BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT THÁI HÒA
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng ?
A. Metyl - ,etyl - ,đimetyl- ,trimeltyl – là chất khí, dễ tan trong nước.
B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng.
Câu 2: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 3: C4H11N có số đồng phân amin bậc 1 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 5: Điều nào sau đây sai?
A. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ tím đổi màu.
B. Các amino axit đều tan được trong nước.
C. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính.
D. Khối lượng tử của amino axit có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ.
Câu 6: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là :
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
Câu 7: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 8: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3 B. 9 C. 4 D. 6
Câu 9: Khi thủy phân polipeptit sau:
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH2COOH)—CO-NH-CH(CH2-C6H5) — CO-NH- CH(CH3)- COOH
Số amino axit khác nhau thu được là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím là
A. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH
C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH D. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH
Câu 11: Các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần:
A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3
B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3, C2H5NH2
C. NH3, C6H5NH2, CH3NH2, CH3NHCH3
D. NH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5, CH3NHCH3
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 12: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1); ClH3N-CH2-COOH (2); NH2-CH2-COONa (3); NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4); HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5).
Các dd làm quỳ tím hoá đỏ là:
A. (1), (3) B. (3), (4) C. (2), (5) D. (1), (4).
Câu 13: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
A. Val-Phe-Gly-Ala.
B. Ala-Val-Phe-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Phe.
D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 14: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.
Câu 15: Dung dịch metylamin có thể tác dụng với chất nào sau đây: Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, quỳ tím.
A. FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, Na2CO3. B. Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng.
C. FeCl3, quỳ tím, H2SO4 loãng, CH3COOH D. Na2CO3, H2SO4 loãng, quỳ tím
Câu 16: Để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và lòng trắng trứng ta dùng:
A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/OH- D. HNO3
Câu 17: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. Dung dịch NaOH B. Giấy quỳ tím C. Dung dịch phenolphtalein D. Nước brom
Câu 18: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N B. C3H7N C. CH5N D. C2H7N
Câu 19: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức của X là
A. H2N-C3H6-COOH.
B. H2N-C2H4-COOH.
C. H2NC3H5(COOH)2.
D. (NH2)2C3H5COOH.
Câu 20: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 ml
Câu 21: phân tử amino axit X có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 15g X td với NaOH đủ, cô cạn dd thu được 19,4 gam muối khan. CT của X là
A. H2NC4H8COOH
B. H2NC3H6COOH
C. H2NC2H4COOH
D. H2NCH2COOH
Câu 22. α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 23. Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A. C5H9O4N. B. C4H10O2N2. C. C5H11O2N. D. C4H8O4N2
Câu 24: đốt hoàn toàn amin đơn chức X -> 8,4 lit CO2; 1,4 lit N2(đkc) và 10,125g nước. CTPT của X là:
A. C3H7N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H9N
Câu 25: Hợp chất hữu cơ X là este tạo bởi axit glutamic (axit a- amino glutaric) và một ancol bậc nhất. Để p.ứng hết với 37,8 gam X cần 400 ml ddNaOH 1M. CTCT thu gọn X là
A. C2H3(NH2)(COOCH2- CH3)2 B. C3H5(NH2)(COOCH2- CH2- CH3)2
C. C3H5(NH2)(COOH)(COOCH2- CH2- CH3) D. C3H5NH2(COOH)COOCH(CH3)2
Câu 26: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí metan. CTCT phù hợp của X là
A. CH3COOCH2NH2
B. C2H5COONH4
C. CH3COONH3CH3
D. Cả A, B, C
Câu 27: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các p.ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,55.
Câu 28: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của M là
A. 51,72 B. 54,30 C. 66,00 D. 44,48
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp X gồm NH3, CH5N, C2H7N biết số mol NH3 bằng số mol C2H7N đem đốt cháy hoàn toàn thu được 20,16 lit CO2(đktc) và x mol H2O. giá trị m và x là
A. 13,95g và 16,20g ;
B. 16,20g và 13,95g
C. 40,50g và 27,90g ;
D. 27,90g và 40,50g
Câu 31: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 32: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2
B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. CH3–NH–CH3
D. C6H5NH2
Câu 33: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. NH3 B. C6H5CH2NH2 C. C6H5NH2 D. (CH3)2NH
Câu 34: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin B. Natri hiđroxit. C. Natri axetat. D. Amoniac.
Câu 35: Chất có tính bazơ là
A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C6H5OH.
Câu 36: Cho 500 gam benzen pư với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là
A. 456 gam. B. 564 gam. C. 465 gam. D. 546 gam.
Câu 37: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 11,95 gam. B. 12,95 gam. C. 12,59 gam. D. 11,85 gam.
Câu 38: Cho 5,9 gam etylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 8,15 gam. B. 9,65 gam. C. 8,10 gam. D. 9,55 gam.
Câu 39: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
A. 18,6g B. 9,3g C. 37,2g D. 27,9g.
Câu 40: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
...
Trên đây là nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Amin, Amino axit và Protein môn Hóa học 12 Trường THPT Thái Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Các dạng bài tập chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Trắc nghiệm lý thuyết và bài tập chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Hoa Lưu
- Bài tập ôn thi Chương Amin- Aminoaxit-Protein môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !