Phương pháp giải bài toán quãng đường đi được của chất điểm DĐĐH môn Vật lý 12

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC CỦA CHẤT ĐIỂM DĐĐH

 

1. Khi vật xuất phát từ VTCB hoặc vị trí biên (tức là j = 0; π; ±π/2) thì

+quãng đường đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = T/4 là A

+quãng đường đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = nT/4 là nA

+quãng đường đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = nT/4 + Dt (với 0 < Dt < T/4) là S = nA + ½x(nT/4 + Dt) - x(nT/4)½

2. Khi vật xuất phát từ vị trí bất kì (tức là j ¹ 0; π; ±π/2) thì

+quãng đường đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = nT/2 (n là số tự nhiên) là S = n.2A

+quãng đường đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = t0 + nT/4 + Dt (với t0 là thời điểm lần đầu tiên vật đến VTCB hoặc vị trí biên; 0 \( \le \) t0; Dt < T/4) là:

\(S{\rm{ }} = \left| {\left( {{t_0}} \right){\rm{ }} - {\rm{ }}x\left( 0 \right)} \right| + {\rm{ }}nA{\rm{ }} + \left| {({t_0} + {\rm{ }}n\frac{T}{4}{\rm{ }} + \Delta t){\rm{ }} - {\rm{ }}x\left( {{t_0} + {\rm{ }}n\frac{T}{4}} \right)} \right|\)

3. Quãng đường vật đi được từ thời điểm t­1 đến t2.

a) Nếu t2 – t1 = nT/2 với n là một số tự nhiên thì quãng đường đi được là S = n.2A.

b) Trường hợp tổng quát.

Cách 1:

Gọi S1 và S2 lần lượt là quãng đường đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t1 và đến thời điểm t2. Với S1 và S2 tính theo mục trên. Quãng đường đi được từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 là S = S2 – S1.

Hoặc phân tích: t2 – t1 = nT + Dt (n \( \in \) N; 0 ≤ Dt < T).

Quãng đường đi được trong thời gian nT là S1 = 4nA, trong thời gian Dt là S2.

Quãng đường tổng cộng là S = S1 + S2.

Tính S2 theo một trong 2 cách sau đây:

Cách 2:

Xác định:  

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {x_1} = {\rm{Acos}}(\omega {t_1} + \varphi )\\ {v_1} = - \omega A{\rm{sin}}(\omega {t_1} + \varphi ) \end{array} \right.;\\ \left\{ \begin{array}{l} {x_2} = {\rm{Acos}}(\omega {t_2} + \varphi )\\ {v_2} = - \omega A\sin (\omega {t_2} + \varphi ) \end{array} \right. \end{array}\)

(v1 và v2 chỉ cần xác định dấu)

* Nếu v1v2 ≥ 0 ⇒ \(\left[ \begin{array}{l} \Delta t < 0,5.T \Rightarrow {S_2} = \left| {{x_2} - {x_1}} \right|\\ \Delta t > 0,5.T \Rightarrow {S_2} = 4A - \left| {{x_2} - {x_1}} \right| \end{array} \right.\)

* Nếu v1v2 < 0 ⇒ \(\left[ \begin{array}{l} {v_1} > 0 \Rightarrow {S_2} = 2A - {x_1} - {x_2}\\ {v_1} < 0 \Rightarrow {S_2} = 2A + {x_1} + {x_2} \end{array} \right.\)

Cách 3:

Dựa vào hình chiếu của chuyển động tròn đều.

Tính \({x_1} = {\rm{Acos}}(\omega {t_1} + \varphi );{x_2} = {\rm{Acos}}(\omega {t_2} + \varphi )\)

Xác định vị trí của điểm M trên đường tròn ở thời điểm t1 và t2.

Tìm quãng đường S2 dịch chuyển của hình chiếu:

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp giải bài toán quãng đường đi được của chất điểm DĐĐH môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?