trình phản ứng:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (1)
Số mol b.đầu (mol): 0,1 0,24 0,12
Số mol p.ư (mol): 0,09 0,24 0,06 0,06
Số mol còn lại (mol): 0,01 0 0,06 0,06
Vì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol giữa các khí đo cùng điều kiện nên:
VNO (do 2) : VNO (do 1) = nNO (2) : nNO (1) = 0,06 : 0,03 = 2 lần
Bài 3: Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc).Tìm giá trị của V?
Hướng dẫn giải
nAl = 24,3/27 = 0,9 mol; nNO3- = 0,225 mol; nOH- = 0,225.3 = 0,675 mol
Phương trình phản ứng:
8Al + 5OH- + 3NO3- + 2H2O → 8AlO2- + 3NH3↑
Ban đầu: 0,9 0,675 0,225 mol
Phản ứng: 0,6 0,375 0,225 0,225 mol
VNH3 = 0,225.22,4 = 5,04 lít
Bài 4: Hòa tan 9,6 gam Cu vào 180 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, kết thúc phản ứng thu được V lít (ở đktc) khí không màu duy nhất thoát ra, hóa nâu ngoài không khí. Giá trị của V là:
A. 1,344 lít
B. 4,032 lít
C. 2,016 lít
D. 1,008 lít
Hướng dẫn giải
nCu = 0,15 mol ; nNO3– = 0,18 mol ; Σ nH+ = 0,36 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,36 → 0,09
Do → H+ hết ; Cu dư → VNO = 0,09.22,4 = 2,016 lít
→ đáp án C
Bài 6: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 360 ml
B. 240 ml
C. 400 ml
D. 120 ml
Hướng dẫn giải
nFe = 0,02 mol ; nCu = 0,03 mol
→ Σ ne cho = 0,02.3 + 0,03.2 = 0,12 mol ;
nH+ = 0,4 mol ; nNO3– = 0,08 mol (Ion NO3– trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3)
- Bán phản ứng:
NO3– + 3e + 4H+ → NO + 2H2O
0,12→ 0,16
Do → kim loại kết và H+ dư . → nH+ dư = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol
→ Σ nOH– (tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3 + 0,03.2 = 0,36
→ V = 0,36 lít hay 360 ml
→ đáp án A
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Hoà tan hỗn hợp A gồm Cu và Ag trong dung dịch HNO3 và H2SO4 thu được dung dịch B chứa 7,06g muối và hỗn hợp G gồm 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2. Khối lượng hỗn hợp A bằng:
A. 2,58g
B. 3,06g
C. 3,00g
D. 2,58g
Câu 2: Hoà tan hết hỗn hợp gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 thấy có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164g hỗn hợp các muối khan. Giá trị của x và y là:
A. 0,07 và 0,02
B. 0,09 và 0,01
C. 0,08 và 0,03
D. 0,12 và 0,02
Câu 3: Hoà tan hết 10,32g hỗn hợp Ag, Cu bằng lượng vừa đủ 160ml dung dịch gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch X và sản phẩm khử NO duy nhất. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là:
A. 22,96g
B. 18,00g
C. 27,92g
D. 29,72g
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong hỗn hợp dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng thu được 11,2 lit khí X gồm NO2 và SO2 có tỉ khối so với metan là 3,1. Kim loại M là:
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Cu
Câu 5: Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2:1 và 3g chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là:
A. 126g
B. 75g
C. 120,4g
D. 70,4g
Câu 6: Dung dịch A chỉ chứa các ion H+; NO3-; SO42-. Đem hoà tan 6,28g hỗn hợp B gồm 3 kim loại có hoá trị lần lượt là I, II, III vào dung dịch A thu được dung dịch D và 2,688 lit khí X gồm NO2 và SO2. Cô cạn dung dịch D được m gam muối khan, biết rằng khí X có tỉ khối so với H2 là 27,5. Giá trị của m là:
A. 15,76g
B. 16,57g
C. 17,56g
D. 16,75g
Câu 7: Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc).Giá trị của V là:
A. 11,76 lít
B. 9,072 lít
C. 13,44 lít
D. 15,12 lít
Câu 8: Cho 7,68 g Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 19,76g
B. 20,16g
C. 19,20g
D. 22,56g
Câu 9: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,746
B. 0,448
C. 0,672
D. 1,792
Câu 10: Cho 0,09 mol Cu vào bình chứa 0,16 mol HNO3, thoát ra khí NO duy nhất. Thêm tiếp H2SO4 loãng dư vào bình, Cu tan hết thu thêm V (ml) NO (đktc). V có giá trị là:
A. 1344
B. 672
C. 448
D. 224
Câu 11: Cho Zn vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và NaOH loãng dư. Hiện tượng qua sát được là:
A. Kim loại tan có khí không màu, không mùi nhẹ hơn không khí thoát ra.
B. Kim loại tan dần có khí mùi khai thoát ra làm xanh quỳ ẩm.
C. Kim tan dần thu được kết tủa màu trắng.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 12: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau;
Al + KOH + NaNO3 + H2O → NaAlO2 + KAlO2 + NH3↑
A.27
B.28
C.29
D.30
Câu 13: Để nhận biết ion NO3- thường dùng thuốc thử là Cu và dung dịch H2SO4 loãng bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 14: Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng:
A. 0.56 lít
B. 1.12 lít
C. 1.17 lít
D. 2.24 lít
Câu 15: Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. Thể tích khí NO (ở đktc) bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là?
A. 1,49 lít
B. 0,149lít
C. 14,9lít
D. 9,14 lít.
Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải dạng bài tập về phản ứng của muối NO3- trong môi trường axit và bazo môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!