PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ KÍNH THIÊN VĂN
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1) Cách ngắm chừng :
Trong đó ta luôn có : d1 = vô cùng => d’1 = f1. (A1 º ).
Ta phải điều chỉnh để A1B1 nằm trong O2F2 (Thị kính sử dụng như một kính lúp để quan sát A1B1).
Trong thực tế ta thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách đưa thị kính lại gần hay ra xa thị kính.
2) Độ bội giác :
Ta có : tga =\(\frac{{{A_1}{B_1}}}{{{O_1}{A_1}}} = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_1}}}\)
Ngắm chừng ở vô cực (Hình):
\({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)
Ngắm chừng ở một vị trí bất kì :
tga = \(\frac{{{A_1}{B_1}}}{{{O_2}{A_1}}} = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{d_2}}}\) => G =f1/d2.
Khi ngắm chừng ở vô cực thì d2 = f2.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Vật kính của một kính thiên văn học sinh có tiêu cự f1 = 1,2m; thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4cm. Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ tạo ảnh:
Trường hợp ngắm chừng ở vô cực:
\({d_2}^\prime = \infty \Rightarrow {d_2} = {f_2}\)
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính:
\(\begin{array}{l}
{O_1}{O_2} = d{'_1} + {d_2} = {f_1} + {f_2} = 120 + 4 = 124cm\\
\Rightarrow {G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \frac{{120}}{4} = 30
\end{array}\)
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 1,6 m, thị kính có tiêu cự 10 cm. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa qua kính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính là
A. 170 cm.
B. 11,6 cm.
C. 160 cm.
D. 150 cm.
2/ Vật kính và thị kính của 1 kính thiên văn có độ tụ D1 = 0,5đốp và D2 = = 20điốp. Một người mắt có điểm cực viễn cách mắt 45cm đặt mắt sát sau kính quan sát 1 vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết . Khoảng cách giữa 2 kính đó bằng:
A. 204cm.
B. 203cm.
C. 205cm.
D. 204,5cm.
3/ Vật kính và thị kính của 1 kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là 100cm và 5cm. Một người quan sát đặt mắt sát sau thị kính quan sát 1 vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính đó bằng:
A. 105cm.
B. 100cm.
C. 95cm.
D. 5cm.
4/ Một người mắt không có tật quan sát vật ở rất xa qua một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 6cm, thị kính có tiêu cự 90 cm trong trạng thái không điều tiết thì độ bội giác của ảnh là
A. 540.
B. 96.
C. 15.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
5/ Một người phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn là 88 cm để ngắm chừng ở vô cực. Khi đó, ảnh có độ bội giác là 10. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là
A. 8 cm và 80 cm.
B. 79,2 cm và 8,8 cm.
C. 8,8 cm và 79,2 cm.
D. 80 cm và 8 cm.
6/ Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 5cm đang được bố trí đồng trục cách nhau 95cm. Một người mắt tốt muốn quan sát vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì người đó phải chỉnh thị kính
A. ra xa thị kính thêm 5 cm.
B. ra xa thị kính thêm 10 cm.
C. lại gần thị kính thêm 5 cm.
D. lại gần thị kính thêm 10 cm.
7/ Vật kính và thị kính của 1 kính thiên văn cách nhau 104cm. Một người quan sát đặt mắt sát sau thị kính quan sát 1 vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cự của vật kính là f1 = 100cm. Độ bội giác của kính bằng:
A. 10.
B. 15.
C. 20.
D. 25.
8/ Vật kính của 1 kính thiên văn có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 2,5cm. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, đặt mắt ngay sau thị kính để quan sát mặt trăng trong trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó là:
A. 40.
B. 25.
C. 4.
D. 2,5.
9/ Vật kính và thị kính của 1 KTV có độ tụ lần lượt là: 2điôp và 50điôp. Một người quan sát đặt mắt sát sau thị kính quan sát 1 vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Độ bội giác của kính bằng:
A. 25
B. 48.
C. 50.
D. 52.
10 Một kính thiên văn có khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 76cm, khi kính đó được điều chỉnh để nhìn 1 vật ở xa vô cực. Nếu người ta kéo dài k/c giữa vật kính và thị kính thêm 1 đoạn bằng 1cm nữa thì ảnh của vật trên trở thành ảnh thật sau thị kính 6cm. Tiêu cự f1 của vật kính và f2 của thị kính có giá trị là:
A. f1 = -2cm, f2 = 78cm.
B. f1 = -3cm, f2 = 79cm.
C. f1 = 3cm, f2 = 73cm.
D. f1 = 2cm, f2 = 74cm.
-(Hết)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Kính thiên văn môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.