Phương pháp giải 1 số bài toán thường gặp về Cân bằng của điện tích môn Vật Lý 11

PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1 SỐ BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP VỀ CÂN BẰNG CỦA ĐIỆN TÍCH

MÔN: VẬT LÝ 11

I. PHƯƠNG PHÁP

Dạng toán: Điện tích cân bằng.

1. Hai điện tích cân bằng:

Hai điện tích \({q_1};{q_2}\) đặt tại hai điểm A và B, hãy xác định điểm C đặt điện tích qđể  qo cân bằng:

-  Điều kiện cân bằng của điện tích qo:

    \(\begin{array}{l} {{\vec F}_o} = {{\vec F}_{10}} + {{\vec F}_{20}} = \vec 0\\ \Leftrightarrow {{\vec F}_{10}} = - {{\vec F}_{20}}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {{\vec F}_{10}} \uparrow \downarrow {{\vec F}_{20}}\,\,\,\,(1)\\ {F_{10}} = {F_{20}}\,\,\,\,\,\,(2) \end{array} \right. \end{array}\)

         +  Trường hợp 1:  \({q_1};{q_2}\) cùng dấu:

Từ (1) ⇒ C thuộc đoạn thẳng AB:    AC + BC = AB (*)

       Ta có:  \(\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}}\)

  +  Trường hợp 2: \({q_1};{q_2}\) trái dấu:

Từ (1) ⇒ C thuộc đường thẳng AB:  \(\left| {AC - BC} \right| = AB\)  (* ’)

Ta cũng vẫn  có: \(\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}}\)

-  Từ (2)  \(\Rightarrow \left| {{q_2}} \right|.A{C^2} - \left| {{q_1}} \right|.B{C^2} = 0\)  (**)

-  Giải hệ hai pt (*) và (**) hoặc (* ’) và (**) để tìm AC và BC.

* Nhận xét:

- Biểu thức (**) không chứa  nên vị trí của điểm C cần xác định không phụ thuộc vào dấu và độ lớn của .

-Vị trí cân bằng nếu hai điện tích trái dấu thì điểm cân bằng nằm ngoài đoạn AB về phía điện tích có độ lớn nhỏ hơn.còn  nếu hai điện tích cùng dấu thì nằm giữa đoạn nối hai điện tích.

2. Ba điện tích cân bằng:

- Điều kiện cân bằng của q0 khi chịu tác dụng bởi q1, q2, q3:

            + Gọi \({\vec F_0}\)  là tổng hợp lực do q1, q2, q3 tác dụng lên q0:

\({\vec F_0} = {\vec F_{10}} + {\vec F_{20}} + {\vec F_{30}} = \vec 0\)

+ Do q0 cân bằng: \({\vec F_0} = \vec 0\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left. \begin{array}{l} {{\vec F}_{10}} + {{\vec F}_{20}} + {{\vec F}_{30}} = \vec 0\\ \vec F = {{\vec F}_{10}} + {{\vec F}_{20}} \end{array} \right\} \Rightarrow \vec F + {{\vec F}_{30}} = \vec 0\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \vec F \uparrow \downarrow {{\vec F}_{30}}\\ F = {F_{30}} \end{array} \right. \end{array}\)

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Hai điện tích \({q_1} = {2.10^{ - 8}}C;{q_2} = - {8.10^{ - 8}}C\) đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích q0 đặt tại C. Hỏi:

a/ C ở đâu để  cân bằng?

b/ Dấu và độ lớn của q0 để  \({q_1};{q_2}\) cũng cân bằng?

ĐS:

a/ CA = 8cm; CB = 16cm;

b/ \({q_o} = - {8.10^{ - 8}}C\).

Bài 2. Hai điện tích \({q_1} = - {2.10^{ - 8}}C;{q_2} = - 1,{8.10^{ - 7}}C\) đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích qđặt tại C. Hỏi:

a/ C ở đâu để q3 cân bằng?

b*/ Dấu và độ lớn của q3 để \({q_1};{q_2}\) cũng cân bằng?

ĐS:

a/ CA = 4cm; CB = 12cm;

b/  \({q_3} = 4,{5.10^{ - 8}}C\).

Bài 3*. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q và khối lượng m = 10g được treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài \(l = 30cm\)  vào cùng một điểm O. Giữ quả cầu 1 cố định theo phương thẳng đứng, dây treo quả cầu 2 sẽ bị lệch góc \(\alpha = {60^o}\) so với phương thẳng đứng. Cho \(g = 10m/{s^2}\) . Tìm q?

ĐS:   \(q = l\sqrt {\frac{{mg}}{k}} = {10^{ - 6}}C\)

...

---Để xem tiếp nội dung Phương pháp giải 1 số bài toán thường gặp về Cân bằng của điện tích môn Vật Lý 11, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải 1 số bài toán thường gặp về Cân bằng của điện tích môn Vật Lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?