I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. So sánh định tính
- Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.
- Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.
HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).
H3PO4 < H2SO4 < HClO4
- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:
+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:
HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)
+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:
HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
- Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)
+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.
+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen...) sẽ làm tăng tính axit.
* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:
+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:
CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH
+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:
Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH
+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:
CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH
- Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.
- Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).
2. So sánh định lượng
- Với axit HX trong nước có cân bằng:
HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA
- KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Cho các chất sau C2H5OH(1), CH3COOH(2), COOH(3), C6H5OH(4), p-CH3-C6H4OH (5), C6H5-CH2OH(6). Sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các chất trên là:
A. (3), (6), (5), (4), (2), (1).
B. (1), (5), (6), (4), (2), (3).
C. (1), (6), (5), (4), (3), (2).
D. (1), (6), (5), (4), (2), (3).
Hướng dẫn:
Ta chia ra 3 nhóm:
Nhóm a (ancol):1,6
Nhóm b (phenol); 4,5
Nhóm c (axit ): 2,3
Theo thứ tự ưu tiên thì tính axit của nhóm a < nhóm b < nhóm c
So sánh gốc của từng nhóm:
Nhóm a : (1) có gốc –C2H5 (hidro cacbon no) đẩy e (6) có gốc C6H5-CH2 (có vòng benzen không no) → hút e
Do đó : (6) có hidro linh động hơn (1) hay tính axit của (1) < (6)
Nhóm b: 4,5 đều có vòng benzen hút e nhưng do ở 5 có thêm gốc CH3 là gốc đẩy e nên lực hút của 5< 4
Nhóm c: (2) có gốc –CH3 là gốc đẩy (3) có gốc - CH2=CH là gốc hút e → tính axit 3>2
Tóm lại ta có tính axit của : 1<6<5<4<2
Câu 2: So sánh tính axit của các axit halogenhidric(HF,HCl,HBr,HI)?
Hướng dẫn:
Tính axit: HI > HBr> HCl > HF
do bán kính nguyên tử của I > Br > Cl > F (theo một nhóm bán kính nguyên tử tăng dần)
=> độ phân ly H+ của HI > HBr > HCl > HF (Độ phân li của H+ quyết định tính axit của một chất, phân li càng mạnh tính axit càng lớn).
Câu 3: Tính axit của HCl, H2S, H2CO3 được xếp theo chiều giảm dần:
A. HCl > H2CO3 > H2S
B. H2S >HCl > H2CO3
C. H2CO3 > H2S >HCl
D. HCl > H2S > H2CO3
Hướng dẫn:
Chọn D
Tính axit theo chiều giảm dần HCl > H2S > H2CO3
III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđro
B. Sắt (III) clorua và khí hiđro
C. Sắt (II) sunfua và khí hiđro
D. Sắt (II) clorua và nước
Câu 2. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu:
A. Vàng đậm
B. Đỏ
C. Xanh lam
D. Da cam
Câu 3. Oxit tác dụng với axit clohiđric là:
A. SO2
B. CO2
C. CuO
D. CO
Câu 4. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Không màu
D. Màu tím
Câu 5. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc
B. Rót từ từ nước vào axit đặc
C. Rót nhanh axit đặc và nước
D. Rót từ từ axit đặc vào nước
Câu 6. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:
A. CO2
B. SO2
C. SO3
D. H2S
Câu 7. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan
B. Màu trắng của đường mất dẫn, không sủi bọt
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra
Câu 8. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí
C. Không sủi bọT khí, đá vôi tan dần
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần
Câu 9. Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO4; KCl
B. HCl; Na2SO4
C. H2SO4; BaCl2
D. AgNO3; HCl
Câu 10. Dãy các chất thuộc loại axit là:
A. HCl; H2SO4; Na2S; H2S
B. Na2SO4; H2SO4; HNO3; H2S
C. HCl; H2SO4; HNO3; Na2S
D. HCl; H2SO4; HNO3; H2S
Câu 11. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:
A. Al; Cu; Zn; Fe
B. Al; Fe; Mg; Ag
C. Al; Fe; Mg; Cu
D. Al; Fe; Mg; Zn
Câu 12. Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử.
A. NaNO3
B. KCl
C. MgCl2
D. BaCl2
Câu 13. Để nhận biết gốc sunfat (=SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
A. BaCl2
B. NaCl
C. CaCl2
D. MgCl2
Câu 14. Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:
A. Sắt (II) clorua
B. Sắt clorua
C. Sắt (III) clorua
D. Sắt (II) clorua và Sắt (III) clorua
Câu 15. Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới:
A. 3%
B. 2%
C. 4%
D. 5%
Câu 16. Đinh sắt không bị ăn mòn khi để trong :
A. Không khí khô, đậy kín
B. Nước có hoàn tan khí oxi
C. Dung dịch muối ăn
D. Dung dịch đồng (II) sunfat
Câu 17. Cho Magie tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau:
Mg + H2SO4đ, nóng → MgSO4 + SO2 + H2O
Tổng hệ số trong phương trình hóa học là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 18. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
A. Cu → SO2 → SO3 → H2SO4
B. Fe → SO2 → SO3 → H2SO4
C. FeO →SO2 → SO3 → H2SO4
D. FeS2 →SO2 → SO3 → H2SO4
Câu 19. Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric:
A. NaOH; BaCl2
B. NaOH; BaCO3
C. NaOH; Ba(NO3)2
D. NaOH; BaSO4
Câu 20. Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:
A. Quì tím, dung dịch NaCl
B. Quì tím, dung dịch NaNO3
C. Quì tím, dung dịch Na2SO4
D. Quì tím, dung dịch BaCl2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1A | 2C | 3C | 4B | 5D | 6B | 7C | 8D | 9D | 10D |
11D | 12D | 13A | 14C | 15C | 16A | 17B | 18D | 19B | 20D |
21D | 22D | 23C | 24C | 25D | 26B | 27B | 28A | 29A | 30B |
Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập so sánh lực mạnh axit giữa các axit với nhau môn Hóa học 11 năm 2021, nội dung đầy đủ chi tiết ở xem online hoặc tải về. Ngoài ra để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi
Chúc các em học sinh lớp 9 học tập thật tốt, đạt kết quả thật cao trong các kỳ thi!