BỘ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN THI THPT QG NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
Câu 1: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần
A. CH3COOC2H5 , CH3CH2CH2OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.
C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.
D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 2: Tính khối lượng este metyl metacrylat thu được khi đun nóng 215 gam axit metacrylic với 100 gam ancol metylic. Giả thiết phản ứng hóa este đạt hiệu suất 60%?
A. 125 gam. B. 150 gam. C. 175 gam D. 200 gam.
Câu 3: Một este có công thức phân tử là C4H8O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được ancol etylic . Công thức cấu tạo của C4H8O2:
A. C3H7COOH B. HCOOC3H7 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3
Câu 4: Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng bạc. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là:
A. CH3 - COO - CH = CH2 B. CH2 = CH – COO – CH3
C. H - COO - CH = CH – CH3 D. H - COO – CH2 - CH = CH2
Câu 5: Este được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức có công thức cấu tạo là
A. CnH2n-1COOCmH2m-1 B. CnH2n+1COOCmH2m-1
C. CnH2n+1COOCmH2m+1 D. CnH2n-1 COOCmH2m+1
Câu 6: Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3, công thức cấu tạo của este đó là
A. CH3COOCH3 B. C2H5COOCH3 C. HCOOC3H7 D. HCOOC2H5
Câu 7: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:
A.6 B.5 C.4 D.3
Câu 8: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng:
A. Tách nước B. Hidro hóa C. Đề hidro hóa D. Xà phòng hóa
Câu 9: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. glixerol và axit béo B. glixerol và muối natri của axit béo
C. glixerol và axit cacboxylic D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic
Câu 10: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím B. nước và dd NaOH C. dd NaOH D. nước brom
Câu 12: Để trung hòa 140 gam 1 chất béo cần 15ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo đó bằng
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 13: Chất nào dưới đây không phải là este?
A.HCOOCH3 B. CH3COOH C. CH3COOCH3 D. HCOOC6H5
Câu 14: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat?
A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.
B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, ancol trắng và axit sunfuric đặc.
C. Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.
D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.
Câu 15: Thuỷ phân một este trong môi trường kiềm ta được ancol etylic mà khối lượng ancol bằng 62,16% khối lương phân tử este. Công thức este có thể là công thức nào dưới đây?
A. HCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOC2H5
Câu 16: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng với dung dịch NaOH
A.3 B.4 C.5 D.6
Câu 17: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2 là:
A.10 B.9 C.7 D.5
Câu 18: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A.C4H9OH B.C3H7COOH C.CH3COOC2H5 D.C6H5OH
Câu 19: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:
A.55% B.50% C.62,5% D.75%
Câu 20: Thuỷ phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm gì?
A.C2H5COOH, CH2=CH-OH
B.C2H5COOH, HCHO
C.C2H5COOH, CH3CHO
D.C2H5COOH, CH3CH2OH
Câu 21: Làm bay hơi 0,37 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Một este đơn chức no có 48,65 % C trong phân tử thì số đồng phân este là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam este X ta thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O.Nếu X đơn chức thì X có công thức phân tử là:
A. C3H6O2 B. C4H8O2 C. C5H10O2 D. C2H4O2
Câu 24: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đường đó là
A.Glucozơ B.Mantozơ C.Saccarozơ D.Fructozơ
Câu 25: Chỉ dùng thêm một hoá chất nào sau đây để phân biệt 3 chất: Glixerol, Ancol etylic, Glucozơ.
A. Quỳ tím B. CaCO3 C. CuO D. Cu(OH)2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn thi THPT QG môn Hóa năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 164: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển, trong các kim loại sau: Cu, Mg, Zn, Pb nên dùng kim loại nào ?
A. Chỉ có Mg B. Chỉ có Zn C. Chỉ có Mg, Zn D. Chỉ có Cu, Pb
Câu 165: Hãy chọn câu đúng. Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra:
A. Sự oxi hóa ở cực dương
B. Sự oxi hóa ở 2 cực
C. Sự khử ở cực âm
D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương
Câu 166: Những hợp kim sau để ngoài không khí ẩm, kim loại nào bị ăn mòn:
A. Al - Fe, Al bị ăn mòn (1)
B. Cu - Fe, Cu bị ăn mòn (2)
C. Fe - Sn, Sn bị ăn mòn (3)
D. Ni - Pb, Pb bị ăn mòn (4)
Câu 167: Để loại đồng ra khỏi bạc, người ta ngâm hỗn hợp hai kim loại nầy trong dung dịch nào sau đây:
A. AlCl3 B. Cu(NO3)2 C. FeCl2 D. AgNO3
Câu 181: Hòa tan hoàn toàn 7,35 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa 1/5 dd Y cần dùng 25ml dung dịch H2SO4 1M. Tên của hai kim loại kiềm là:
A. Li và Na B. Na và K C. K và Cs D. Cs và Fr
Câu 182: Hòa tan hoàn toàn 7,35 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong 148ml nước thu được 150ml dung dịch Y có d=1,034g/ml. Tên của hai kim loại kiềm là:
A. Li và Na B. Na và K C. K và Cs D. Cs và Fr
Câu 183: Hỗn hợp hai kim loại X và Y có tỉ lệ khối lượng mol là 3:7 và tỉ lệ mol là 3:2. Phần trăm khối lượng của kim loại Y trong hỗn hợp là:
A. 59,82% B. 33,91% C. 31,39% D. 40,18%
Câu 184:. Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta thường lót những lá Zn vào mặt trong của nồi hơi. Hãy cho biết người ta đã sử dụng phương pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn nào sau đây?
A. cách li kim loại với môi trường B. dùng hợp kim chống gỉ
C. dùng chất chống ăn mòn D. dùng phương pháp điện hóa
Câu 185:. Giữ cho bề mạt kim loại luôn sạch, không có bùn đất bám vào cũng là một biện phấp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết người ta đã áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Cách li kim loại với môi trường B. Dùng hợp kim chống gỉ
C. Dùng chất chống ăn mòn D. Dùng phương pháp điện hóa
Câu 186: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH và HCl tiếp xúc Cl2
B. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm
C. Ngâm kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt dung dịch CuSO4.
D. Tôn lợp nhà bị xây sát tiếp xúc với không khí ẩm
Câu 187:. Trường hợp nào sau đây không tạo ra chất kết tủa ?
A. Cho Na dư vào dung dịch Cu(NO3)2 B. Cho Mg dư vào dung dịch Fe(NO3)3
C. Cho Cu dư vào dung dịch FeCl3 D. Trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2
Câu 188:. Loại phản ứng hóa học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?
A. phản ứng thế B. phản ứng oxi hóa-khử C. phản ứng phân hủy D. phản ứng hóa hợp
Caâu 189:. Hòa tan hoàn toàn 6,36 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ, thuộc hai chu kì liên tiếp nhau bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được khí B. Cho B hấp thu hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 13,79 gam kết tủa. Tên hai kim loại kiềm là:
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Caâu 190: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn giảm 0,5%. Khối lượng lá Zn trước khi tham gia phản ứng là:
A. 40g B. 60g C. 13g D. 6,5g
Caâu 191: Ngâm một lá Cu có khối lượng 20g trong 200ml dd AgNO3 2M. Khi láy lá Cu ra, lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 34%. Khối lượng lá Cu sau phản ứng là:
A. 30,336g B. 33,36g C. 36,33g D. 33,063g
Caâu 192: Cho m gam Zn vào 1000ml dung dịch AgNO3 0,4M. Sau một thời gian người ta thu được 38,1 gam hỗn hợp kim loại. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 52,9 gam hỗn hợp muối khan. Tính m?
A. 0,65g B. 23g C. 6,5g D. 13g
Caâu 193: Ngâm một lá Zn trong 200g dung dịch FeSO4 7,6%. Khi phản ứng kết thúc lá Zn giảm bao nhiêu gam?
A. 6,5g B. 5,6g C. 0,9g D. 9g
Câu 194: Cho mg hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m g bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 90,27% B. 12,67% C. 85,3% D. 82,2%
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ bài tập trắc nghiệm ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Chuyên Lê Khiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: