Bài tập chuyên đề ôn tập về Lipit (chất béo) môn Hóa học 12 năm 2021

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Phản ứng xà phòng hóa

Công thức chung của chất béo (RCOO)3C3H5

Phương trình hóa học

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

  nNaOH = nRCOONa = 3nchất béo = 3nglixerol

* Nhận xét: Dạng bài tập này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải.

mchất béo  + mNaOH = mmuối + mglixerol.

Ví dụ 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 16,68 gam.            

B. 18,38 gam.

C. 18,24 gam.

D. 17,80 gam.

Hướng dẫn

Phương trình hóa học

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

                            0,06                                               0,02 mol

Theo ĐLBTKL:

mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 18,8 gam

→  Đáp án: D

2. Phản ứng đốt cháy

Chất béo no có công thức chung: CnH2n – 4O6

CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O

  → nX = (nCO2 – nH2O)/2

* Nhận xét: Dạng bài tập này áp dụng ĐLBT nguyên tố O

6nchất béo + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc) thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là

   A. 48,720.                                

   B. 49,392.                               

   C. 49,840.                                

   D. 47,152.

Hướng dẫn

nCO2 = 1,53 mol

nH2O = 1,47 mol

Gọi công thức chung của X là CnH2n – 4O6: x mol

Dựa vào Định luật bảo toàn nguyên tố oxi

CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O

→ nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,03 mol

Theo ĐLBT nguyên tố Oxi

→  6n+ 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

→ nO2 = (2.1,53 + 1,47 – 6.0,03)/2 = 2,175

→ VO2 = 2,175.22,4 = 48,72 lit

→ Đáp án: A

3. Phản ứng hidro hóa

Chất béo không no + H2 (Ni, to) → chất béo no

Ví dụ 3: Cho 0,1 mol triolein tác dụng hết với 0,16 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp các chất hữu cơ X. X tác dụng tối đa với a mol Br2. Giá trị của a là

   A. 0,34.                                       

   B. 0,14.                                      

   C. 0,04.                                      

   D. 0,24.

Hướng dẫn

Phương trình hóa học

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5

→ số mol H2 cần thiết để phản ứng hoàn toàn với chất béo là 0,3 mol

Theo giả thuyết: nH2 + nBr2 = 0,3 mol

→ nBr2 = 0,3 – 0,16 = 0,14 mol

→ Đáp án: B

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Xà phòng hóa hoàn toàn mg chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77g muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81g muối. Giá trị của m là

A. 18,36.   

B. 17,25.    

C. 17,65.    

D. 36,58.

Hướng dẫn

Nếu thay thế 1mol K+ bằng 1 mol Na+ thì sự chênh lệch khối lượng là 16g

Nếu thay thế x mol         thì                  18,77 – 17,81 = 0,96g

 → x = 0,06 mol

 Chất béo  + 3NaOH  → 3muối + glixerol

                       0,06                         0,02

→ mchất béo = 17,81 + 0,02.92 – 0,06.40 =  17,25g

→ Đáp án: B

Bài 2. Chất béo X chứa triglixerit và axit béo tự do. Ðể tác dụng hết với 9,852 gam X cần 15 ml dung dịch NaOH 1M (t0) thu duợc dung dịch chứa m gam xà phòng và 0,368 gam glixerol. Giá trị của m là

A. 10,138.      

B. 10,084.      

C. 10,030.      

D. 10,398.

Hướng dẫn

nNaOH = 0,015 mol

nC3H5(OH)3 = 0,004 mol

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH  → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

                              0,012                                    0,004

R’COOH + NaOH  → R’COONa + H2O

                0,015 – 0,012                    0,003

Theo ĐLBTKL:

mxà phòng = mX + mNaOH – mglixerol – mH2O

 = 9,852 + 0,015.40 – 0,004.92 – 0,003.18 = 10,03g

→ Đáp án: C

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm metyl fomat, saccarozơ, glucozơ cần 6,72 lit O2 (đktc) thu được 5,22g H2O. Giá trị của m là

A. 8,82.                      

B. 8,38.                       

C. 9,00.                       

D. 10,02.

Hướng dẫn

Metyl fomat: HCOOCH3 = C2H4O2 = C2(H2O)­2

Saccarozơ: C12H22O11 = C12(H2O)11

Glucozơ: C6H12O6 = C6(H2O)6

→ cả 3 chất này đều có chung Cn(H2O)m. Vì vậy, lượng oxi cần dùng để đốt cháy cả 3 chất này bằng lượng oxi dùng để đốt cháy C.

C + O2 → CO2

0,3     0,3 mol

→ mhh = mC + mH2O = 0,3.12 + 5,22 = 8,82g

→ Đáp án: A

Bài 4. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

Hướng dẫn

Công thức cấu tạo X:
(C17H35-COO)x(C17H33-COO)3-xC3H5

=> công thức phân tử C57H110-2xO6 a mol

            (trong đó: x là số liên kết   (C=C)

Số mol CO2 = 57a = 2,28   →    a = 0,04

Theo định luật bảo toàn nguyên tố O:

6.0,04 + 2.3,22 = 2.2,28 + nH2O

   →   nH2O                      = 2,12 mol

        (55 - x). 0,04 = 2,12

  →   x = 2 

  →   số mol Br2 = 0,04.2 = 0,08 mol

 → Đáp án: B

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

A. 40,40                  

B. 31,92                  

C. 35,60                  

D. 36,72

Hướng dẫn

Theo ĐLBTKL: mX + mOxi = mCO2 + mH2O

  → mX = 2,28.44 + 39,6 – 3,26.32 = 35,6g

Theo ĐLBT O: 6x + 2.3,26 = 2,28.2 + 39,6/18

 → x = 0,04 mol

Khối lượng triglixerit:

a = mC + mH + m = 2,28.12 + 2,2.2  + 0,04.6.16 = 35,6g

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH  → 3RCOONa + C3H5(OH)3

      0,04               0,12                               0,04 mol

theo ĐLBTKL

mX + mNaOH = mmuối + mgli

→ b = 35,6 + 0,12.40 – 0,04.92

→ mmuối = b =  36,72g

→ Đáp án: D

----(Nội dung đầy đủ, chi chi tiết từ bài 6 đến bài 11 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Chất béo là thành phần chính trong dầu thực vật và mỡ động vật. Trong số các chất sau đây, chất nào là chất béo?

A. C17H35COOC3H5.        B. (C17H33COO)2C2H4. C. (C15H31COO)3C3H5. D. CH3COOC6H5.

Câu 2: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH2C6H5.      B. C15H31COOCH3.           C. (C17H33COO)2C2H4.         D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 3: Công thức của axit oleic là

A. CHCOOH.                    B. C17H33COOH.          C. HCOOH.                  D. CH3COOH.

Câu 4: Công thức axit stearic là

A. C2H5COOH.                 B. CH3COOH.              C. C17H35COOH.          D. HCOOH.

Câu 5: Tripanmitin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức của tripanmitin là

A. (C17H33COO)3C3H5.      B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 6: Trilinolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức của trilinolein là

A. (C17H33COO)3C3H5.      B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 7: Công thức của tristearin là

A. (C2H5COO)3C3H5.        B. (C17H35COO)3C3H5.      C. (CH3COO)3C3H5. D. (HCOO)3C3H5.

Câu 8: Công thức của triolein là

A. (HCOO)3C3H5.             B. (C17H33COO)3C3H5.      C. (C2H5COO)3C3H5.           D. (CH3COO)C3H5.

Câu 9: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?

A. sợi bông.                        B. mỡ bò.                       C. bột gạo.                     D. tơ tằm.

Câu 10: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. phenol.                           B. glixerol.                     C. ancol đơn chức.         D. este đơn chức.

Câu 11: Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là

A. (C17H33COO)3C3H5.     B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H31COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 12: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và

A. C17H35COONa.             B. C17H33COONa.         C. C15H31COONa.         D. C17H31COONa.

Câu 13: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?

A. Glyxin.                           B. Tristearin.                  C. Metyl axetat.             D. Glucozơ.

Câu 14: Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to)?

A. Triolein.                         B. Glucozơ.                   C. Tripanmitin.               D. Vinyl axetat.

Câu 15: Nhận định đúng về chất béo là

A. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

B. Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.

C. Chất béo và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.

Số phát biểu đúng

A. 2.                                    B. 1.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 17: Xà phòng hoá một hỗn hợp có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là

A. CH3COONa, HCOONa và CH3CH=CHCOONa.

B. HCOONa, CHºCCOONa và CH3CH2COONa.

C. CH2=CHCOONa, HCOONa và CHºCCOONa.

D. CH2=CHCOONa, CH3CH2COONa và HCOONa.

Câu 18: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A. 2.                                    B. 1.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 19: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên?

A. 2.                                    B. 1.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 20: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 6.                                    B. 3.                               C. 5.                               D. 4.

Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là

A. 200,8.                             B. 183,6.                        C. 211,6.                        D. 193,2.

Câu 22: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 19,12.                             B. 18,36.                        C. 19,04.                        D. 14,68.

Câu 23: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 27,6.                               B. 4,6.                            C. 14,4.                          D. 9,2.

Câu 24: Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,92 gam glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic. Giá trị của a là

A. 8,82.                               B. 9,91.                          C. 10,90.                        D. 8,92.

Câu 25: a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa 4a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu b mol nước và V lít CO2 ­(đktc). Mối liên hệ giữa V với a, b là

A. V = 22,4(b + 6a).           B. V = 22,4(b + 7a).      C. V = 22,4(b – 6a).       D. V = 22,4(b – 7a).

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 6,36 mol O2. Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,32 mol Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với NaOH thì khối lượng muối khan thu được là

A. 72,8 gam.                      B. 88,6 gam.                     C. 78,4gam.                  D. 58,4 gam.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn triglixerit cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,12.                               B. 0,10.                          C. 0,04.                          D. 0,06.

Câu 28: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,15.                             B. 20,60.                        C. 23,35.                        D. 22,15.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng được tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 18,48.                             B. 17,72.                        C. 16,12.                        D. 18,28.

Câu 30: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần vừa đủ 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là

A. 17,96.                             B. 16,12.                        C. 19,56.                        D. 17,72.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề ôn tập về Lipit (chất béo) môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?