CÂU HỎI ÔN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - SINH HỌC 11
CHUYÊN ĐỀ:
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò?
Câu 2:
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng?
b. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua mang. Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật đều có, cá xương còn có những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí?
Câu 3:
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích?
Câu 4:
a. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì?
b. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào?
c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong?
Câu 5:
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có khối lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
b. Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt?
c. Hệ tuần hoàn ở sâu bọ có chức năng vận chuyển khí không? Tại sao?
Câu 6:
a. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
b. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?
Câu 7:
a. Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn?
b. Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên?
Câu 8.
a. Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc những nhân tố chủ yếu nào?
b. Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmon ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và khi uống nhiều nước?
Câu 9:
a. Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch?
b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng thành?
c. Tại sao khi hô hấp nhân tạo nạn nhân phải được nhồi ép lồng ngực và được thổi khí qua miệng?
Câu 10: Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên?
Câu 11: Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan
b. Ruột thú ăn thịt ngắn hơn ruột thú ăn thực vật
c. Sâu bướm phá hoại cây trồng ghê gớm, bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng
Câu 12: Giải thích câu tục ngữ: "Ăn không rau như nhà giàu chết không kèn trống"?
Câu 13:
a. Khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Giải thích?
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp giảm, ở ống thận tăng cường tái hấp thu ion gì? Tại sao?
Câu 14: Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy?
Câu 15: Sự tăng lên của nồng độ ion H+ hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi - hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực của cơ thể.
Câu 16: Quá trình nhũ tương hóa lipit của dịch mật trong ruột diễn ra như thế nào? Một người bị cắt túi mật thì quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Câu 17: Tại sao nồng độ CO2 trong máu tăng cao thì dẫn tới quá trình trao đổi O2 trong máu cũng lại tăng nhanh?
Câu 18: Một người bị tiêu chảy nặng, lúc này mối quan hệ giữa độ quánh của máu và huyết áp diễn ra như thế nào? Trong trường hợp này, để đưa huyết áp về trạng thái bình thường thì bác sĩ thường chỉ định điều trị ngay cho bệnh nhân bằng cách nào? Giải thích.
Câu 19: Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu của cơ thể để làm tăng huyết áp trở lại.
Câu 20:
a. Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không
b. Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích.
- Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng).
- Sau khi nín thở quá lâu.
- Hít phải khí CO.
c. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”.
Câu 21: Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
Câu 22: Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Câu 23: Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có van?
Câu 24: Sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa diễn ra ở đâu? Đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Câu 25: Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu…), nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể lặn được rất lâu trong nước?
Câu 26: Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích.
a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2.
b. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.
c. Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em
d. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha.
Câu 27:
a. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? Vì sao?
b.Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó?
c. Nhịp tim của người trưởng thành trung bình 78 lần/phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi.
Câu 28:
a. Một người không may bị bệnh phải cắt đi túi mật, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như thế nào?
b. Giải thích tại sao lao động cơ bắp nhiều thì lượng oxi từ máu đi vào mô càng nhiều.
Câu 29:
a. Tại sao máu không đông khi trong hệ mạch. Nêu các cách để giữ máu không đông khi lấy máu ra khỏi cơ thể người?
b. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Khi cơ thể mất máu làm thay đổi quá trình hấp thu Na+ ở ống lượn xa của nephron.
- Tại sao khi bị hở van nhĩ thất (van đóng không kín), sức khỏe của người bệnh ngày càng giảm sút.
Câu 30:
a. Urê là một chất thải độc hại, vậy tại sao lại có hiện tượng tái hấp thu, đặc biệt là trong dịch lọc ở ống góp; tỉ lệ urê bị thải loại chỉ khoảng 40 – 60%. Giải thích.
b. Đối với những vận động viên khi thường xuyên tham gia luyện tập và thi đấu thì pH của máu trong động mạch thay đổi như thế nào? Cơ thể có những cơ chế nào để duy trì độ pH của máu ổn định.
Câu 31:
a. Khi tâm thất của tim động vật có vú co, áp lực trong tâm thất trái và phải khác nhau.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? Ý nghĩa đối với tuần hoàn máu.
b. Ở các mao mạch của vòng tuần hoàn lớn, nước và các chất dinh dưỡng bị đẩy ra khỏi các mao mạch, nhưng ở các mao mạch phổi lại không như vậy. Tại sao?
c. Mỗi lần tâm thu, tâm thất trái và tâm thất phải bơm một lượng máu bằng nhau. Do động mạch bị xơ vữa dẫn đến suy tâm thất trái, kết quả là hiệu suất bơm máu giảm. Trong khi đó, tâm thất phải vẫn khoẻ mạnh và hoạt động bình thường. Tại sao suy tâm thất trái có thể dẫn đến bệnh phù phổi (ứ đọng nước ở phổi) và tuần hoàn máu ngày càng suy giảm?
Câu 32:
a. Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu trong mạch vẫn chảy thành dòng liên tục?
b. Hai nơron cùng loại A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron này với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?
c. Ở một bệnh nhân, khi tâm thất giãn thì áp lực trong tâm nhĩ trái là 20 mmHg và trong tâm thất trái là 5 mmHg. Giải thích.
Câu 33: Một bệnh nhân mới bị bệnh huyết áp cao (huyết áp tâm thu là 180 mmHg và huyết áp tâm trương là 105 mmHg). Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân đó có một khối u trong thận. Khối u này tiết nhiều renin vào máu. Bệnh nhân này có những thay đổi như thế nào về nồng độ alđôstêron và K+ trong máu, lượng Na+ thải ra theo nước tiểu, thể tích dịch ngoại bào? Giải thích.
Câu 34:
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
b. Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?
Câu 35: Cho biết độ dài ruột của một số động vật như sau: Trâu, bò 55-60m; heo 22m; chó 7m; cừu 32m.
a. Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài?
b. Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó?
Câu 36: Các câu nhận định dưới đây là đúng hay là sai? Giải thích?
(1) Cá mè hoa có ruột ngắn hơn cá trắm cỏ (sống ở ao hồ, đồng ruộng).
(2) Hô hấp bằng phổi ở chim và thú là hình thức trao đổi khí có hiệu quả cao hơn hết so với các động vật khác.
(3) Khi bị ngạt thở thì tim không thể đập mạnh và nhanh.
(4) Ở động vật ăn cỏ, mặc dù nguồn thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ nhưng vẫn đảm bảo đủ hàm lượng prôtêin.
Câu 37:
a. Khi tâm thất của tim động vật có vú co, áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? Nêu ý nghĩa của hiện tượng trên đối với tuần hoàn máu.
b. Cho các động vật sau: trai, cua, cá chép, cá hồi, cá heo, chim bồ câu, châu chấu, ếch, người. Hãy sắp xếp các loài động vật trên phù hợp với các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
(1) Hệ tuần hoàn hở.
(2) Hệ tuần hoàn đơn.
(3) Hệ tuần hoàn kép.
Câu 38:
a. Em hãy kể tên và nêu mục đích của một số biện pháp bảo quản nông sản an toàn mà em biết.
b. Khi con người ăn cơm, quá trình tiêu hóa từ khoang miệng đến ruột non diễn ra như thế nào?
Câu 39:
a. Cho các động vật sau: Trai, Cua, cá chép, cá hồi, cá heo, chim bồ câu. Hãy sắp xếp các loài động vật phù hợp vào các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
1. Hệ tuần hoàn hở
2. Hệ tuần hoàn đơn
3. Hệ tuần hoàn kép
b. Một học sinh nhận định rằng: “Cá xương trao đổi khí hiệu quả nhất trong các động vật sống ở nước”. Nhận định này đúng hay sai? Hãy giải thích?
Câu 40:
a. Em hãy lấy ví dụ về một số bệnh tật ở người do mất cân bằng nội môi?
Hãy vận dụng kiến thức sinh học để giải thích câu tục ngữ:
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”
b. Hiện tượng cây trồng bên cửa sổ ngọn cong ra ngoài và hiện tượng lá cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào khác nhau như thế nào?
Câu 41. Giải thích các hiện tượng:
a. Trên các loại đất mặn, các loài cây: đước, sú, vẹt... vẫn phát triển bình thường.
b. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn hoạt động rất tích cực.
Câu 42. Hãy chú thích từ 1 đến 8 vào sơ đồ quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại.
Câu 43. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên vùng núi cao sống?
Câu 44.
1. Giải thích vì sao nếu lấy hết CO2 trong máu thì hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu và các tế bào mô lại bị thiếu ôxy?
2. Nếu bạn có 2 sợi dây thần kinh cùng đường kính, nhưng một dây có bao miêlin còn một dây thì không có bao miêlin. Cho biết dây thần kinh nào tạo điện thế hoạt động có hiệu quả năng lượng hơn?
Câu 45.
1.Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở?
2.Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép?
Câu 46. Cho bảng nhịp tim của thú:
Động vật | Nhịp tim/ phút |
Voi | 25 – 40 |
Trâu | 40 – 50 |
Bò | 50 – 70 |
Lợn | 60 – 90 |
Mèo | 110 – 130 |
Chuột | 720 – 780 |
1. Em hãy cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
2. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
Câu 47. Tại sao ở người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định?
Câu 48. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.
1. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?
2. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia vào điều chỉnh lại cân bằng và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?
Câu 49:
a. Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở nhóm động vật có xương sống?
b. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim và hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 50: Cân bằng nội môi là gì? Trình bày chức năng các cơ quan trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
Câu 51. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích?
a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi.
b. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.
c. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em.
d. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
Câu 52: Trong cơ thể người có sắc tố hô hấp mioglôbin và hemoglobin (Hb). Cả hai loại sắc tố này đều có khả năng gắn và phân li O2. Dựa vào khả năng gắn và phân li O2 của m oglobin và Hb hãy giải thích:
- Tại sao cơ thể không sử dụng mioglobin mà phải sử dụng Hb vào việc vận chuyển và cung cấp oxi cho tất cả các tế bào của cơ thể?
- Tại sao cơ vân (cơ xương) không sử dụng Hb mà phải sử dụng mioglobin để dự trữ oxi cho cơ?
Câu 53: Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép.
Câu 54: Tại sao nói ở cá dòng nước chảy một chiều và gần như là liên tục qua mang ?
Câu 55:
a. Quá trình trao đổi khí ở côn trùng diễn ra như thế nào? Ưu điểm của hình thức trao đổi khí đó?
b. Vì sao nói hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất so với động vật ở trên cạn?
Câu 56:
1. Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập?
2. Nêu sự tiến hoá và ý nghĩa tiến hoá của tim và của hệ tuần hoàn .
Câu 57:
1. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật?
2. Động vật có những hình thức trao đổi khí chủ yếu nào?
Câu 58: Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.
Câu 59: Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 - 7,45?
Câu 60: Sóng mạch là gì ? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch?
Câu 61.
a. Tại sao những người mắc bệnh xơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh máu khó đông?
b. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này?
Câu 62.
a. Phân tích vai trò của gan đối với quá trình đông máu ở động vật có vú và người.
b. Trình bày nguyên nhân và cơ chế làm xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng niêm mạc mắt ở người?
Câu 63: Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến pH của dịch não tủy? Giải thích? Nếu pH máu giảm nhẹ thì nhịp tim tăng. Điều này có ý nghĩa gì?
Câu 64.
a. Vận tốc dòng máu, huyết áp khác nhau như thế nào ở các loại mạch? Vẽ đồ thị thể hiện.
b. Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu: hình đĩa, lõm hai mặt mang lại những lợi thế gì?
Câu 65.
a. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú?
b. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết?
Câu 66.
1. Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 - 7,45?
2. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không? Giải thích?
Câu 67.
1. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú?
2. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết?
Câu 68. Vạch đường đi của một phân tử oxi không khí đến tế bào có trong cánh tay của bạn, kể tên các cấu trúc có thể gặp trên đường đi đó?
Câu 69. Ở người, một số cơ chế được hoạt hóa trong trường hợp số lượng hồng cầu bị giảm nghiêm trọng. Một số cơ quan (bộ phận), chất được tiết ra, cơ quan đích và sự đáp ứng sinh học được liệt kê trong danh sách dưới đây (1-13). Hãy xem và điền các số thích hợp vào các ô thích hợp ở trong bảng.
1. Gan. 2. Thận. 3.Tim. 4. Chất Erythropietin. 5. Phổi. 6. Lách.
7. Tủy xương. 8. Hoocmon chống mất nước ADH. 9. Renin. 10. Các hoocmon sinh dục nam. 11. Ađrelanin. 12. Tăng tạo hồng cầu. 13. Tăng lượng glucozơ trong máu.
Tác nhân kích thích | Cơ quan, mô bị kích thích | Chất được tiết ra | Cơ quan đích | Sự đáp ứng sinh học |
Giảm số lượng hồng cầu |
|
|
|
|
(Học sinh chỉ kẻ bảng và điền số thích hợp vào bài làm).
Câu 70.
a. Từ đặc điểm hô hấp của các nhóm động vật: ếch, nhái, bò sát, chim và thú hãy chỉ ra hướng tiến hoá của hệ hô hấp ở động vật?
b. Tại sao nói chim là động vật trên cạn trao đổi khí có hiệu quả nhất?
Câu 71.
a. Trình bày cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng ?
b. So sánh sự khác nhau tuần hoàn kín và tuần hoàn hở?
Câu 72. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không? Giải thích?
Câu 73: Hãy nêu thành phần của dịch tụy được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ? Vì sao tripxin được xem là enzym quan trọng nhất trong sự phân giải protein?
Câu 74.
a) Những nhóm động vật sau thuộc dạng thần kinh nào: thuỷ tức, giun tròn, côn trùng, cá miệng tròn, hải quì, lưỡng cư, bò sát, thân mềm,thỏ, giun đốt.
b) Nêu đặc điểm cấu tạo của các dạng thần kinh trên và rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
Câu 75.
a. Erythropoietin là một loại thuốc, vì sao người tập thể thao thường dùng loại thuốc này? Dự đoán hậu quả về lâu dài khi dùng loại thuốc này?
b. Bệnh nhân với bệnh giảm chức năng thận thường thiếu máu. Mặt khác, Một số người bị u tại thận lại bị chứng tăng sản hồng cầu quá mức. Giải thích hiện tượng này?
Câu 76.
a. Bệnh nhân mắc chứng bệnh do vi khuẩn hoại thư gây nên. Bác sĩ đã chữa bệnh cho bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân vào buồng chứa oxi. Giải thích cơ sở khoa học của việc làm đó?
b. Giải thích vì sao nếu lấy hết CO2 trong máu thì hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu và các tế bào mô lại bị thiếu ôxy ?
Câu 77.
a. Giải thích tại sao ruột của thú ăn cỏ thường dài hơn ruột của thú ăn thịt?
b. Trong các bước thực hành quan sát hoạt động của tim ếch, tại sao phải tiến hành huỷ tuỷ ếch mà không huỷ não?
Câu 78.
a. Một người thợ cắt gỗ do không tuân thủ an toàn lao động đã bị lưỡi cưa cắt đứt một ngón tay. Sau một vài giờ nằm ngoài cơ thể và không được cung cấp ôxi, ngón tay có thể được các bác sĩ phẫu thuật nối lại. Tại sao tế bào ngón tay có thể sống được trong điều kiện thiếu ôxi một thời gian dài còn con người thì không thể nhịn thở quá lâu?
b. Trình bày các đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí ở động vật.
Câu 79.
a. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, tại sao các tập
tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh?
b. Trong quá trình di cư, động vật có thể định hướng không gian nhờ những yếu tố nào?
Câu 80.
a. Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là chậm nhất? Giải thích.
b. Trình bày vai trò của muối mật trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Câu 81.
a. Xếp các động vật sau vào những dạng hệ thần kinh tương ứng: thủy tức, châu chấu, cá
chép, ếch, rắn, thỏ, giun đất.
b. Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Những phản ứng này
thuộc loại phản xạ nào? Có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia?
Câu 82.
a) Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước? Tại sao ở trên cạn cá sẽ bị chết?
b) Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí như thế nào?
Câu 83.
a) Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
b) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
Câu 84: Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào?
Câu 85.
a. Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở nhóm động vật có xương sống?
b. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim và hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 86. Cân bằng nội môi là gì? Trình bày chức năng các cơ quan trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
Câu 87. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích?
a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi.
b. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Chuyên đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!