Nội dung ôn tập môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Lý Bôn

TRƯỜNG THPT LÝ BÔN

NỘI DUNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 11

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI 1918 - 1945

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858 – 1884

 

 

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

  * Tình hình các nước châu Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939): phong trào Ngũ Tứ, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, sự thành lập Đản Cộng sản Trung Quốc và Ấn Độ.

* Các nước Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (tiêu biểu là phong trào của nhân dân Lào và Campuchia)

  * Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945): nguyên nhân, diễn biến chính và kết cục.

- Nguyên nhân:

+ Trong những năm 30, Đức, Italia, Nhật liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít - khối Trục,  đẩy mạnh các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên TG.

+ Sau khi cầm quyền, Chính phủ Hítle  xé bỏ Hoà ước Vécxai, thành lập một nước "Đại Đức" gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

+ Liên Xô coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.

+ Anh, Pháp không hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng CNPX, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

            - Diễn biến: ba giai đoạn:

            + Bùng nổ:

            + Lan rộng toàn thế giới.

            + Kết thúc.

            ( Chú ý những thắng lợi quan trọng, những sự kiện chính….)

+ Kết cục:  Phát xít Đức, Italia, Nhật sụp đổ hoàn toàn.  Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít;  Chiến tranh kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.

  * Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1884:

- Tình hình nước ta trước cuộc xâm lược của quân Pháp: Là một quốc gia độc lập có chủ quyền song chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu:

+ Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.

+ Chính sách cấm đạo và sát đạo của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.

- Quá trình TD Pháp xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến của quân dân ta từ 1858 đến 1884:

+ 1858: tấn công bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.

+ 1859-1962: tấn công Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì.

+ 1867: chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ 1873-1874: Tấn công Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ nhất.

+ 1882: tấn công Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai

+ 1882: Tấn công cửa biển Thuận An; Nhà Nguyễn đầu hàng.

( Chú ý cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta: Pháp tấn công đến đâu, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển đến đó, gây cho Pháp nhiều khó khăn….)

- Phân tích nguyên nhân Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

B. BÀI TẬP: Trả lời các câu hỏi sau vào vở ôn tập

Câu 1: Nêu những nét chính về phong trào Ngũ Tứ (Trung Quốc) và phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1929 của Ấn Độ. Ý nghĩa của các phong trào đấu tranh. So sánh phong trào đấu tranh ở 2 nước?

Câu 2: Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?

Phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Lào và Campuchia, đặc biệt từ năm 1930, liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào?

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2? Tóm tắt diễn biến chính từ tháng 9 - 1939 đến tháng 8-1945. Nêu kết cục  và từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Câu 4: Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1884

-  Tình hình nước ta trước cuộc xâm lược của quân Pháp

- Quá trình TD Pháp xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến của quân dân ta từ 1858 đến 1884

+ Chiến sự ở Đà Nẵng: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Những nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân ta tại Đà Nẵng.

+ Kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến 1862

+ Kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh miền Tây Nam Kì

+ Quá trình TD Pháp 2 lần đánh chiếm Bắc Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân ta (tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy).

+ Thực dân Pháp đánh chiếm Thuận An và quá trình hoàn thành xâm lược Việt Nam.

+ Những hiệp ước tiêu biểu mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp

Nội dung

Hiệp ước

Nhâm Tuất (1862)

Hiệp ước

Giáp Tuất (1874)

Hiệp ước

Hác-măng  (1883)

Hiệp ước

Pa-tơ-nốt  (1884)

Hoàn cảnh kí kết

 

 

 

 

Nội dung chính

 

 

 

 

Ảnh hưởng, tác động sau Hiệp ước

 

 

 

 

 

+ Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến 1884 bị thất bại?

Câu 5: Lập bảng hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884 theo mẫu

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

 

 

1863 – trước 1873

 

 

1873 - 1884

 

 

 

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

B. Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

C. Học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử

D. Chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc

Câu 2. Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc đấu tranh của lực lượng nào?

A. Công nhân       B. Nông dân        C. Học sinh, sinh viên       D. Binh lính

Câu 3. Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia?

A. Công nhân       B. Nông dân        C. Địa chủ       D. Trí thức, tiểu tư sản

Câu 4. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?

A. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc

B. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C. Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản

D. Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc

Câu 5. Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc?

A. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản                           B. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây

C. Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít         D. Chủ nghĩa Mác – Lênin

Câu 6. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là

A. Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc

C. Phong trào Ngũ tứ

D. Đảng Cộng sản ra đời

Câu 7. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của ND Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội       B. Tổ chức công đoàn        C. Đảng Quốc đại       D. Tướng lĩnh trong quân đội

Câu 8. Vì sao sau CTTG thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động

B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ

C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc

D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Câu 9. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?

A. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

B. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ

C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau CTTG thứ nhất?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh

C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị

D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản

Câu 11. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Câu 12. Vì sao sau CTTG 1, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ?

A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”

B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề

C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch

D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á

Câu 13. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo.                           B. Khởi nghĩa Commađam

C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam   D. Khởi nghĩa Chậu Pachay

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là

A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng

B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm

C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng

D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc

Câu 15. Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là

A. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam

B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương)

C. Phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

D. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 55 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 55. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?

A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến

C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến

D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước

Câu 56. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất     B. Hiệp ước Giáp Tuất     C. Hiệp ước Hác măng      D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 57. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc

D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Câu 58. Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

A. Gác niê       B. Rivie            C. Cuốcbê       D. Đuypuy

Câu 59. Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là

A. Nguyễn Tri Phương       B. Lưu Vĩnh Phúc         C. Hoàng Diệu       D. Hoàng Tá Viêm

Câu 60. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 chứng tỏ điều gì về tinh thần KC chống Pháp của nhân dân ta?

A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta

B. Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta

C. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta

D. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch

Câu 61. Hai lần chiến thắng Cầu Giấy đều là chiến công của lực lượng nào?

A. Dân binh Hà Nội

B. Quan quân binh sĩ triều đình

C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc

D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm

Câu 62. Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?

A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An

B. Triều đình kí Hiệp ước Hác măng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884)

C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873)

D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882)

Câu 63. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất       B. Hiệp ước Giáp Tuất      C. Hiệp ước Hác măng       D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 64. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Hác măng                        B. Hiệp ước Giáp Tuất

C. Hiệp ước Patơnốt                            D. Hiệp ước Hác măng và Hiệp ước Patơnốt

Câu 65. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai

B. Sau khi kí Hiệp ước Hác măng và Patơnốt

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế

D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Nội dung ôn tập môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Lý Bôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?