Nội dung ôn tập Chương 5 Đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Đông Thái

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ĐÔNG THÁI

 

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Liên kết kim loại là gì? So sánh liên kết ion với liên kết CHT?

Bài 2.

a. Viết cấu hình electron của K+, Cl, Ar, Na+.

b. Tính số p,e,n của các hạt trên.

c. So sánh bán kính nguyên tử của K với Na, K+ với Na+.

Bài 3. Nguyên tử A, B,C  có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2p6, 3p1, 4s1, 2p5

a. Viết cấu hình A,B,C .

b. Xác định vị trí của A,B,C,D trong BTH.

c. A,B,C,D là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Vì sao?

Bài 4. Cho các ion: Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+.

a. Viết cấu hình electron của các ion trên

b. Xác định số e lớp ngoài cùng của từng ion.

Bài 5: Sắp xếp theo chiều tăng dần:

a. Bán kính nguyên tử của: Na; Mg; K; Ba.

b. Tính dẫn điện của Ag; Cu; Al; Fe.

c. Khối lượng riêng của Li; Al; Fe; Os.

d. Nhiệt độ nóng chảy của: Hg; Cr; W.

e. Tính cứng của Na; Mg; Cr; Cu.

Bài 6:

a. Cho bột sắt vào dd hỗn hợp Pb(NO3)2 và AgNO3 phản ứng oxi hóa khử xảy ra đầu tiên là phản ứng nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Khi cho hỗn hợp Zn và Fe vào dd chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng, người ta thu được 3 kim loại. Hãy viết các phản ứng oxi hóa – khử lần lượt xảy ra.

Bài 7. Hãy nêu và giải thích hiện tượng trong các thí nghiệm:

a. Cho đinh sắt vào dung dịch HCl

b. Cho lá Cu vào dd HCl

c. Kẹp chặt lá Cu vào đinh sắt và cho vào dung dịch HCl.

Bài 8. Hãy giải thích vai trò của thiếc và kẽm khi chúng được tráng lên các đồ vật bằng sắt để chống ăn mòn kim loại

Bài 9. Chọn phương pháp thích hợp để điều chế các kim loại từ các chất: CaCl2, Al2O3, NaOH, Fe3O4, CuO, Ag2S. Viết các phương trình phản ứng xảy  ra.

Bài 10. Diện phân dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 với điện cực trơ cường độ dòng là 5A trong thời gian 9650s. Sau khi ngừng điện phân dd vẫn còn màu xanh. Tính khối lượng các chất sinh ra ở các điện cực.

Bài 11. Cho 1,93g hỗn hợp gồm Fe và Al vào dung dịch chứa hỗn hợp Cu(NO3)2 và  0,03mol AgNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,44g 2 kim loại. Tính khối lượng Fe và Al có trong hỗn hợp đầu.

Bài 12. Điện phân dd muối sunfat kim loại bằng điện cực trơ với 3A. Sau 1930s thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam.

Bài 13. Cho hỗn hợp gồm 9,75g Zn và 5,6g Fe vào dung dịch HNO3 loãng rồi khuấy kĩ. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,12lit khí N2 ( sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Tính tổng khối lượng muối trong dd sau phản ứng.

B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.

Câu 1: Giả sử cho 9,6 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch AgNO0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 32,4 gam.                       B. 2,16 gam                   C. 12,64 gam.                D. 11,12 gam

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp Al, Ag trong axit HNO3 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 4,48 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 42 gam                           B. 34 gam                      C. 24 gam                      D. Kết quả khác.

Câu 3: Thứ  tự hoạt động của 1 số kim loại: Mg > Zn > Fe > Pb > Cu > Hg. Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Nguyên tử Mg có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.

B. Nguyên tử Pb có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.

C. Nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch.

D. Nguyên tử Fe có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.

Câu 4: Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì

A. Sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ.                         B. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá.

C. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương.                       D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.

Câu 5: Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất

A. Bột Fe dư, lọc.               B. Bột Cu dư, lọc.          C. Bột Ag dư, lọc.          D. Bột Al dư, lọc.

Câu 6: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn2+?

A. Fe                                   B. Ag+.                           C. Al3+.                          D. Mg2+.

Câu 7: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và MgSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?

A. Cu                                  B. Fe                              C. Al.                             D. Tất cả đều sai.

Câu 8: Phương trình phản ứng hoá học sai là

A. Al + 3Ag+ = Al3+ + Ag.                                          B. Zn + Pb2+ = Zn2+ + Pb.

C. Cu + Fe2+ = Cu2+ + Fe.                                         D. Cu + 2Fe3+ = 2Fe2+ + Cu2+.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng nhất

A. An mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.

B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Tất cả đều đúng.

D.Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng h.học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.

Câu 10: phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là

A. muối rắn.                        B. dung dịch muối.        C. hidroxit kim loại.       D. oxit kim loại.

Câu 11: Khi điện phân dung dịch CuCl2( điện  cực trơ) thì nồng độ dung dịch biến đổi

A. tăng dần.                                                                                                    B. không thay đổi.

C. Chưa khẳng định được vì chưa rõ nồng độ phần trăm hay nồng độ mol.         D. giảm dần.

Câu 12: Nhóm kim loại không tan  trong cả axit HNO nóng và axit H2SO nóng là

A. Ag, Pt                            B. Pt, Au                        C. Cu, Pb                       D. Ag, Pt, Au

Câu 13: Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm ( có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương của vật là

A. quá trình khử Cu.    B. quá trình khử ion H+.   C. quá trình oxi hoá ion H+.             D. quá trình khử Zn.

Câu 14: Kim loại có các tính chất vật lý chung là

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

Câu 15: Axit H2SO4 và các muối sunfat ( ) có thể nhận biết bằng dung dịch nào sau đây?

A. dd muối Al3+.                 B. dd muối Mg2+.          C. dd quỳ tím.                D. dd muối Ba2+.

Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ?     

A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.

B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.

C. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng.

D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 17: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu                                  B. Mg                             C. Al                              D. Zn

Câu 18: Cho 1 bản kẽm ( lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối CuNO3)2 có trong dung dịch là

A. < 0,01 g                         B. 1,88 g                        C. ~ 0,29 g                     D. giá trị khác.

Câu 19: Cho 3 kim loại Ag, Fe, Mg và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và CuSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?

A. Fe                                   B. Mg.                            C. Ag                             D. Tất cả đều sai.

Câu 20: Hoà tan 5,1 gam oxit của kim loại hoá trị 3 cần dùng 54,75 gam dung dịch HCl 20%. Công thức của oxit kim loại đó là

A. Al2O3.                            B. Fe2O3.                       C. Cr2O3.                       D. Pb2O3.

Câu 21: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hoá?

A. Sắt tây ( sắt tráng  thiếc).   

B. Sắt nguyên chất.     

C. Hợp kim gồm Al và Fe.  

D. Tôn ( sắt tráng kẽm).

Câu 22: Trường hợp không xảy ra phản ứng là

A. Cu + (dd) HNO3           

B. Cu + (dd) Fe2(SO4)3

C. Cu + (dd) HCl          

D. Fe + (dd) CuSO4

Câu 23: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 thì hiện tượng là

A. Có kết tủa vàng.           B. Có kết tủa trắng.      C. Không có hiện tượng gì.   D. Có hiện tượng sủi bọt khí

Câu 24: Muốn  điều chế Pb theo phương pháp thuỷ luyện người ta cho kim loại nào vào dung dịch Pb(NO3)2:

A. Ca                                  B. Na                             C. Cu                             D. Fe

Câu 25: Cho 5,4 gam một kim loại X  tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại X là

A. Mg                                 B. Al                              C. Cu                             D. Fe

Câu 26: Cho 13 gam một kim loại X  tác dụng với khí clo dư, thu được 27,2 gam muối. Kim loại X là

A. Cu                                  B. Mg                             C. Zn                              D. Ag

Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 3 gam hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 đặc, người ta thu được 1,568 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Thành phần % khối lượng của Cu và Ag lần lượt là

A. 63; 37.                            B. 36; 64.                       C. 64; 36.                       D. 40; 60.

Câu 28: Điện phân dung dịch muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?

A. AgNO3 ( điện cực trơ)     B. NaCl                    C. CaCl2                D. AlCl3

Câu 29: Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí hiđrô (đktc). Thành phần % kim loại Al trong hỗn hợp là

A. 28%                               B. 10%                           C. 82%                           D. Kết quả khác.

Câu 30: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn

A. Nguyên tắc điều chế kim loại.                              B. Tính chất hoá học chung của kim loại.

C. Sự khử của kim loại.                                            D. Sự oxi hoá ion kim loại.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Nội dung ôn tập Chương 5 Đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Đông Thái. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?