Phương pháp giải Các dạng bài tập chứng minh vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12

BÀI TẬP CHỨNG MINH

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A. Phương pháp giải

Dạng chứng minh được chia thành 2 loại. Đó là loại câu hỏi chứng minh hiện trạng và loại câu hỏi chứng minh tiềm năng.

- Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng

Loại câu hỏi này rất phong phú, đa dạng với yêu cầu chứng minh hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung cũng như bức tranh kinh tế của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp nói riêng.

Cách giải loại câu hỏi chứng minh, nhìn chung, không theo một mẫu nhất định nào cả. Câu hỏi yêu cầu như thế nào thì phải đưa ra các bằng chứng tương ứng như thế để chứng minh. Do không có mẫu nên chỉ có thể đưa ra quy trình. Quy trình giải loại câu hỏi chứng minh hiện trạng cần được thực hiện theo 3 bước sau đây:

+ Bước thứ nhất: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề cần chú ý là xem câu hỏi yêu cầu phải chứng minh cái gì: về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội, về ngành hay về vùng... Việc nhận dạng chính xác câu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.

+ Bước thứ hai: Hệ thống hoá kiến thứcvà số liệu liên quan đến câu hỏi. Ở đây có 2 điểm cần chú ý gắn với kiến thức và số liệu.

• Về kiến thức, cần phải dựa vào yêu cầu của câu hỏi để chọn lọc các kiến thức thích hợp. Chẳng hạn, liên quan đến việc chứng minh hiện trạng phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa tương xứng với tiềm năng phải dựa vào quy mô GDP, GDP/người, cơ cấu GDP, sự phát triển của các ngành kinh tế...

• Về số liệu nên khai thác trong các trang Atlat nhất là trang 29.

+ Bước thứ ba: Sử dụng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu của câu hỏi. Vấn đề then chốt là phải tìm ra được các bằng chứng có tính thuyết phục cao.

Trong quá trình triển khai quy trình này, cần lưu ý để tìm ra các bằng chứng thường không thể dựa vào một mẫu nào cả, mà đòi hỏi sự linh hoạt của thí sinh trên cơ sở phát hiện các mối liên hệ giữa yêu cầu của câu hỏi với hệ thống kiến thức đã học.

- Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: nhìn chung là tương đối đơn giản và chỉ liên quan đến phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó hầu như chỉ có một cách hỏi gắn với tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành (phân ngành), hoặc 1vùng lãnh thổ.

Cách giải loại câu hỏi này có thể theo một mẫu nhất định. Các bước tiến hành với quy trình tương tự như loại câu hỏi chứngminh hiện trạng.

Các bằng chứng để chứng tỏ tiềm năng của một ngành của vùng đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện thông qua:

+ Vị trí địa lí

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản);

+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư -lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường; đường lối,chính sách...).

Đối với loại câu hỏi này, tiềm năng thường nghiêng về thế mạnh. Các thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên và kinh tế - xã hội chính là các bằng chứng mà thí sinh cần phải đưa ra.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thủy sản lớn nhất nước ta.

Hướng dẫn giải

* Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thủy sản lớn nhất nước ta

- Qui mô, vai trò: Sản xuất thủy sản lớn nhất. Cung cấp nguồn thủy sản xuất khẩu lớn nhất cả nước,  ngoài ra còn cung cấp cho nhu cầu trong nước

- Cơ cấu: hoạt động khai thác và nuôi trồng đều phát triển mạnh so cả nước

- Tổng sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước (dẫnchứng SGK)

- Giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản cao nhất. hầu hết các tỉnh đạt trên 30 – 50 %.

- Sản xuất thủy sản phát triển mạnh theo hướng hàng hóa

- Đánh bắt: Sản lượng cao nhất cả nước (gần 1 triệu tấn, chiếm hơn 50 % sản lượng đánh bắt cả nước). Trong đó các tỉnh trọng điểm (kể). Chiếm 7/16 tỉnh đạt sản lượng trên 50 nghìn tấn

- Nuôi trồng: phát triển mạnh nhất cả nước.  Sản lượng nuôi trồng cao nhất cả nước (dẫnchứng). Phát triển nuôi cá da trơn(An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…), các tỉnh ven biển chủ yếu nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (dẫnchứng).

- Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng phát triển ở hầu hết các tỉnh. Trong đó, hoạt động đánh bắt không chỉ tập trung ở ven biển mà ở cả sâu trong đất liền

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần bài tập vận dụng của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải Các dạng bài tập chứng minh vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?