Phương pháp giải bài tập thủy phân Peptit môn Hóa học 12 năm 2021

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Xét peptit tạo thành từ n gốc α- amino axit.

1. Môi trường trung tính

Peptit (n mắc xích) + (n – 1)H2O → n. α- amino axit

* Nhận xét: 

   mpeptit + mH2O = mα- amino axit

2. Môi trường axit

Peptit + (n – 1)H2O +nHCl → nClNH3RCOOH

* Nhận xét: 

  a. Mpeptit = ∑Mα- amino axit – 18(n – 1)

  b. npeptit + nH2O = nHCL = nmuối

  c. mmuối = mpeptit + mH2O + mHCl

3. Môi trường kiềm

Peptit + nNaOH → nNH2RCOONa + 1H2O

* Nhận xét: 

  a. npeptit = n

  b. nNaOH PƯ = nmuối = n.nn-peptit

  c. mmuối = mpeptit + mNaOH – mH2O

* Lưu ý: Dù giá trị n bằng bao nhiêu thì nước vẫn là hệ số 1.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 54,36.                    

B. 81,54.                   

C. 47,25.                        

D. 64,08.

Hướng dẫn

nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol

Tổng số mol Ala = 0,32 + 0,2.2 = 0,72 mol

mpeptit = 0,72/4.(89.4 – 18.3) = 54,36g

→ Đáp án: A

Ví dụ 2: Thủy phân 60g hỗn hợp đipeptit thu được 63,6g hỗn hợp X gồm các amino axit (chỉ có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thì lượng muối khan thu được là

A. 78,2.       

B. 16,3.      

C. 7,09.      

D. 8,15.

Hướng dẫn

nH2O = (63,6 – 60)/18 = 0,2 mol

đipeptit + H2O → 2 -amino axit

                 0,2             0,4

  -amino axit + HCl → muối

        0,4                 0,4

→ mmuối = 63,6 + 0,4.36,5 = 78,2g

→ Đáp án: A

Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn hai peptit mạch hở X (C11H19O6N5)  và Y (C10H19O4N3) trong dung dịch NaOH thu duợc 2,78 gam muối của valin, 3,33 gam muối của alanin và m gam muối của glyxin. Giá trị của m là

A. 8,73.          

B. 13,58.        

C. 5,82.          

D. 10,67.

Hướng dẫn

nValNa = 0,02 mol

nAlaNa = 0,03 mol

Gọi x, y là số mol của X, Y

X là là pentapeptit có 11C →  X: Ala(Gly)4: x mol

Y là là tripeptit có 10C →  Y: ValAlaGly: y mol

Ta có: y = 0,02 mol

x + y = 0,03 mol

→  x = 0,01 mol

→  nGly = 4x + y = 0,06 mol

→  mGlyNa = 0,06.97 = 5,82 g

→  Đáp án: C

Ví dụ 4: Khi thủy phân 500g một polipeptit thu được 170g alanin. Nếu polipeptit đó có khối lượng phân tử là 50000 đvC thì có bao nhiêu mắc xích của alanin?

A. 175.      

B. 170.       

C. 191.       

D. 210.

Hướng dẫn

500g polipeptit thủy phân →170g alanin

50000       //                       → 89x  //

→ x = 191

→ Đáp án: C

Ví dụ 5: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là?

A. tripeptit

B. tetrapeptit

C. pentapeptit

D. đipeptit

Hướng dẫn

nalanin = m/M = 66,75/89 = 0,75 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

Mpeptit + mH2O = malanin → mH2O = malanin – mpeptit = 66,75 – 55,95 = 10,8 gam

→ nH2O = m/M = 10,8/18 = 0,6 mol

Do X chỉ tạo từ alanin → X có dạng: (Ala)n.

Phương trình hóa học:

(Ala)n   + (n-1)H2O  → nAla

            (n – 1)            n                  mol

             0,6                 0,75            mol

→ 0,75(n – 1) = 0,6n → n = 5

Vậy X là pentapeptit có công thức: Ala-Ala-Ala-Ala-Ala.

→ Chọn C.

Ví dụ 6: Peptit X mạch hở có CTPT là C14H26O5N4. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được mg hỗn hợp muối của các -amino axit (các -amino axit đều chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Giá trị của m là

A. 47,2gam.                  

B. 49,0gam.                  

C. 51,2gam.                  

D. 49,4gam.

Hướng dẫn

X có 4N  X là tetrapeptit

C14H26O5N4 + 4NaOH   4 H2N-R-COONa + H2O

       0,1              0,4                                               0,1

Theo ĐLBTKL: mmuối = 0,1.330 + 0,4.40 – 0,1.18 = 47,2g

 Đáp án: A

Ví dụ 7: Cho mg hỗn hợp N gồm 3 peptit X, Y và Z (đều mạch hở), có tỉ lệ mol lần lượt là 2:3:5, thủy phân hoàn toàn hỗn hợp N thu được 60g glyxin, 80,1 g alanin và 117g Valin. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z là khác nhau và có tổng bằng 6. Giá trị của m là

A. 176,5.   

B. 257,1.    

C. 226,5.    

D. 255,4.

Hướng dẫn

nGly = 0,8 mol; nAla = 0,9 mol; nVal = 1 mol

   tỉ lệ: Gly:Ala:Val = 0,8:0,9:1 = 8:9:10

 2X + 3Y + 5Z → ((Gly)8(Ala)9(Val)10)k + 9H2O

Theo giả thuyết tổng số liên kết –CONH- là 6 thì

2.3 + 3.2 + 5.1 + 9 ≤  27k -1 ≤  2.1+3.2 + 5.3 + 9

                       26≤ 27k -1 ≤ 32

   k = 1

2X + 3Y + 5Z  ((Gly)8(Ala)9(Val)10)k + 9H2O

                                       0,1                               0,9

Theo ĐLBTKL:

X + mY + mZ = m(Gly)8(Ala)9(Val)10 + mH2O = 226,5g

       → Đáp án: C

Ví dụ 8: Thủy phân không hoàn toàn 54g peptit X là Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được 0,06 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly-Gly-Gly và mg Gly. Giá trị m là

A. 40,5.     

B. 36,0.      

C. 39,0.      

D. 28,5.

Hướng dẫn

npeptit = 54:(6.75 – 5.18) = 0,15 mol

→ tổng số mol Gly = 0,15.6 = 0,9 mol

→ số mol Gly sau khi bị thủy phân

     = 0,9 – (0,06.2 + 0,08.3) = 0,54 mol

→ m = 0,54.75 = 40,5g

   → Đáp án: A

Ví dụ 9: Khi thủy phân hoàn toàn 43,4 gam một peptit X (mạch hở) thu được 35,6g alanin và 15,0g glixin. Đốt cháy hoàn toàn 13,02g X rồi dẫn sản phẩm vào nước vôi trong dư thu được m g kết tủa. Giá trị của m là

A. 50.                  

B. 52.                  

C. 46.                  

D. 48.

 Hướng dẫn

X  +  H2O   Glixin + Alanin

43,4                 15,0         35,6

Theo ĐLBTKL: mH2O = 35,6 + 15,0 – 43,4 = 7,2g

   nH2O = 0,4 mol

 nGly  = 0,2 mol

 nAla = 0,4 mol

 ta có: Ala : Gly : H2O = 0,4: 0,2: 0,4 = 2: 1: 2

   X là tripeptit

 2Ala-1Gly + O2  8CO2

  0,06                         0,48

 Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O

mkết tủa = 0,48.100 = 48g

→  Đáp án: D

Ví dụ 10: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala–X–X và Y tác dụng vừa đủ với 450 mL dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 35,28 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 69,35 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối Y là

A. 16,50 gam.             

B. 14,55 gam.             

C. 26,10 gam.             

D. 12,30 gam.

Hướng dẫn

Gọi công thức trong muối Z là

  C3H6O2NNa: x mol

  CnH2nO2NNa: 2x mol

  CmH2m – 1O2Na: y mol

Ta có: nNaOH = 3x + y = 0,45  (1)

   nO trong Z = 2nNaOH = 0,9 mol

   nNa2CO3 = 1/2nNaOH = 0,225 mol

Theo ĐLBT O: 2nCO2 + nH2O = 0,9 + 1,575.2 – 0,225.3

                              2a +  b =  3,375 (2)

Theo giả thuyết: mCO2 + mH2O = 44a + 18b = 69,35 (3)

Từ (2) và (3)  a = nCO2 = 1,075 mol và b = nH2O = 1,225 mol.

   nCO2 = 3x + 2nx + my – 0,225 = 1,075 (3)

   nH2O = 3x + 2nx + my – y/2 = 1,225 (4)

 Lấy (3) – (4)  y = 0,15 và x = 0,1 mol.

Thay x và y vào (3) ta được:

 4n + 3m = 20  n = (20 – 3m)/4

 Giá trị hợp lí nhất là m = 4 và n = 2

 Khối lượng muối Y là C3H7COONa

 mmuối Y = 110.0,15 = 16,5g

→ Đáp án: A

Ví dụ 11: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng mg hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745g rắn khan. Giá trị m là

A. 17,025.           

B. 68,100.           

C. 19,455.           

D. 78,400.

Hướng dẫn

Gọi x là số mol của X thì 3x là số mol của Y

mX = 316x

(trong đó: Ala 2x mol, Gly x mol và Val x mol)

mY = 273.3x

(trong đó: Gly 3x mol và Val 6x mol)

 (X + Y) + NaOH à hh muối (CH3-CH(NH2)-COONa 2x; H2N-CH2-COONa 4x và CH(CH3)2-CH(NH2)-COONa 7x) + H2O

→ mmuối = 2x.111 + 4x.97 + 7x.139 = 23,745

→ x = 0,015 mol

→ mhh đầu = 316.0,015 + 273.3.0,015 = 17,025g

→ Đáp án: A

Ví dụ 12: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala–X–X và Y tác dụng vừa đủ với 450 mL dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 35,28 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 69,35 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối Y là

A. 16,50 gam.             

B. 14,55 gam.             

C. 26,10 gam.             

D. 12,30 gam.

Hướng dẫn

Gọi công thức trong muối Z là

  C3H6O2NNa: x mol

  CnH2nO2NNa: 2x mol

  CmH2m – 1O2Na: y mol

Ta có: nNaOH = 3x + y = 0,45  (1)

   nO trong Z = 2nNaOH = 0,9 mol

   nNa2CO3 = 1/2nNaOH = 0,225 mol

Theo ĐLBT O: 2nCO2 + nH2O = 0,9 + 1,575.2 – 0,225.3

                              2a +  b =  3,375 (2)

Theo giả thuyết: mCO2 + mH2O = 44a + 18b = 69,35 (3)

Từ (2) và (3)  a = nCO2 = 1,075 mol và b = nH2O = 1,225 mol.

   nCO2 = 3x + 2nx + my – 0,225 = 1,075 (3)

   nH2O = 3x + 2nx + my – y/2 = 1,225 (4)

 Lấy (3) – (4)  y = 0,15 và x = 0,1 mol.

Thay x và y vào (3) ta được:

 4n + 3m = 20  n = (20 – 3m)/4

 Giá trị hợp lí nhất là m = 4 và n = 2

 Khối lượng muối Y là C3H7COONa

 mmuối Y = 110.0,15 = 16,5g

→ Đáp án: A

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol Lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?

Câu 5: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6.

B. 111,74.

C. 81,54.

D. 66,44.

Câu 6: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 40,0

B. 59,2

C. 24,0

D. 48,0

Câu 7: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là

A. 29,006.

B. 38,675.

C. 34,375.

D. 29,925.

Câu 8: Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit (A) no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị m là:

A. 149 gam

B. 161 gam

C. 143,45 gam

D. 159,25 gam

Câu 9: Thủy phân m gam pentapeptit A tạo bởi phân tử amino axit (glyxin) thu được 0,3 gam Glyxin; 0,792 gam đipeptit Gly-Gly; 1,701 gam tripeptit Gly-Gly-Gly; 0,738 gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly và 0,303 gam A. Giá trị của m là:

A. 4,545 gam

B. 3,636 gam

C. 3,843 gam

D. 3,672 gam

Câu 10: A là một hexapeptit mạch hở tạo thành từ một α-amino axit X no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X là 42,667%. Thủy phân m gam A thu được hỗn hợp gồm 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam tripeptit; 39,6 gam đipeptit và 45 gam X. Giá trị của m là:

A. 342 gam

B. 409,5 gam

C. 360,9 gam

D. 427,5 gam

Câu 11: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:

A. 27,9 gam

B. 28,8 gam

C. 29,7 gam

D. 13,95 gam

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn 25,83 gam X thu được 11,34 gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y. Giá trị của m là:

A. 2,64 gam

B. 6,6 gam

C. 3,3 gam

D. 10,5 gam.

Câu 13: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:

A. 4,1945.

B. 8,389.

C. 12,58.

D. 25,167.

Câu 14: Hỗn hợp M gồm 1 peptit X và 1 peptit Y(chúng cấu tạo từ 1 loại amino axit) tổng số nhóm peptit trong 2 phân tử là 5 vởi tỉ lệ số mol :nX :nY=1:3 Khi thuỷ phân hoàn toàn m (g) hỗn hợp M thu được 81 g Glixin và 42,72g alanin. m có giá trị là?

 A. 104,28 g               

B. 109,25g                 

C. 102,28 g 

Câu 15: Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là

A. 2:3                         

B.  3:7                        

C. 3:2                         

D.  7:3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 30 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 30: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:

A. 10                          

B. 9                            

C. 5                            

D. 4

Câu 31: X là tetrapeptit mạch hở: Ala-Gly-Val-Ala; Y là tripeptit mạch hở: Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 68,1.                      

B. 17,025.     

C. 19,455.     

D. 78,4

Câu 32: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 14.                         

B. 9.                           

C. 11.                         

D. 13.

Câu 33:  X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong X thì khối lượng Nitơ và Oxi chiếm 55,28 %. Thủy phân 116,85 gam X trong môi trường axit thu được 34,02 gam tripeptit; m gam đipeptit và 78 gam A. Giá trị của m là:

A. 184,4.                              

B. 105,6.                    

C. 92,4.                      

D. 52,8.

Câu 34: Thủy phân hết m gam Tetrapeptit X (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 2,67 gam Ala, 7,3 gam Gly-Ala, 6,75 gam Glyxin và 13,02 gam Gly-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 29,20.                    

B. 27,40.                    

C. 29,74.                    

D. 37,24.

Câu 35: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (chúng cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm  –CO–NH– trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY=1:3.Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glixin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là

A. 104,28 gam

B. 109,5 gam              

C. 116,28 gam

D. 110,28 gam

Câu 36: Cho 20,3 gam Gly-Al-Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam muối chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,2.                              

B. 48,3.                           

C. 35,3.                                

D. 46,5.

Câu 37: X là tetrapeptit có công thức Gly-Ala-Val-Gly. Y là tripeptit có công thức Gly-Val-Ala. Đun nóng A gồm X và Y có tỉ lệ mol  tương ứng là 4 : 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 167,38.                          

B. 150,88.                       

C. 212,12.                          

D. 155,44.

Câu 38: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 68,1.                              

B. 17,025.                        

C. 19,455.                        

D. 78,4

Câu 39: Hỗn hợp X gồm một số aminoaxit no (chỉ có chứa nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác) có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 48 : 19. Để  tác dụng vừa đủ với 39,9 gam hỗn hợp X cần 380ml dung dịch HCl1M. Mặt khác đốt cháy 39,9 gam hỗn hợp X cần 41,776 lit O2 (đktc) thu được m gam CO2. Giá trị m là

A. 66.                                 

B. 59,84.                         

C. 61,60.                       

D. 63,36.

Câu 40: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 81,54.                           

B. 66,44.                         

C. 111,74.                          

D. 90,6.

 

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải bài tập thủy phân Peptit môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?