NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN GDCD 11 HK2 - NĂM HỌC 2019 – 2020
CHỦ ĐỀ 9. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NHẬN BIẾT
Câu 1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
A. nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. B. giai cấp lãnh đạo.
C. những người lao động. D. tầng lớp trí thức.
Câu 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng
A. pháp luật. B. chính sách.
C. đạo đức. D. chính trị.
Câu 3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước Việt Nam. D. Nhân dân Việt Nam.
Câu 4. Nhà nước xuất hiện khi
A. con người xuất hiện. B. xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy.
C. mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. D. phân hóa lao động.
Câu 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
A. tầng lớp trí thức. B. giai cấp công nhân.
C. nhân dân. D. Đảng Cộng sản.
Câu 6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
A. Công nhân. B. Nông dân.
C. Trí thức. D. Mọi giai cấp.
Câu 7. Chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. đảm bảo an ninh chính trị. B. tổ chức và xây dựng.
C. đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. D. tổ chức và giáo dục.
Câu 8. Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. trấn áp các lực lượng phá hoại. B. tổ chức và xây dựng.
C. giữ gìn chế độ xã hội. D. xây dựng chính sách, pháp luật.
Câu 9. Nhà nước xuất hiện khi nào?
A. Khi con người xuất hiện.
B. Khi xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy.
C. Khi mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
D. Khi có sự phân hóa lao động.
Câu 10. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng
A. chính trị. B. pháp luật.
C. tuyên truyền, giáo dục. D. chính sách, nghị quyết.
Câu 11. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của
A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân.
C. tầng lớp trí thức. D. tầng lớp lao động.
Câu 12. Chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. đảm bảo an ninh chính trị. B. tổ chức và xây dựng.
C. đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. D. tổ chức và giáo dục.
Câu 13. Tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
A. Mọi cán bộ, công chức Nhà nước. B. Mọi công dân.
C. Lực lượng công an nhân dân. D. Lực lượng quân đội nhân dân.
Câu 14. Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. trấn áp các lực lượng phá hoại. B. tổ chức và xây dựng.
C. giữ gìn chế độ xã hội. D. xây dựng chính sách, pháp luật.
THÔNG HIỂU
Câu 1. Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc.
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam.
C. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình.
D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng.
Câu 2. Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn.
D. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước?
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người.
Câu 4. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước ta ra đời là để duy trì sự thống trị giai cấp.
B. Chức năng bảo đảm được an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội giữ vai trò quyết định.
C. Chức năng tổ chức và xây dựng là chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định.
D. Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, vì nhân dân.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh A không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
B. Anh B không đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy.
C. Anh C tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
D. Anh D tuyên truyền, vận động mọi người trồng cây xanh.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội”. Em lựa chọn câu nào sau đây khi nhận xét về ý kiến trên?
A. Đồng tình vì Nhà nước ta cũng như mọi Nhà nước nói chung, ra đời là để duy trì sự thống trị giai cấp.
B. Đồng tình vì bảo đảm được an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội thì mới thực hiện được các chức năng khác.
C. Không đồng tình vì chức năng tổ chức và xây dựng mới là chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định.
D. Không đồng tình vì chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội không quan trọng.
VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào cho phù hợp?
A. Rủ thêm một số người tham gia.
B. Báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó.
CHỦ ĐỀ 10. NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NHẬN BIẾT
Câu 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
A. đạo đức, lối sống. B. pháp luật, kỉ cương.
C. văn hóa, giáo dục. D. phong tục, tập quán.
Câu 2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Trí thức. C. Nông dân.
B. Nhân dân. D. Công nhân.
Câu 3. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu nào về tư liệu sản xuất?
A. Công hữu. B. Tư hữu. C. Chiếm hữu. D. Tập thể.
Câu 4. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. nhân dân lao động. B. nhà nước pháp quyền.
C. giai cấp lãnh đạo. D. Đảng Cộng sản.
Câu 5. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu nào về tư liệu sản xuất?
A. Công hữu. B. Tư hữu. C. Chiếm hữu. D. Tập thể.
THÔNG HIỂU
Câu 1. Việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.
Câu 2. Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.
Câu 3. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.
Câu 4. Quyền nào sau đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật. B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
C. Quyền bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ. D. Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
Câu 5. Quyền bình đẳng nam nữ là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1. Trên đường đi học về, em nhìn thấy một người đang lấy trộm dây điện. Trong trường hợp này, cách giải quyết nào sau đây thể hiện quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị?
A. Báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
B. Viết bài phê bình về hình ảnh đó gửi đăng báo.
C. Lén chụp hình đăng lên mạng xã hội để khoe với bạn bè.
D. Lập tức bắt ngay để họ không bỏ trốn.
{-- xem tiếp nội dung Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm HK2 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 có đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 Trường THCS Ngô Lê Tân. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.