Đề cương ôn tập Chương 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Hồng Đức

TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các

A. ion trái dấu.

B. anion (ion âm).

C. cation (ion dương).

D. chất.

Câu 2: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.                                     

B. Dung dịch muối ăn.

C. Dung dịch rượu.

D. Dung dịch benzen trong ancol.

Câu 3: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan.                                           

B. NaOH nóng chảy.

C. CaCl2 nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 4: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.

Câu 5: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.

B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.

D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 6: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?

A. H2S, H2SO3, H2SO4.

B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.

C. H2S, CH3COOH, HClO.

D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 7: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, CH3COO-.

B. H+, CH3COO-, H2O.                                      

C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Câu 9: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Câu 10: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau: 

A. Zn(OH)2, Fe(OH)2.

B. Al(OH)3, Cr(OH)2.            

C. Zn(OH)2, Al(OH)3.

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 11: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá   nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.

B. [H+] < [CH3COO-].           

C. [H+] > [CH3COO-].

D. [H+] < 0,10M.

Câu 12: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.

B. [H+] < [NO3-].

C. [H+] > [NO3-].

D. [H+] < 0,10M.

Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?

A. K2SO4.

B. KOH.

C. NaCl.

D. KNO3.  

Câu 14:  Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.

B. dung dịch NaOH và Al2O3.

C. K2O và H2O.

D. Na và dung dịch KCl.

Câu 15: Dãy nào sau đây gồm các chất không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl?

A. CuS, Ca3(PO­4)2, CaCO3.

B. AgCl, BaSO3, Cu(OH)2.

C. BaCO3, Fe(OH)3, FeS.

D. BaSO4, FeS2, ZnO.

Câu 16: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là

A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.         

B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.

C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.

D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .

Câu 17: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

A. CaCl2.

B. Na2S.

C. NaOH.

D. BaSO4.

Câu 18: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.

B.  CuO, NaCl, CuS.

C.  FeCl3, MgO, Cu. 

D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Câu 19: Phương trình 2H+ + S2-  H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng

A. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S.       

B. H2SO4 đặc + Mg  MgSO4 + H2S + H2O.

C. K2S + 2HCl  H2S + 2KCl.

D. BaS + H2SO4  BaSO4 + H2S.

Câu 20: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:

A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.                   

B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.

C. xuất hiện kết tủa màu xanh.                      

D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.

Câu 21: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là

A. 0,10M.

B. 0,20M.

C. 0,30M.

D. 0,40M.

Câu 22: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?

A. 0,23M.

B. 1M.

C. 0,32M.

D. 0,1M.

Câu 23:  Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,1.

B. 0,3.

C. 0,2.

D. 0,4.

Câu 24: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là: 

A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.

B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.

C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.

D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.

Câu 25: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng thuốc thử:

A. H2O và CO2.            

B. quỳ tím.                    

C. dung dịch H2SO4.     

D. dung dịch (NH4)2SO4.  

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

TỰ LUẬN

Câu 1: Hòa tan 80g CuSO4 vào 1 lượng nước vừa đủ được 0,5 lít dd.

a) Tính nồng độ mol/l của các ion Cu2+ và                                

b) Tính thể tích dd KOH 0,5M đủ để làm kết tủa hết ion Cu2+         

c) Tính thể tích dd BaCl2 0,25M đủ để làm kết tủa hết ion      

Câu 2: Phân biệt các dd hóa chất đựng trong các bình mất nhãn:

a) Dùng thuốc thử tùy ý: (NH4)2S, (NH4)2SO4, Na2SO4, Na2S

b) Chỉ dùng quỳ tím để nhận biết: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2.

Câu 3:  Trộn lẫn 500 ml dd NaOH 5M với 200ml dd NaOH 30%(d= 1,33g/ml). Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được ?                              

Câu 4:  Trộn 50ml dd HCl 0,12M với 50ml dd NaOH 0,1M. Tính pH của dd thu được

Câu 5:  Có 2(l) dung dịch H2SO4 pH = 3, thêm vào đó một lượng nước để có 10(l) dung dịch H2SO4. Tính pH của dung dịch thu được ?                         

Câu 6:  Cho dd NaOH có pH = 12 cần pha loãng với H2O bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có

pH = 11 ?                                                                                           

Câu 7: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M với 400ml dung dịch H2SO4 0,002M. Tính nồng độ mol/l các ion và pH dung dịch thu được sau phản ứng ?                    

Câu 8: Trộn lẫn dd HCl 0,2M và dd H2SO4 0,1M được dung dịch A. Để trung hòa 100ml dd A thu được cần bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 0,02M ?                                                          

Câu 9: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) Fe2(SO4)3  +  NaOH                                                            d)NH4Cl    +   AgNO3

b) NaF          +   HCl                                                               e) MgCl2   +   KNO3

c) FeS           +   HCl                                                               f) HClO     +   KOH

Câu 10:  Hoàn thành các phương trình ion rút gọn dưới đây và viết phương trình phân tử của phản ứng tương ứng:

a)  Al3+    +  …………….. →  Al(OH)3

b)  Pb2+   +  …………….. →  PbS

c)  Ag+  +  ……………..  →  AgCl

d)  Ca2+ + ……………..   → Ca3(PO4)2

e)  Cr3+  + …………......   →  Cr(OH)3

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dd không đổi). Xác định pH của dd Y?   

Câu 12:   Cho dung dịch KOH 2M vào 140 ml dung dịch ZnSO4 0,5M. Tính thể tích dung dịch KOH khi

a. thu được kết tủa lớn nhất.

b. thu được kết tủa nhỏ nhất.

c. thu được 5,94g kết tủa.

Câu 13:  Hòa tan hoàn toàn 26,64 gam Al2(SO4)3.18H2O vào nước được dung dịch A. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau.

a. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M cho vào phần 1 để:

- Thu được lượng kết tủa lớn nhất? Tính khối lượng kết tủa?

- Thu được lượng kết tủa nhỏ nhất?

b. Cho 200 ml dung dịch KOH x mol/lit vào phần 2 thì thu được 1,17 gam kết tủa. Tìm x.

Câu 14:  X là dung dịch H2SO4 0,020M, Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung dịch X với dung dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích hai dung dịch mang trộn và có pH = 2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc. Hãy tính tỉ lệ về thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y.             

Câu 15:   Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H­2SO4 0,01M với 250ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x(M) thu được m (g) kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính m và x ? (Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc)        

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Hồng Đức. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?