HÌNH THÀNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. Kiến thức trọng tâm
*Các ngành công nghiệp trọng điểm
- Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển CN: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp và nguồn lao động dồi dào.
- Trong vùng đã hình thành một số ngành CN trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim…như: nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An), nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh.
- Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau.
- Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về điều kiện kỹ thuật và vốn.
– CN của vùng hiện đang phát triển dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
– Do những hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vồn, nên cơ cấu CN của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỷ tới.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: dựa trên thế mạnh về nguyên liệu. Trong vùng đã có một số nhà máy xi măng lớn: Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An).
+ Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (sử dụng quặng sắt Thạch Khê) đã được kí kết xây dựng vào tháng 5/2007.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: với việc khai thác sắt (Hà Tĩnh), thiếc (Nghệ An), crômít (Thanh Hóa)…
- Cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát triển CN của vùng. Việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv.
+ Cơ sở năng lượng của vùng còn yếu nên được giải quyết theo hướng đưa điện từ Hòa Bình vào bằng đường dây 500 KV, xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ (Sông Cả, Nghệ An, 320 MW), thuỷ điện Cửa Đạt (97 MW, sông Chu, Thanh Hoá), Rào Quán (64 MW, sông Rào Quán, Quảng Trị).
+ Các ngành chế biến nông – lâm –thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển nhiều nơi.
*Các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa
Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế là các trung tâm công nghiệp lớn của vùng với các hướng chuyên môn hóa khác nhau. Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền trung sẽ có lợi thế trong phát triển.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây?
A. Trên 120 nghìn tỉ đồng.
B. Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Hướng dẫn giải
Xem kí hiệu về quy mô các trung tâm công nghiệp + kết hợp quan sát kích thước bốn trung tâm công nghiệp đã cho (Atlat Địa lí Việt Nam trang 27) ⇒ xác định được các trung tâm công nghiệp: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức dưới 99 nghìn tỉ đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Phương hướng phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là:
A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng.
B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.
C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng.
D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông.
Hướng dẫn giải
Để phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ, phương hướng hợp lí nhất là đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải) và phát huy thế mạnh cơ sở năng lượng của vùng ⇒ từ đó sẽ thúc đấy sự giao lưu kinh tế của với các vùng trong nước, tạo sức hút với các nhà đầu tư, đưa công nghiệp của vùng phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hoạt động công nghiệp của Bắc Trung Bộ?
1) Có nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng và kĩ thuật.
2) Cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình. 3) Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.
4) Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
- Hạn chế trong phát triển công nghiệp của BTB là:
+ Điều kiện kĩ thuật lạc hậu.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế ⇒ cơ sở hạ
⇒ Nhận xét 1 đúng
- Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.tầng hạn chế.
⇒ Nhận xét 3 đúng
- Công nghiệp của vùng chưa thật định hình, mới hình thành những trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa
⇒ Nhận xét 2 đúng
- Nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc chưa được khai thác triệt để
⇒ Nhận xét 4: Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn chưa đúng.
⇒ Có 3 nhận xét đúng: 1,2, 3.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Công nghiệp Bắc Trung Bộ phát triển không phải dựa chủ yếu vào
A. một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.
B. nguồn nguyên liệu của nông – lâm – thủy sản.
C. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
D. nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Hướng dẫn giải
Điều kiện phát triển của công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là:
- Tiềm năng khoáng sản tương đối phong phú ( kim loại, crôm, thiếc..)
- Nhiều nguồn nguyên liệu của ngành nông - lâm - thuỷ sản.
- Lao động dồi dào và tương đối rẻ.
⇒ Loại đáp án A, B, C
- Công nghiệp của vùng còn phát triển kém, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khả năng thu hút đầu tư hạn chế
⇒ Nhận xét: công nghiệp phát triển dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài là không chính xác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa là gì?
A. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu, chế biến nông sản.
B. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt may, cơ khí, luyện kim đen.
C. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, chế biến nông sản.
D. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản,khai thác chế biến lâm sản, sản xuất giấy và xenlulô
Hướng dẫn giải
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Thanh Hóa.
⇒ Gồm 5 ngành: Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản,khai thác chế biến lâm sản, sản xuất giấy và xenlulô
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây?
A. Trên 120 nghìn tỉ đồng.
B. Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Hướng dẫn giải
B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)
⇒ có 4 cấp độ
B2. Căn cứ vào Atlat trang 27, xác định được: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm công nghiệp nhỏ ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Hạn chế lớn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Thiếu nguyên liệu
B. Xa thị trường
C. Thiếu lao động
D. Thiếu kĩ thuật và vốn
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 8: Điều kiện nào dưới đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ là
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ
B. Có của ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước
C. Giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường
D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là
A. 6,8%
B. 7,8%
C. 8,8%
D. 9,8%
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là 6,8% (biểu đồ cột bên trái phía dưới).
Câu 10: Nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Cửa Đạt.
B. An Vương.
C. Hòa Bình.
D. Nậm Mu.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết Bắc Trung Bộ không có trung tâm công nào sau đây?
A. Thanh Hóa.
B. Bỉm Sơn.
C. Đà Nẵng.
D. Huế.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ lần lượt là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Các trung tâm công nghiệp này đều có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 12: Căn cứ vào Âtlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây?
A. Trên 120 nghìn tỉ đồng.
B. Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung), có 4 cấp độ.
B2. Căn cứ vào Atlat trang 27, xác định được: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế là các TTCN nhỏ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất).
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là:
A. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh và Huế.
B. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng.
C. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
D. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Đồng Hới, Huế.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Căn cứ vào Âtlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Tất cả các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ đều cò quy mô nhỏ với giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Cầu Treo?
A. Quốc lộ 7
B. Quốc lộ 8
C. Quốc lộ 9
D. Quốc lộ 15
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí TTCN Vinh và cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ta thấy quốc lộ 8 là quốc lộ nối liền TTCN Vinh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Huế là gì?
A. vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may.
B. chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu.
C. vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí.
D. cơ khí, dệt - may, chế biến nông sản.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Huế.
Ta thấy, trung tâm công nghiệp Huế gồm 3 ngành, đó là: dệt - may, cơ khí và chế biến nông sản.
Câu 16: Tỉnh/thành phố nào dưới đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Thừa Thiên - Huế. B. Nghệ An. C. Quảng Trị. D. Hà Tĩnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 17: Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do
A. thiếu tài nguyên thiên nhiên. B. nhiều thiên tai.
C. cơ sở hạ tầng yếu kém. D. hậu quả của chiến tranh kéo dài.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 18: Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của Bắc Trung Bộ hiện nay là
A. khai khoáng và chế biến lương thực thực phẩm.
B. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
C. sản xuất vật liệu xây dựng và luyện kim.
D. cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 19: Ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là :
A. Khai thác các mỏ khoáng sản.
B. Xây dựng hệ thống cảng sâu và sân bay.
C. Phát triển các cơ sở năng lượng.
D. Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, điện - điện tử.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 20: Dựa vào Atlat trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây ?
A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.
C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.
D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 21: Ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Vật liệu xây dựng. B. Cơ khí - điện tử. C. Chế biến lâm sản. D. Năng lượng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 22: Để phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là
A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản.
B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.
D. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 23: Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?
A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.
B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.
C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.
D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 24: Ba nhà máy xi măng lớn hoạt động dựa trên nguồn đá vôi dồi dào của vùng Bắc Trung Bộ là :
A. Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Phúc Sơn. B. Bỉm Sơn, Phúc Sơn và Nghi Sơn.
C. Bỉm Sơn, Nghi Sơn và Hoàng Mai. D. Nghi Sơn, Bỉm Sơn và Phúc Sơn.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 25: Hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng ở các tỉnh Duyên hải miền Trung có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì :
A. Là vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản, lâm sản.
B. Cơ sở năng lượng của vùng còn hạn chế.
C. Kết cấu hạ tầng bị tàn phá nặng nề do chiến tranh và thiên tai.
D. Tất cả các ý trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 26: Khoáng sản có giá trị kinh tế ở Bắc Trung Bộ là :
A. Sắt, đá vôi, đá quý, sét xi măng, than.
B. Sắt, đồng, crômit, bôxit, đá vôi, đá quý.
C. Sắt, titan, đá vôi, đá quý, sét xi măng, chì - kẽm.
D. Crômit, sắt, thiếc, titan, đá vôi, đá quý, sét xi măng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 27: Bắc Trung Bộ gồm có các trung tâm công nghiệp
A. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế. B. Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng.
C. Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Bỉm Sơn, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 28: Thành phố và là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Bắc Trung Bộ là :
A. Thành phố Thanh Hóa. B. Thành phố Thanh Hóa - Bỉm Sơn.
C. Thành phố Vinh. D. Thành phố Huế.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 29: Sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ chưa phát triển trước hết là do :
A. Vị trí địa lí không thuận lợi.
B. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, cơ sở năng lượng chưa phát triển.
C. Khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên hạn chế.
D. Thiếu lao động kĩ thuật và thị trường tiêu thụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 30: Các nhà máy thủy điện đang được xây dựng ở Bắc Trung Bộ gồm có
A. Cửa Đạt, Bản Vẽ.
B. Bản Vẽ, Rào Quán.
C. Cửa Đạt, Bản Vẽ, Sơn La.
D. Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Hình thành cơ cấu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !