Một số dạng bài tập thường gặp về Hidrocacbon và Hidrocacbon thơm môn Hóa học 12 năm 2020

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP VỀ HIDROCACBON VÀ HIDROCACBON THƠM

 

A. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

Phần 1: Bài tập luyện tập củng cố lý thuyết

Dạng 1: BT viết ĐPCT:

Bài 1:  Hãy viết CTCT của các chất sau

a) C5H11Cl.

CH3-CH2-CH2-CH2-CH2 –Cl            

CH3-CH2-CH2-CH2-CHCl-CH3

CH3-CH2-CH2-CHCl-CH2-CH3           

(CH3)2CH-CH2-CH2 –Cl

CH3-CH2-CH(CH3)-CH2 –Cl            

(CH3)3C-CH2 –Cl

(CH3)2CCl-CH2-CH3                                 

(CH3)2CH-CHCl-CH3

b) C4H8 (có 1 liên kết đôi hoặc mạch vòng)

CH2=CH-CH2-CH3                

CH3-CH=CH-CH3

CH2=C(CH3)2

c) C4H10O.( Phân tử có 1 nhóm OH)

CH3-CH2-CH2-CH2-OH       

CH3-CH2-CHOH-CH3

(CH3)2CH-CH2-OH               

(CH3)2COH-CH3

d) C3H8O.( Phân tử có 1 nhóm OH).

CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CHOH-CH3

Dạng 2: BT Viết PTPƯ-Tính chất hóa học

Bài 2: Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có):

Dạng 3: BT nhận biết các hiđrocacbon

Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất khí: C2H6 , C2H4, C2H2.

Hướng dẫn giải

Cho lần lượt các khí đi qua dung dịch AgNO3/NH3. Khí nào bị giữ lại tạo kết tủa vàng thì đó là khí C2H2.­­

Hai khí ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3, không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là C2H6, C2H4.

Cho 2 khí còn lại đi qua dung dịch Br2, khí nào làm mất màu dung dịch Br2 là C2H4. Khí còn lại bay ra khỏi  dung dịch Br2 là C2H6.

Phương trình hoá học:

C2H2 + 2[Ag(NH3)2 ]OH  → C2Ag2 + 4NH3 + 2H2O

C2H4 + Br2 → C2H4Br2    

 * Với bài này ta cũng có thể lập bảng như sau:

 

 

C2H6

 

C2H4

 

C2H2

Dung dịch AgNO3/NH3

 

 

Kết tủa vàng

Dung dịch Br2

 

Mất màu

 

Sau đó viết các phương trình hoá học như trên.

Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: benzen, toluen, stiren

Hướng dẫn: dùng dung dịch KMnO4

- Chất làm mất mầu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren

- Chất làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng là toluen

- Chất không làm mất màu dung dịch KMnO4 là benzen

HS tự viết PTPƯ

Phần 2: Bài tập giải toán hóa học

Dạng 1: BT xác định CTPT hợp chất hữu cơ

Bài 1:  Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam chất hữu cơ X (C,H,O) thu 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,08 g H2O. Ở trạng thái khí X nặng hơn không khí 2,069 lần. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O2                   B. C4H8O2                   C. C2H4O                    D. C4H6O2      

Hướng dẫn :

Đặt công thức X là CxHyOz có \(d = \frac{{{M_X}}}{{29}} = 2,069 \Rightarrow \,{M_X} = 60\)

\({n_X} = \frac{{1,8}}{{60}} = 0,03\;(mol)\,\,;\,\,{n_{C{O_2}}} = 0,06\;(mol)\,\,;\,\,{n_{{H_2}O}} = 0,06\;(mol)\)

Tính thông qua công thức thực nghiệm.

\(\begin{array}{l}
{n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,06\,(mol)\,\,\,\\
{n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,12\,(mol)\\
{n_O} = \frac{{1,8 - (0,06.12 - 0,12)}}{{16}} = \,0,06\,(mol)\\
x:y:z = {n_C}:{n_H}:{n_O} = 0,06:0,12:0,06 = 1:2:1\\
CTTN\,\,{(C{H_2}O)_n}\,\,:\,\,30n = 60\,\, \Rightarrow \,n = 2\,\,\\
 \Rightarrow \,CTPT\,\,:\,\,{C_2}{H_4}{O_2}
\end{array}\)

Bài 2:  Phân tích thành phần hợp chất A thu được kết quả thực nghiệm: C : 49,40%,  H : 9,80%,  N : 19,18%, còn lại là oxi, dA/ kk = 2,52. Công thức phân tử của hợp chất A là

A. C3H7NO.                            B.C3H8NO.                             C. C3H9NO.                            D. C3H6NO.

Hướng dẫn:

Gọi CTPT của A:  CxHyOz N(x,y,z t, nguyên,dương)

M = 2,52. 29 = 73g/mol

\(X = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}.\% {\rm{C}}}}{{{\rm{12}}{\rm{.100\% }}}} = \frac{{73.49,4}}{{12.100\% }} = 3\)

\(Y = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}.\% {\rm{H}}}}{{{\rm{1,0}}{\rm{.100\% }}}} = \frac{{73.9,8}}{{100\% }} = 7\)

\(Z = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}.\% {\rm{O}}}}{{{\rm{16}}{\rm{.100\% }}}} = \frac{{73.21,62}}{{16.100\% }} = 1\)

\(T = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}.\% {\rm{N}}}}{{{\rm{14}}{\rm{.100\% }}}} = \frac{{{\rm{73}}.{\rm{19,18}}}}{{{\rm{14}}{\rm{.100\% }}}} = 1\)

→ CTPT:  C3H7NO

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam một ankan X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. CH4.                            B. C2H6.                           C. C3H8.                              D. C4H10.

Hướng dẫn:

nC = nCO2 = 0,15mol → mC =0,15.12 =1,8g → mH = 0,4g → nH = 0,4mol

→ X là C3H8 (Đ/A: C)

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong 3,6 lít dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy lượng kết tủa sinh ra hoàn toàn đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 57,2 gam. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X vào trong 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,56M thì thấy lượng kết tủa bị tan đi một phần. Vậy A là

A. C8H18.                          B. C9H6.                            C. C8H8.                             D. C7H12.

Hướng dẫn:

n(Ca(OH)2) = 3,6.0,5 = 1,8mol → nCO2 < 1,8mol

m(giảm) = mCaCO3 –(mCO2 +mH2O) = 57,2

nBa(OH)2 = 1,4mol → dư CO2

→ nCO2 > 1,4 mol và là bội số của 0,2 → nCO2 = 1,6mol → n(H2O)=1,8mol → Đ/a: A

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ankin A thu được V lít (đktc) hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ khối so với hidro bằng 16,8. Vậy công thức phân tử của A và giá trị V là

A. C4H6 và 11,2.               B. C3H4 và 11,2.               C. C6H8 và 22,4.               D. C3H4 và 22,4.

Hướng dẫn:

d(hh)/2 = 16,8 → M(hh) = 33,6 →  n(CO2) =1,5n(H2O) → Đ/a: D

Bài 6: Cho 0,1 mol một hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ 300 ml dung dịch Br2 1M, tạo dẫn xuất có chứa 90,22% brom về khối lượng. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. Công thức cấu tạo của X là

A. CH C-CH2-C CH.                                      B. CH2=CH-C CH.           

C. CH3-CH=CH-C CH.                          D. CH C-CH2-CH=CH2.   

Hướng dẫn:

Ta có  =  0,3.1 = 0,3 (mol)  → \({n_X}:{n_{B{r_2}}}\) = 0,1 : 0,3 = 1 : 3

→ Hiđrocacbon X mạch hở có 3 liên kết pi

Đặt công thức của dẫn xuất là: \({C_x}{H_y}B{r_6}\)

Lập tỉ lệ  \(\frac{{480}}{{12x + y}} = \frac{{{\rm{90,22}}}}{{{\rm{9,78}}}}\) →   12x + y  =  52

→ Chỉ có cặp nghiệm x  =  4, y  =  4 là thích hợp

Do đó công thức phân tử của X là C4H4

Mặt khác, X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa  X có liên kết ba ở đầu mạch. Vậy công thức cấu tạo của X là: CH2=CH-C≡CH.          

Dạng 2: Bài tập xác định giá trị các chất

Bài 1: Hỗn hợp khí A gồm etilen và axetilen. Dẫn 3,36 lít khí A vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 24,0 gam kết tủa và có V lít khí thoát ra. Các thể tích đo ở đktc. Tính V và phần trăm về thể tích của các khí trong hỗn hợp A.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:

A. 5,60.                                   B. 6,72.                       C. 4,48.                       D. 2,24.

Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, ta thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của 2 hiđrocacbon trên là:

A. C2H4 và C4H8.       B. C2H2 và C4H6.          C. C3H4 và C5H8.         D. CH4 và C3H8.

Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH4 và C2H6.                                                         B. C2H6 và C3H8.                   

C. C3H8 và C4H10.                                                      D. C4H10 và C5H12

Câu 53: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam H2O. Phần trăm thể tích của CH4 trong A là:

A. 30%.                       B. 40%.                       C. 50%.                       D. 60%.

Câu 54: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 (dư) rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0oC và 0,4 atm. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH4 và C2H6.           B. C2H6 và C3H8.        C. C3H8 và C4H10.    D. C4H10 và C5H12

Câu 55: Oxi hoá m gam hợp chất hữu cơ X bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra gồm CO2 và hơi nước, cho sản phẩm lần lượt đi qua bình đựng P2O5 và bình đựng 625ml Ba(OH)2 0,2M thì thu được 9,85g kết tủa. Khối lượng bình 1 tăng 5,4g và khối lượng CuO giảm 8g. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6                              B. C3H4                              C. C2H6O2                       D. C3H8

Câu 56:  Đốt cháy 4,5 gam hợp chất B chứa C,H,O thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Tỉ khối hơi của B so với NO là 6. Công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của B là

A. CHO và C6H6O6                            B. CH2O và C6H12O6

C. CH3O và C6H14O6                         D. C2H3O  và C8H12O4

Câu 57 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon CxHy và CxHz có số mol bằng nhau thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam H2O. Công thức phân tử của các hiđrocacbon là

A. C3H8 và C3H6.                                          B. C2H4 và C2H6.    

C. C4H10 và C4H8.                                         D. C4H10 và C4H6.

Câu 58: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A. 20%.                         B. 25%.                    C. 50%.                    D. 40%.

Câu 59: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:

A. C4H8.                                 B. C5H10.                                C. C3H6.                                 D. C2H4

Câu 60: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6.                      B. C4H8.                                  C. C2H4.                                 D. C5H10.

Câu 61: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với  H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

A. C2H4.                     B. C3H6.                                  C. C4H8.                                 D. C5H10.

Câu 62: Đem đốt cháy hoàn toàn  0,1 mol  hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là:

A. C2H4 và C3H6.         B.  C3H6 và C4H8.        C. C4H8 và C5H10.   D. C5H10 và C6H12.

Câu 63: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là

A. C5H8 .                        B. C2H2.                          C. C3H4.              D. C4H6.

Câu 64: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần % về thể tích etilen và axetilen lần lượt là     

A. 66%  và 34%.         B. 65,66%  và 34,34%.           C. 66,67%  và 33,33%.           D. Kết quả khác.

Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C3H4.                            B. C2H2.                      C. C4H6.                     D. C5H8.

Câu 66: Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là

A. 80%.                             B. 70%.                           C. 92%.                         D. 60%.

Câu 67: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

A. 6.                                   B. 5.                                 C. 7.                              D. 4.

Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn  bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là

A. C3H4.                            B. CH4.                           C. C2H4.                       D. C4H10.

Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 10,5 lít O2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiđrat hóa hoàn toàn X trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó khối lượng ancol bậc hai bằng 6/13 lần tổng khối lượng các ancol bậc một. Phần trăm khối lượng của ancol bậc một (có số nguyên tử cacbon lớn hơn) trong Y là

A. 46,43%.            B. 31,58%.                                   C. 10,88%.                    D. 7,89%.

Câu 70: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 10 gam.        B. 24 gam.                 C. 8 gam.                    D. 16 gam.

Câu 71: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỉ lệ số mol 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là

A. một ankan và một ankin.                                        B. hai ankađien.                     

C. hai anken.                                                               D. một anken và một ankin.

Câu 72: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?

A. 5.                                        B. 4.                                        C. 6.                                       D. 2.

Câu 73: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hh X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hh Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dd brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hh khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

A. 22,4 lít.                              B. 44,8 lít.                              C. 26,88 lít.                            D. 33,6 lít.

Câu 74: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là:

A. CHºC-CH3, CH2=CH-CºCH.                                        B. CHºC-CH3, CH2=C=C=CH2.

C. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2.                                       D. CH2=C=CH2, CH2=CH-CºCH.

Câu 75: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:

A. 5,85                                      B. 3,39                                  C. 6,6                                     D. 7,3

Câu 76: Cho butan qua xúc tác ( ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6, H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là

A. 0,48 mol        B. 0,36 mol                                     C. 0,60 mol                     D. 0,24 mol

Câu 77: Hỗn hợp X có tỉ khối =15 gồm C2H2, C2H4, C2H6, C3H4 và H2 được chứa trong bình có dung tích 2,24 lít. Cho một ít Ni (thể tích không đáng kể) vào bình rồi nung nóng một thời gian, sau đó dẫn hỗn hợp khí Y thu được qua bình chứa Br2 thấy khối lượng bình Br2 tăng lên một lượng Dm = 2 (gam) và có V lít hỗn hợp khí Z ( = 20) thoát ra. Các khí đo ở đktc. V có giá trị :

A. 1,68 lít                    B. 1,12 lít                    C. 1,00 lít                    D. 0,56 lít       

Câu 78: Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối natri của 3 axit no đơn chức với NaOH dư thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 42,0.                                   B. 84,8.                                   C. 42,4.                       D. 71,2.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số dạng bài tập thường gặp về Hidrocacbon và Hidrocacbon thơm môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?