PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ AMIN - AMINOAXIT
A. AMIN
DẠNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG AMIN (MUỐI) TRONG PHẢN ỨNG VỚI AXÍT HOẶC VỚI BROM
* Cần nhớ 2 phương trình:
+ Với HCl: RNH2 + HCl → RNH3Cl (1)
R+16 R+52,5 Tăng 36,5g
+Với Brom: C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr
kết tủa trắng
93 330
X g Y g
*Phương pháp:
1) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng khối lượng: mamin + maxit = mmuối
2) Tính mol của chất đề bài cho rồi đặt vào ptrình để suy ra số mol của chất đề bài hỏi → tính m
3) Áp dụng định luật tăng giảm khối lượng
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
93 → Tăng 36,5
A g → \(\Delta m = \frac{{A.36,5}}{{93}} = B\)
→ mMuối = A + B
1. Cho 5,9 gam Propylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 8,15 gam. B. 9,65 gam. C. 8,10 gam. D. 9,55 gam.
2. Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam. B. 8,15 gam. C. 8,10 gam. D. 0,85 gam.
3. Cho anilin tác dụng 2000ml dd Br2 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là
A.66.5g B.66g C.33g D.44g
4. Cho 0,1 mol anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoniclorua ( C6H5NH3Cl) thu được là
A. 25,900 gam . B. 6,475gam. C. 19,425gam. D. 12,950gam
5. Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 gam B. 2,79 gam C. 1,86 gam D. 3,72 gam
6. Thể tích nước brom 5 % (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 3,96 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin là
A. 164,1ml. B. 49,23ml. C 88,61 ml. D. số khác .
7. Cho 20g hỗn hợpX gồm ba amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68g muối. Xác định thể tích HCl đã dùng ?
A 16ml B 32ml C 160ml D 320ml
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH CẤU TẠO AMIN ĐƠN CHỨC DỰA VÀO PHẢN ỨNG CHÁY
* Đối với pứ đốt cháy nhớ: + Đặt CTTQ của amin no đơn chức hoặc amin đơn chức là: CxHyN
Áp dụng CT: \(\frac{x}{y} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{2{n_{{H_2}O}}}}\)
+ Amin no đơn chức: 2 CnH2n+3N + (6n+3)/2 O2 → 2nCO2 + (2n+3)H2O+ N2
Số mol amin = 2/3.(nH2O –nCO2) và \(\frac{{2n}}{{2n + 3}} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} \to n = ?\)
+Amin không no đơn chức có 1 lk đôi (CnH2n+1N)
2 CnH2n+1N + (6n+1)/2 O2 → 2nCO2 + (2n+1)H2O + N2
Số mol amin = 2 ( nH2O –n CO2) và \(\frac{{2n}}{{2n + 1}} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\)
+ Amin thơm: 2CnH2n – 5 N + (6n-5)/2 O2 → 2nCO2 + (2n-5)H2O +N2
1. Đốt cháy một đồng đẳng của metylamin, người ta thấy tỉ lệ thể tích các khí và hơi VCO2:VH2O sinh ra bằng 2:3 Công thức phân tử của amin là:
A. C3H9N B. CH5N C. C2H7N D. C4H11N
2. Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp 3 amin thu được 3,36lít CO2; 1,12lít N2(đktc) và 5,4g H2O. Giá trị của m là:
A.3,6 B.3,8 C.4 D.3,1
3. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức thu được 0,2 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của amin là
A. C4H7N B. C2H7N C. C4H14N D. C2H5N
4. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức bậ 1 thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ = . Vậy CT amin đó là:
A. C3H7N B. C4H9N C. CH5N D. C2H7N
5. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức chưa no thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ = . Vậy CT amin đó là:
A. C3H6N B. C4H9N C. C4H8N D. C3H7N
6. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hai amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp nhau, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Hai amin có công thức phân tử là
A. CH4N và C2H7N B. C2H5N và C3H9N C. C2H7N và C3H7N D. C2H7N và C3H9N
7. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16)
A. C2H7N. B. C4H9N. C. C3H7N. D. C3H9N.
9. Đốt cháy một amin đơn chức no (hở) thu được tỉ lệ số mol CO2 : H2O là 2 : 5. Amin đã cho có tên gọi nào dưới đây?
A. Đimetylamin. B. Metylamin. C. Trimetylamin. D. Izopropylamin
10. Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một amin no hở đơn chức X thu được 6,72 lít CO2, . Công thức của X là
A. C3H6O. B. C3H5NO3. C. C3H9N. D. C3H7NO2.
11. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no hở đơn chức, cần 10,08 lít O2 đktc. CTPT là
A. C4H11N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C5H13N.
12. Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.
13. Có hai amin bậc một: A (đồng đẳng của anilin) và B (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21g amin A sinh ra 336ml khí N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin B cho . Công thức phân tử của hai amin đó là:
A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
C. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
D. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
14. Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no, đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O.Giá trị của a là:
A.0,05 B.0,1 C.0,07 D.0,2
15. Đốt cháy hoàn toàn amin no, đơn chức bậc một ,mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7 .Tên gọi của amin là:
A.etyl amin B. đimetyl amin C.etyl metyl amin D.propyl amin
16. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hai amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp nhau, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Hai amin có công thức phân tử là
A. CH4N và C2H7N B. C2H5N và C3H9N.
C. C2H7N và C3H7N D. C2H7N và C3H9N
17. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau, thu được \({n_{{H_2}O}}:{n_{C{O_2}}} = 2:1\). Hai amin có Công thức phân tử là:
A. C3H7NH2 và C4H9NH2 B. CH3NH2 và C2H5NH2
C. C2H5NH2 và C3H7NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
DẠNG 3: XÁC ĐỊNH CẤU TẠO AMIN ĐƠN CHỨC DỰA VÀO PHẢN ỨNG TẠO MUỐI
* Phản ứng tạo muối: Đặt CTTQ của amin no đơn chức CnH2n+1NH2 hoặc amin đơn chức là: R-NH2
Vì đơn chức nên ta luôn có nHCl = nNH2
+ Với HCl: RNH2 + HCl → RNH3Cl (1)
Áp dụng CT: \({M_{RN{H_2}}} = \frac{{{m_{RN{H_2}}}}}{{{n_{HCl}}}} = a\) → MR = a -16 → CTPT
(hoặc \({M_{RN}} = \frac{{{m_{RN}}}}{{{n_{HCl}}}} = A\) → MR = A - 14 → CTPT)
1. Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml
dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)
A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H5N. D. CH5N.
2. Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)
A. C2H7N B. CH5N C. C3H5N D. C3H7N
3. Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
4.Cho 0,4 mol amin no, đơn chức X tác dụng với dd HCl vừa đủ thu được 32,6g muối.CTPT của X là:
A.CH3NH2 B.C2H5NH2 C.C3H7NH2 D.C4H9NH2
5. Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
7. Cho 20 hỗn hợp 3 amin đơn chức no, đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 1M vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Biết tỉ lệ mol của các amin theo thứ tự từ amin nhỏ đến amin lớn là 1:10:5 thì ba amin có Công thức phân tử là:
A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2
B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2
C. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2
D. Tất cả đầu sai.
DẠNG 4: AMIN TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
3RNH2 + 3H2O + FeCl3 →Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3+Cl-
1. Cho 9,3 gam một amin no đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của amin trên là:
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
2. Cho hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỉ khối hơi so với hiđro là 19 (biết có một amin có số mol bằng 0,15) tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được kết tủa A. Đem nung A đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn. Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. CH3NH2 và C2H3NH2
C. C2H5NH2 và C2H3NH2 D. CH3NH2 và CH3
3. Cho m gam hỗn hợp hai amin đơn chức bậc I có tỉ khối hơi so với hiđro là 30 tác dụng với FeCl2 dư thu được kết tủa X. lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 18,0 gam chất rắn. Vậy giá trị của m là A. 30,0 gam B. 15,0 gam C. 40,5 gam D. 27,0 gam
4. Cho 17,4 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỉ khối so với không khí bằng 2. Tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,0 gam B. 10,7 gam C. 24,0 gam D. 8,0 gam
B. AMINOAXIT
DẠNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG CỦA AMINO AXIT TRONG PHẢN ỨNG VỚI AXÍT HOẶC BAZƠ
* Phải viết được 2 phương trình có dạng:
+ Với axít HCl:
H2N– R – COOH + HCl → ClH3N– R – COOH
R + 61 R+ 97,5 tăng 36,5
+ Với bazơ NaOH:
H2N– R – COOH+ NaOH → H2N– R – COONa+ H2O
R + 61 R+ 83 tăng 22
DẠNG 2: TÌM CTCT CỦA AMINO AXÍT DỰA VÀO PỨ TẠO MUỐI
*Tác dụng với NaOH:.
Ptpu: (H2N)a – R – (COOH)b + bNaOH → (H2N)a – R – (COONa)b + bH2O
→ \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{a\min }}}}\) = b = số nhóm chức axit ( – COOH)
* Tác dụng với HCl
Ptpu: (H2N)a – R – (COOH)b + aHCl → (ClH3N)a – R – (COOH)b
→ \(\frac{{{n_{HCl}}}}{{{n_{a\min }}}}\) = a = số nhóm chức baz (–NH2)
1. Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. Glixin
2. 0,1 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl hoặc 0,1 mol NaOH. Công thức của X có dạng là.
A. (H2N)2R(COOH)2. B. H2NRCOOH. C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2RCOOH
3. X là một - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là công thức nào?
A. CH3-CH(NH2)-COOH B. H2N-CH2-COOH
C.CH2-CH(CH3)CH(NH2)COOH D.CH2=C(CH3)CH(NH2)COOH
4. X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo r a 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?
A. H2N- CH2-COOH B. CH3- CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH. D. C3H7-CH(NH2)-COOH
5. X là một - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào?
A. C6H5- CH(NH2)-COOH B. CH3- CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH D. C3H7CH(NH2)CH2COOH
8. 0,1 mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành pứ vừa hết với 0,3 mol NaOH. Giá trị n, m lần lượt là:
A. (H2N)2R(COOH)3. B. H2NRCOOH. C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2RCOOH
10. Cho 14,7 gam một amino axit X (có 1 nhóm NH2) tác dụng với NaOH dư thu được 19,1 gam muối. Mặt khác cũng lượng amino axit trên phản ứng với HCl dư tạo 18,35 gam muối. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. NH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)COOH
C. NH2-(CH2)6 -COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH
12. Amino axit X chứa 1 nhóm–COOH và 2 nhóm –NH2. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 270ml dung dịch NaOH 0,5M cô cạn thu được 15,4g chất rắn. Công thức phân tử có thể có của X là
A. C4H10N2O2 B. C5H12N2O2 C. C5H10NO2 D. C3H9NO4
DẠNG 3: ĐỐT CHÁY AMINOAXIT
Đặt CTTQ CxHyOzNt
x: y: z :t = \(\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}:\frac{{{m_N}}}{{14}}\) = nCO2 : 2.nH2O : \(\frac{{{m_O}}}{{16}}\) : 2.nN2
Hay x: y: z :t = \(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}:\frac{{\% N}}{{14}}\)
2. Este X được tạo bởi ancol metylic và - amino axit A. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 51,5. Amino axit A là
A. Axit - aminocaproic B. Alanin C. Glyxin D. Axit glutamic
3. Hợp chất X có 40,45%C, 7,86%H, 15,73%N và còn lại là oxi. Khối lượng mol phân tử của X nhỏ hơn 100 gam. Biết X tác dụng được với hiđro nguyên tử. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(NH2)COOH B. CH3-CH2-CH2-CH2NO2
C. H2
4. Phân tích định lượng hợp chất hữu cơ X ta thấy tỉ lệ khối lượng giữa 4 nguyên tố C, H, O, N là mC : mH : mO : mN = 4,8 : 1 : 6,4 : 2,8. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 18,75. Công thức phân tử của X là
A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. C. C4H10O4N2. D. C2H8O2N2
---Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu Phương pháp giải bài toán về amin - amino axit, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài toán về amin - amino axit. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề luyện tập phần Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Các dạng bài tập Chương Amino Axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Lý thuyết và bài tập Chương III Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !