Lý thuyết và bài tập chuyên đề nước cứng môn Hóa học 12 năm 2021

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Chất/Ion lưỡng tính

- Chất/Ion lưỡng tính là những chất/ion vừa có khả năng nhường vừa có khả năng nhận proton ( H+)

- Chất/ ion lưỡng tính vừa tác dụng được với dung dịch axit ( như HCl, H2SO4 loãng…), vừa tác dụng được với dung dịch bazơ ( như NaOH, KOH, Ba(OH)2…)

Lưu ý: Chất vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ nhưng chưa chắc đã phải chất lưỡng tính như: Al, Zn, Sn, Pb, Be

2. Các chất lưỡng tính thường gặp.

- Oxit như: Al2O3, ZnO, BeO, SnO, PbO, Cr2O3.

- Hidroxit như:  Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3

- Muối chứa ion lưỡng tính như: Muối HCO3-, HSO3-, HS-, H2PO4-

- Muối amoni của axit yếu như: (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, (NH4)2S, CH3COONH4

3. Các phản ứng của các chất lưỡng với dd HCl, NaOH

- Giả sử: X ( là Al, Cr), Y là ( Zn, Be, Sn, Pb)

a. Oxit:

* Tác dụng với HCl

  X2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

  YO + 2HCl → YCl2 + H2O

* Tác dụng với NaOH

  X2O3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O

  YO + 2NaOH → Na2YO2 + H2O

b. Hidroxit lưỡng tính

* Tác dụng với HCl

  X(OH)3 + 3HCl →XCl3 + 3H2O

  Y(OH)2 + 2HCl → YCl2 + 2H2O

* Tác dụng với NaOH

  X(OH)3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O

  Y(OH)2 + 2NaOH →  Na­2YO2 + 2H2O

c. Muối chứa ion lưỡng tính

* Tác dụng với HCl

  HCO3- + H+ →  H2O + CO2

  HSO3- + H+ →  H2O + SO2

  HS- + H+ →  H2S

* Tác dụng với NaOH

  HCO3- + OH- →  CO32- + H2O

  HSO3- + OH- →  SO32- + H2O

  HS- + OH- →  S2- + H2O

d. Muối của NH4+ với axit yếu

* Tác dụng với HCl

  (NH4)2RO3 + 2HCl →  2NH4Cl + H2O + RO2  ( với R là C, S)

  (NH)2S + 2HCl →  2NH4Cl + H2S

* Tác dụng với NaOH

  NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Lưu ý: Kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb không phải chất lưỡng tính nhưng cũng tác đụng được với cả axit và dung dịch bazơ

  M + nHCl →  MCln + H2  ( M là kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb; n là hóa trị của M)

  M + (4 - n)NaOH + (n – 2) H2O →  Na4-nMO2 + H2

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2,...

B. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+, Mg2+

C. Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca2+, Mg2+.

D. Nước khoáng đều là nước cứng.

Hướng dẫn:

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.

Nếu nước có chứa Ca2+, Mg2+ nhưng dưới mức tới hạn thì không gọi là nước cứng.

Bài 2: Trong thể tích nước cứng có chứa 6.105- mol CaSO4 cần số gam Na2CO3 đủ làm mềm thể tích nước đó là:

A. 7,20 mg

B. 6,82 mg

C. 7,00 mg

D. 6,36 mg

Hướng dẫn:

Phản ứng: Na2CO3 + CaSO4 → CaCO3 + Na2SO4

Số mol Na2SO4 = số mol CaSO4 = 6.10-5 (mol)

Khối lượng Na2CO3 cần dùng là:

106 . 6.10-5 gam = 636.10-5 (gam) = 6,36 (mg)

Bài 3: Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước trong cốc:

A. có tính cứng toàn phần        

B. có tính cứng vĩnh cửu

C. là nước mềm        

D. có tính cứng tạm thời.

Hướng dẫn:

- Phản ứng khi đun sôi:

Mg2+ + 2HCO3- → MgCO+ CO2 + H2O

Ca2+ + 2HCO3- → CaCO3 + CO2 + H2O

- Nhận xét: 2. nCa2+,Mg2+ 2.(0,02 + 0,04) = 0,12 > nHCO3-

Nên sau khi đun nóng HCO3- đã chuyển hết thành kết tủa và CO2. Trong dung dịch còn Cl-,SO42- (Mg2+, Ca2+) dư nên nước còn lại trong cốc có tính cứng toàn phần.

Bài 4: Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là:

A. 150 ml

B. 300 ml

C. 200 ml

D. 250 ml

Hướng dẫn:

Các phương trình ion rút gọn:

Mg2+ + CO32- → MgCO3    (1)

Ca2+  + CO32- → CaCO3   (2)

Ba2+  + CO32- → BaCO3   (3)

Gọi x, y và z là số mol Mg2+, Ca2+ và Ba2+ trong dung dịch A. Dung dịch trung hòa điện nên:

2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 → x + y + z = 0,15

Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO32- = x + y + z = 0,15 = nK2CO3

⇒ Vdd K2CO3 = 0,15/1 = 0,15 (lit)=150 (ml)

C. LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.                           

B. 4.                           

C. 2.                           

D. 5.

Câu 2. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.       

B. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.      

D. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 3. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 4. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.      

B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.

C. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.                      

D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Câu 5. Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 1.                           

B. 2.                           

C. 4.                           

D. 3.

Câu 6. Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 5.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 7. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5.                           

B. 4.                           

C. 3.                           

D. 2

Câu 8. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3 và Na3PO4        

B. Na2SO4 và Na3PO4.

C. HCl và Na2CO3.        

D. HCl và Ca(OH)2.

Câu 9. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sối cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc:

A. Có tính cứng hoàn toàn

B. Có tính cứng vĩnh cửu

C. Là nước mềm

D. Có tính cứng tạm thời

Câu 10. Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là:

A. Nước mềm

B. Nước cứng tạm thời

C. Nước cứng vĩnh cửu

D. Nước cứng toàn phần

Câu 11. Có các chất sau : NaCl, Ca(OH)2 ,Na2CO3, HCl . Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời :

A. NaCl và Ca(OH)2

B. Ca(OH)2 và Na2CO3

C. Na2CO3 và HCl

D. NaCl và HCl

Câu 12. Có các chất sau:

(1) NaCl         (2) Ca(OH)2         (3) Na2CO3

(4) HCl         (5) K3PO4

Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

A. 1, 3, 5

B. 2, 3, 4

C. 2, 3, 5

D. 3, 4, 5

Câu 13. Trong một bình nước có chứa 0,01 mol \(Na^+;0,02molCa^{2+};0,005molMg^{2+};0,05molHCO_3^-\) và 0,01 mol \(Cl^-\). Đun sôi nước trong bình cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nước thu được còn lại trong bình là :

A. nước cứng có tính cứng tạm thời

B. nước cứng có tính cứng vĩnh cửu

C. nước cứng có tính cứng toàn phần

D. nước mềm

Câu 14. Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cừng này có hòa tàn hợp chất nào dưới đây ?

A. \(Ca\left(HCO_3\right)_2;MgCl_2\)

B. \(Ca\left(HCO_3\right)_2;Mg\left(HCO_3\right)_2\)

C. \(Mg\left(HCO_3\right)_2;CaCl_2\)

D. \(MgCl_2;CaSO_4\)

Câu 15. Hai chất được dùng để làm mềm nước vĩnh cửu là :

A. \(Na_2CO_3;Na_3PO_4\)

B. \(Na_2CO_3;Ca\left(OH\right)_2\)

C. \(NaCl;Ca\left(OH\right)_2\)

D. \(Na_2CO_3;HCl\)

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập chuyên đề nước cứng môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?