I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Axit là một hợp chất hóa học mà trong thành phần phân tử của các chất đó đều có chứa 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit
Ví dụ: HCl, HNO3, H2SO4,…
2. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc: Axit được chia thành 2 loại
+ Axit vô cơ: Axit có trong các hợp chất vô cơ.
Ví dụ: HCl, HBr,…
+ Axit hữu cơ: Axit có trong các hợp chất hữu cơ (còn được gọi là axit cacboxylic)
Ví dụ: HCOOH axit fomic, CH3COOH axit axetic,…
- Dựa vào gốc axit: Axit được chia thành 2 loại
+ Axit có oxi.
ví dụ: HNO3, H2SO4, H3PO4,…
+ Axit không có oxi.
ví dụ HCl, H2S, HF,…
- Dựa vào khả năng tạo muối: Axit được chia thành 2 loại
+ Axit: chỉ tạo ra một muối duy nhất. Ví dụ HCl, HNO3,…
+ Axit đa axit: Có khả năng tạo ra nhiều muối khác nhau.
Ví dụ: H2SO4 là axit 2 lần axit vì tạo ra 2 muối khác nhau muối hidrosunfat và muối sunfat trung hòa.
H3PO4 là axit ba lần axit vì tạo ra 3 muối khác nhau muối đihidrophotphat, muối hidrophotphat và muối photphattrung hòa.
* Lưu ý: Có thể phân loại axit theo từng nấc. Đa axit là axit có khả năng phân li theo từng nấc
Ví dụ: H2S phân li thành 2 nấc
H2S ⇌ H+ + HS- (nấc 1)
HS- ⇌ H+ + S2- (nấc 2)
- Dựa vào độ điện li: Axit được chia thành 2 loại
+ Axit mạnh: Axit phân li gần như hoàn toàn khi tan trong nước. Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4,…
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
+ Axit yếu: Axit chỉ phân li một phần khi hòa tan trong nước. Ví dụ: HF, H2SO3, H2CO3,…
HF ⇌ H+ + F-
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M?
A. 100 ml.
B. 50 ml.
C. 40 ml.
D. 20 ml.
Hướng dẫn giải
Phản ứng: NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
→ NaOH và NaHCO3 phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1.
Ta có: CNaOH.VNaOH = CNaHCO3.VNaHCO3 → VNaOH = 20 ml
Bài 2: Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa :0,40 mol K ; 0,20 mol AL : 0,2 mol SO và a mol Cl.
Ba muối X, Y, Z là
A. KCl, K2SO4, AlCl3.
B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.
C. KCl,AlCl3,Al2(SO4)3.
D. K2SO4, AlCl3,Al2(SO4)3.
Hướng dẫn giải
Bảo toàn điện tích → a = 0,6
Xét đáp án:
Đáp án A: SO42- chỉ ở K2SO4 → K+ ở K2SO4 là 0,4 mol (đủ)
→ không có KCl → loại
Đáp án B: Cl- chỉ có ở KCl → K+ ở KCl là 0,6 mol (dư) → loại
Đáp án C: 0,4 mol KCl; 0,2/3 mol AlCl3; 0,2/3 mol Al2(SO4)3
→ Chọn đáp án C
Đáp án D: Cl- chỉ ở AlCl3 → Al3+ là 0,2 mol (đủ) → không có Al2(SO4)3 → loại
Bài 3: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là
A. 7,30%
B. 5,84%
C. 5,00%
D. 3,65%
Hướng dẫn giải
Đặt số mol HCl và H2SO4 lần lượt là x và y
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ta có: nH+ = nOH- → x + 2y = 0,2
nBaSO4 = 0,05 mol, nBa(OH)2 = 0,06 mol
→ Ba2+ dư sau phản ứng, SO42- đã kết tủa hết
→ y = nBaSO4 → x = 0,1 mol
CHCl = 0,1.36.5 / 100 = 3,56%
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. Ba(OH)2. D. HClO4.
Câu 4: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 6: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. C. [H+] > [NO3-].
B. [H+] < [NO3-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 7: Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 8: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 9: Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2CO3, H2SO3, H3PO4,HNO3.
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 10: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 12: Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 13: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Al. C. Zn(OH)2. D. CuSO4.
Câu 14: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Cr(OH)2.
Câu 15: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. (NH4)2CO3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3.
Câu 16: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. H2SO4. C. AlCl3. D. NaHCO3.
Câu 17: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Fe(OH)2. B. Al(OH)3, Cr(OH)2.
C. Zn(OH)2, Al(OH)3. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 18: Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 20: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.
Trên đây là trích đoạn nội dung Chuyên đề ôn tập khái niệm về axit và phân loại axit môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tập tốt !