Nội dung ôn tập phần Hóa hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2019-2020

NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN HÓA HỮU CƠ MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019-2020

 

1. Nhận xét nào đúng : Khi so với các chất vô cơ,các chất hữu cơ thường có :

A.Độ tan trong nước lớn hơn                                      

B.Độ bền nhiệt cao hơn.

C.Khả năng tham gia phản ứng hóa học với tốc độ nhanh hơn.                              

D.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn

2. Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ?

 A.Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion           B.Dung dịch có tính dẫn điện tốt.

 C.Có nhiệt độ thấp                                                        D.ít tan trong benzen

3. Kết luận nào phù hợp với thực nghiệm?

A. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...     

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.                                          

D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

4. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                                                      

2.  có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.                                            

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

 5. dễ bay hơi, khó cháy.  

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.  

Nhóm các ý đúng là:

A. 4, 5, 6.                    B. 1, 2, 3.                             C. 1, 3, 5.                     D. 2, 4, 6.

5. Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:

A.CO2,CaCO3             B.CH3Cl,C6H5OH               C.NaHCO3,KCN          D.CO,CaC2

6. Cho dãy chất : CH4,C6H6,C6H5OH,C2H5NH2.Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Các chất trong dãy đều  là hydrocacbon                  

C. Các chất trong dãy  đều  là hchc

B. Các chất trỏng dãy đều là dẫn xuất hydrocacbon  

D. Trong dãy có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng  đều là hợp chất của cacbon

7. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

8. Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau:

A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.                                          

B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.                                                

D. Tất cả đều đúng.

9. Mục đích của phép phân tích định tính là :

A. Xác định tỷ lệ khối lượng các nguyên tố trong hchc .                              B. Xác định CTPT hchc

C. Xác định các nguyên tố có mặt trong phân tử hchc.                                D. Xác định cấu trúc phân tử hchc

10. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hchc ” là mục đích của?

A.Phân tích định tính                                                    B.phân tích nguyên tố        

C. Phân tích định lượng                                                D.chuyên ngành hóa học hữu cơ

11. Trong các loại đồ uống sau : (1) nước muối ; (2) rượu; (3) bia ; (4) xô đa ; (5) nước khoáng ; (6) nước chanh; (7) nước đường .Hãy cho biết có bao nhiêu loại đồ uống khi trừ nước ra mà thành phần chính là các chất hữu cơ:     

A.3                                     B.6                                       C.4                                       D.5

12. Trong các hợp chất sau : CH4; CHCl3,C2H7N, HCN,CH3COONa,C12H22O11, Al4C3 có bao nhiêu hợp chất  là hợp chất hữu cơ :                                                                                                

A.5                                     B.7                                       C.6                                       D.4

13. Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, thấy thoát ra khí CO2 , hơi H2O và khí N2

 A.Chất X chắc chắn chức C,H,có thể có N                  B.X là hợp chất của 3 nguyên tố C,H,N

 C.X là hợp chất của 4 nguyên tố C,H,O,N                   D.Chất X chắc chắn chức C,H,N; có thể có hoặc không có O

14. Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là:

 A. 58,5% ; 4,1% ; 11,4% ; 26%.                                    B. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0%.

C. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2%.                                  D. 59,1 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0%.

15. Oxi hóa hoàn toàn 1,46g chất hữu cơ X, thu toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng H2SO4 đặc , bình 2 đựng KOH dư . Kết quả bình 1 tăng 3,3 g ; bình 2 tăng 3,6 g.%m của mỗi nguyên tố trong phân tử X là 

A.61,64%C;10,96%H;27,4%O                                     B. 61,64%C; 27,4%H;10,96%O

C.72,4%C;16,64%H;10,96%O                                      D.72,4%C;10,96%H;16,64%O

16. Để đốt cháy hoàn toàn 2,5g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lit O2(đktc).Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,7g. Tính %m của từng nguyên tố trong chất A .

17. Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A cần 6,72 lit O2( đkc) chỉ thu được CO2 và H2O . Toàn bộ CO2 và H2O được cho vào dd Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và dd sau phản ứng cho tác dụng với NaOH dư thu được 10 gam kết tủa nữa . Dung dịch sau phản ứng có khối lượng nhiều hơn dd Ca(OH)2 ban đàu là 8,6 gam . Xác định % khối lượng các nguyên tố trong A.

18. Đốt cháy hoàn toàn 4,45g hchc A cần dùng 4,2 lit O2 .Sản phẩm cháy gồm có 3,15g H2O và 3,92 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 .Tính %m mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp

19. Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ X, cho sản phẩm đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH dư. Thấy bình đựng CaCl2 tăng thêm 0,194 gam còn bình đựng KOH tăng thêm 0,8 gam.Mặt khác đốt 0,186 g chất hữu cơ đó thu được 224ml N2(đktc). Tính thành phần %m mỗi nguyên tố có trong hchc A.

20. Oxi hoá hoàn toàn 0,135 g HCHC A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa KOH, thì thấy khối lượng bình 1 tăng lên 0,117 g, bình 2 tăng thêm 0,396 g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 1,35 g hợp chất A với CuO thì thu được 112 ml (đktc) khí nitơ. Tính %m của các nguyên tố trong phân tử chất A.

21. Đốt cháy 0,45g chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nươc vôi trong dư thì có 112cm3 N2(đktc) thoát ra khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2 gam kết tủa trắng. Tính %m mỗi nguyên tố trong  A

22. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hchc chứa C,H,Cl sinh ra 0,44g CO2 và 0,18g H2O.Mặt khác khi phân tích cùng lượng chất đó có mặt của AgNO3 thu được 2,87g AgCl.Tính %m các nguyên tố trong hchc

THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. CTĐGN là công thức

A. biểu thị tỷ lệ số nguyên tử của các nguyên tử có trong phân tử

B. biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử

C. biểu thị thứ tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. Cho biết phân tử khối của phân tử hợp chất hữu cơ đó.

2. Chất nào sau đây có CTĐGN khác với CTĐGN của các chất còn lại?

A. C2H2                       B. C6H6                                C. C4H4                         D. C5H12

3. Trong các câu sau đây câu nào không đúng?

A. CT ĐGN cho biết tỷ lệ số nguyên tử của các nguyên tử có trong phân tử.         

B. CTPT trùng với CTĐGN

C. Từ CTPT có thể biết được số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử

D. Để xác định CTPT hchc nhất thiết phải qua CTĐGN

4. Hợp chất hữu cơ A có CTĐGN là CH2O. Thể tích hơi của 0,3 gam A bằng thể tích của 0,16 gam oxi (ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). CTPT của A là

A.C2H4O2                    B.C3H6O3                             C.C3H6O                       D.C3H4O

5. Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. CTĐGN của Z là:                

A. C3H6O                    B. C2H4O                             C. C5H9O                      D. C4H8O2

6. Một hợp chất hữu cơ X chứa C,H,O có %C=40; %H=6,67;%O=53,33.CT ĐGN của X là :

A.CH2O                   B.C2H6O                                 C.CH3O                               D.C3H6O

7. Phân tích 1,7g chất hữu cơ M thì thu được 5,5g CO2 và 1,8g H2O. Công thức đơn giản của M là:

A. C3H8                       B. C4H8                                C. C5H8                         D. C5H10

8. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng chất hữu cơ X cần 6,4gam O2 và tạo thành 8,8g CO2 và 3,6g H2O. CT ĐGN của X là :                       

A.CHO                     B.CH2O                                  C.C2H6O2                            D.CH3O

9. Đốt cháy hoàn toàn a gam hợp chất hữu cơ X chứa (C,H,O) phải dùng vừa hết 0,15 mol O2(đktc) thu được  2,24 lit CO2(đktc), 2,7g H2O. CTPT của X là :

A.CH4O                      B.C2H6O                              C.C3H8O                       D.C4H10O

10. Dẫn toàn bộ sản phẩm đốt cháy hoàn toàn 1,48g chất hữu cơ X lần lượt vào bình I chứa H2SO4 đặc và bình II chứa KOH đặc thì thấy khối lượng bình I tăng 3,52g và bình (II) tăng 1,8g.CTPT  X là :

A.C3H6O2                    B.C5H12                                C.C3H8O                       D.C4H10O

11. Chất hữu cơ A có % khối lượng các nguyên tố C,H,O lần lượt là 31,58%; 5,26%;63,16%.Tỷ khối hơi của A so với CO2 là 1,7273. CTPT A là :

A.C4H10O                    B.C2H6O3                             C.C2H4O3                      D.C3H8O2

12. Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là:

A. C6H14O2N.             B. C6H6ON2.                        C. C6H12ON.                D. C6H5O2N

13. Phân tích định lượng 2 hchc A,B thu được cùng kết quả : mC:mH:mO= 3:0,5:4. Biết d A/kk = 3,1. Và d B/A= 3. CTPT của A và B lần lượt là :

 A.CH2O và C3H6O2         B.C3H6O3, CH2O                 C.C2H4O, C2H6O2      D.C2H2O4 ,CH2O

14. Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro,7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong CTPT của X chỉ có 1 nguyên tử S, vậy CTPT của X

A. CH4NS.                        B. C2H2N2S.                         C. C2H6NS.                  D. CH4N2S.

15. Đốt cháy hoàn toàn 5,8g hợp chất hữu cơ X cho 2,65g Na2CO3; 2,25g H2 O và 12,1g CO2.Biết X chỉ chứa 1 nguyên tử oxi .CTPT X là      

 A.C6H5ONa                      B.C2H5ONa                         C.C6H4ONa2                 D.C7H5O2Na

16. Đốt cháy 0,45 gam hợp chất hchc A thu được 0,88g CO2,0,63g H2O và 112cm3 N2.Thể tích hơi của 0,225g A  bằng thể tích của 0,16g O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất .CTPT của A là :

 A.C2H7N                          B.C2H5O2N                          C.C2H5N                       D.C3H7O2N

17. Đốt cháy hoàn toàn 2,2gam hchc A thu được 4,4g CO2 và 1,8g H2O. Khi làm bay hơi 1,1g chất A thì thể tích hơi thu được bằng thể tích của 0,4g O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.CTPT của A là

 A.C4H8O2                         B.C5H12O                             C.C3H4O3                            D.C2H2O4

18. Chất hữu cơ A chứa 7,86%H, 15,73%N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225g A thu được CO2 , hơi nước và khí N2 có VCO2=1,68lit (đktc).CTPT của A ( biết MA<100)

A.C6H14O2N                      B.C3H7O2N                          C.C3H7O                             D.C3H7ON2

19. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hydrocacbon X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 19,35g so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 .CTPT của X:                                      

A.C3H4                              B.C2H6                                 C.C3H6                                 D.C3H8

20. Đốt cháy hoàn toàn a mol hchc X(CxHyOz , x>2) cần 4a mol O2 thu được CO2 và H2O với nCO2=nH2O.CTPT của X là :

A.C3H6O                          B.C4H8O2                             C.C3H6O3                            D.C5H10O2

21. Đốt cháy hoàn toàn một hydrocacbon X.Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào 200ml dd Ca(OH)2 1M thấy có 10gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dd Ca(OH)2 tăng 16,8g.Lọc bỏ kết tủa cho nước lọc tác dụng với dd Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa ,tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7g.CTPT của X là :

 A.C3H8                             B.C3H6                                 C.C3H4                                D.C5H10

22. Đốt cháy hoàn toàn một hchc X(C,H,N) bằng lượng  không khí vừa đủ ( gồm 1/5 thể tích oxi còn lại  là N2) được khí CO2,H2O và N2.Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dd Ba(OH)2 dư thấy có 39,4gam kết tủa ,khối lượng dung  dịch giảm 24,3gam.Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc).Biết tỷ khối của X so với oxi <2.CTPT của X là :                                                        

A.C2H7N                           B.C3H9N                              C.C2H8N2                      C3H7N

CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Cấu tạo hoá học là:

A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.      

D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

2. Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhau theo cách nào?

A. Mạch ko nhánh             B. Mạch nhánh                     C. Mạch vòng                      D. theo 3 cách A,B,C

3. Những hợp chất hữu cơ có cấu tạo và  tính chất hóa học tương tự nhau và có thành phần  phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là:

 A. Đồng phân                    B. đồng đẳng                        C. đồng vị                     D. đồng dạng

4. Chọn dịnh nghĩa đồng phân đầy đủ nhất: Đồng phân là :

 A.Hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau                                                                                   

B.Hiện tượng các chất có tính chất khác nhau

 C.Hiện tượng các chất khác nhau về cấu tạo nhưng có cùng CTPT.

 D.Hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau nên tính chất khác nhau

5. Tìm câu sai ? Trong hợp chất hữu cơ:

A.các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và trật tự xác định.                

B.Cacbon có hóa trị  4

C.Các nguyên  tử C chỉ liên kết với nhau tạo thành mạch không nhánh, có nhánh và vòng; không liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

D.Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học

6. Liên kết đôi là do những loại lên kết nào hình thành

 A. liên kết σ                      B. liên kết π                          C. hai liên kết π            D. liên kết π và σ

7. Kết luận nào sau đây là đúng?

 A.Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

 B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

 C. Các chất có cùng CTPT nhưng khác nhau về CT cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

 D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

8. Trong các câu sau, câu nào không đúng?

A. CTCT cho biết thứ tự và cách  thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử

B. Trong phân tử hch ,nguyên tử cacbon chỉ có thể liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác.

C. Các chất khác nhau có cùng CTPT là những chất đồng phân.

D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần và cấu tạo hóa học

9. Phát biểu không chính xác là:

A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

D. Các đồng phân của nhau luôn có cùng phân tử khối

10. Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).

Các chất đồng đẳng của nhau là:

A. Y, T.                                 B. X, Z, T.                        C. X, Z.                               D. Y, Z.

11. Cho các chất sau : (X) HOCH2CH2OH; (Y) CH3OH; (Z) CH3CH(OH)CH3; (E) CH3CH(OH)CH2OH và (G) HOCH2CH(OH)CH2OH. Hãy cho biết những chất nào cùng dãy đồng đẳng với nhau:

 A.X và E, Y và Z             B.X,Y,G                              C.X và Y                             D.X,Y,G,E

12. Nhóm chất nào sau đây không là đồng đẳng của nhau:

(I)   CH3 –CHOH – CH3     

(II)  HO – CH2 – CH3                                                   

(III) CH3 – CH2 – CH2 – OH                     

(IV) (CH3)2CH – CH2 – OH

A. II, III                            B. I, II                                  C. I, III                                D. I, IV

13. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                                B. CH3OCH3, CH3CHO.    

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.                                      D. C4H10­, C­6H6.

14. Các chất nào sau đây là đồng phân của nhau : CH2=CH-CH=CH2 (I); CH≡C-CH2-CH3 (II) ; CH2=C=CH-CH3 ( III) ; CH3-C≡C-CH3 (IV) ;CH≡C-CH=CH2 (V)

A.II ;III                                 B.I,II,III,IV                     C.V, IV                               D.II và IV

15. Nhóm chất nào sau đây không chứa các đồng phân của nhau:

(I) CH2 = CH – CH = CH2

(II) (CH3)2C = CH – CH3    ,

(III) CH2 = CH – CH2 – CH = CH2     ,

(IV) CH2 = CH – CH = CH – CH3

A. II, III                      B. II, III, IV                        C. III, IV                      D. I, II, IV

16. Cho X có CTCT sau : CH2=C(CH3)-C C-CH. X có số liên kết σ và số liên kết π:

A.10 liên kết σ và 3 liên kết π:                                 B.8 liên kết σ và 3 liên kết π:

C.12 liên kết σ và 3 liên kết π:                                 D.14 liên kết σ và  liên kết π:

17. Chất Y là đồng đẳng kế tiếp của X.Trong phân tử X có 5 liên kết σ và 1  liên kết π. Hãy cho biết  liên kết σ và số  liên kết π trong Y là :

A. 7 liên kết σ và 1 liên kết π:                                  B.9 liên kết σ và 2 liên kết π:

C. 8 liên kết σ và 1 liên kết π:                                  D.7 liên kết σ và 2 liên kết π:

18. Số liên kết σ trong phân tử C4H6 (mạch hở ) là :

A.6                              B.8                                       C.7                                D.9

19. Khi đốt 1,5g mỗi chất X hoặc Y hoặc Z  đều  thu được 0,9g H2O và 2,2g CO2. Ba chất trên là :

A. Đồng phân của nhau                                           B. Không là đồng phân của nhau

C. Có CT ĐGN giống nhau                                     D. Có CT ĐGN không giống nhau

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Nội dung ôn tập phần Hóa hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?