Lý thuyết và các dạng bài tập ôn tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2019-2020

LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

 

Este

Lipit – Chất béo

 

Khái niệm

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

- CTPT của Este no,đơn chức,m­­ạch hở:  CnH2nO2 ( n ) hoặc RCOOR’

- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

- Chất béo là Trieste của glixerol với axit béo ( axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài và không phân nhánh).

 

- Đồng phân: este no đơn chức CnH2nO2  : 2n-2

- Tên = tên gốc R’ + tên gốc axit (at)

- Số este tối đa tạo bởi n chất béo khác nhau = n2(n-1)/2

- Tên = tri + tên axit (in)

(C17H35COO)3C3H5  tristearin

Tính chất hóa học

1/ Phản ứng thủy phân:

+) Môi trường axit:

RCOOR’ + H2O → RCOOH + R’OH

+) Môi trường bazơ ( p/ư xà phòng hóa):

RCOOR’ + NaOH→  RCOONa + R’OH

*) Có 3 trường hợp đặc biệt

- RCOOCH=C… thủy phân tạo anđêhit …C-CHO

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa  +  CH3CHO

- RCOOC(R’)=C… thủy phân tạo xeton …C-COR’

 

1/ Phản ứng thủy phân:

( COO)3C35 +3H2O → 3 COOH  + C3H5(OH)3

2/ Phản ứng xà phòng hóa:

( COO)3C35 +3NaOH→ 3 COONa  + C3H5(OH)3

3/ Phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng

(C17H33COO)3C3H5+3H → (C17H35COO)3C3H5

   Triolein (Lỏng)                            Tristearin (Rắn)

 

 

 

 

 

 

 

HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH → CH3COONa  +  CH3COCH3

Este đơn chức của phenol thu được 2 muối

RCOOC6…+ 2NaOH → RCOONa + NaOC6…  + H2O

2/ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon không no:

+) Phản ứng cộng:

CH2=CH COOCH3 + Br2 →CH2Br –CHBr –COOCH3

+) Phản ứng trùng hợp. Một số este có liên kết đôi C = C tham gia phản ứng trùng hợp như anken.

+) Este fomat có phản ứng tráng gương

HCOOR’ →  2Ag

3/ Điều chế

Dùng pư este hóa

RCOOH + R’OH  RCOOR’+ HOH

TH riêng:

CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2.

C6H5OH +(CH3CO)2O →CH3COOC6H5 CH3COOH

4/ Phản ứng oxihóa( sự ôi thiu của lipit):

Ghi chú:

Chí số axit: là số mg KOH dùng để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.

Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo.

Một số axit béo thường gặp:

C15H31COOH ( axit panmitic);

C17H35COOH (axit stearic)

C17H33COOH (axit oleic)

C17H31COOH (axit linoleic)

 

B. BÀI TẬP LÝ THUYẾT

Câu 1: Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit axetic                  B. Axit glutamic                C. Axit stearic                   D. Axit ađipic

Câu 2: Chất béo là trieste của axit béo với

A. ancol etylic.                   B. ancol metylic.           C. etylen glicol.               D. glixerol.

Câu 3: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A.Tristearin.                                B. Metyl axetat.              C.Metyl fomat.               D.Benzyl axetat.

Câu 4: Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3.Tên gọi củaX là

A.metyl axetat                            B. metyl propionate         C.propylaxetat                D.etylaxetat

Câu 5: Cho dãy các chất: CH≡C-CH=CH2;CH3COOH;

CH2=CH-CH2OH;CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là:

A.4.                                B. 5.                                           C.3.                        D.2.

Câu 6 : Chất nào tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra Glyxerol ?

A. Glyxin                    B. Tristearin                C. Metyl axetat           D. Glucozo

Câu 7: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức của X thỏa mãn chất trên là

A.6.                             B.3.                            C.4.                             D.5.

Câu 8: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH2C6H5                                     B. C15H31COOCH3

C. (C17H33COO)2C2H4                                     D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 9: Xà phòng hóa  trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là

Câu 10: Chất nào tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra Glyxerol ?

A. Glyxin                    B. Tristearin                C. Metyl axetat           D. Glucozo

Câu 11. Phát biểu đúng là:

A. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

B. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H­2SO4 đặc là phản ứng một chiều

C. Tất cả các este phản ứng với dd kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol

D. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2                                                                                

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol

B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối

C. Số nguyên tử H trong phân tử este đơn và đa chức luôn là số chẵn

D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn                                            

Câu 13. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

  Phenol +X → Phenyl axetat; Phenyl axetat + NaOH dư (t0) → Y (hợp chất thơm)

Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. Axit axetic và phenol                               B. Axit axetic và natri phenolat

C. Anhidrit axetic và phenol                         D. Anhidrit axetic và natri phenolat

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?

A. HCOOCH=CHCH3 + NaOH →

B. CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH →

C. CH3COOCH=CH2 + NaOH →

D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat) + NaOH →

Câu 15: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic . Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A. 3.                B. 2.                C. 5.                D. 4.

Câu 16: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2.                                   B. CH3-COO-CH=CH-CH3.

C. CH2=CH-COO-CH2-CH3.                                  D. CH3-COO-CH2-CH=CH2.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

Câu 18.   Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?

A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).                  B. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).

C. CH3COO–[CH2]2–OOCCH2CH3.                  D. CH3OOC–COOCH3.

Câu 19. Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là

A. HCOO-CH=CHCH3                                B. HCOO-CH2CHO

C. HCOO-CH=CH2                                      D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 20: Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3                             B. 4                             C. 2                             D. 6

Câu 21: Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch trong thu được hất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là

Câu 22. Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng với dd NaOH:            

A. 3                

B. 4                

C. 5                

D. 6                                              

Câu 23. Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y là:

A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2                    B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3

C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3                      D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5

Câu 24. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O2 phản ứng được với dd NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:                      

A. 4    

B. 5   

C. 8    

D. 9    

Câu 25. Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:     

A. CH2=CHCOOCH3

B. HCOOC(CH3)=CH2            

C. HCOOCH=CH-CH3             

D. CH3COOCH=CH2

Câu 26. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:

A. ancol metylic                     

B. etyl axetat      

C. axit fomic                 

D. ancol etylic               

Câu 27. Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được 2 chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là:

A. metyl propionat   

B. metyl axetat                       

C. etyl axetat  

D. vinyl axetat                    

Câu 28. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thuỷ phân trong dd NaOH dư đun nóng sinh ra ancol là:              

A. 2          

B. 4             

C. 5    

D. 3                         

Câu 29. Cho sơ đồ chuyển hóa:

(a) C3H4O2 + NaOH  X + Y                          

(b) X + H2SO4 loãng → Z + T

(c) Z + AgNO3/NH3 dư → E + Ag + NH4NO3            

(d) Y + AgNO3/NH3 dư → F + Ag + NH4NO3

Chất E và F theo thứ tự là:     

A. (NH4)2CO3 và CH3COOH            

B. HCOONH4 và CH3COONH4

C. (NH4)2CO3 và CH3COONH4                    

D. HCOONH4 và CH3CHO

Câu 30. Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dd NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:

A. (1), (2), (3)                        B. (1), (3), (4)              C. (2), (3), (5)              D. (3), (4), (5)

Câu 31. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dd NaOH, sau đó cô cạn dd thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với dd AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dd NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là:

A. HCOOCH=CH2   

B. CH3COOCH=CH2

C. HCOOCH3   

D. CH3COOCH=CH-CH3       

Câu 32. Mệnh đề không đúng là:

A. CH3CH2COOCH = CH2 tác dụng với dd NaOH thu được muối và andehit

B. CH3CH2COOCH = CH2 tác dụng được với dd Br2

C. CH3CH2COOCH = CH2 có thể trùng hợp tạo polime

D. CH3CH2COOCH = CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2 = CHCOOCH3                                  

Câu 33. Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dd NaOH dư đun nóng thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là:       

A. CH3COOCH2CH2Cl                     

B. CH3COOCH2CH3

C. ClCH2COOC2H5              

D. CH3COOCH(Cl)CH3       

Câu 34. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là:             

A. 4                

B. 6                

C. 3                

D. 5

Câu 35. Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dd NaOH tạo ra 2 muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. CTCT thu gọn của X là:

A. HCOOC6H4C2H5

B. C2H5COOC6H5     

C. C6H5COOC2H5     

D. CH3COOCH2C6H5

Câu 36. Cho sơ đồ phản ứng:

  Este X (C4HnO2)  Y  Z  C2H3O2Na.

Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là:

A. CH2=CHCOOCH3

B. CH3COOCH2CH3 

C. HCOOCH2CH2CH3                      

D. CH3COOCH=CH2

Câu 37. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

  C3H4O2 + NaOH → X + Y                           X + H2SO4 loãng → Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z tương ứng là:

A. CH3CHO và HCOOH                              B. HCOONa và CH3CHO     

C. HCHO và CH3CHO                                 D. HCHO và HCOOH                                                                     

Câu 38. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dd NaOH đun nóng theo phương trình:C4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y cần vừa đủ 2a mol CuO đun nóng, sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là:

A. 44                          B. 58                           C. 82                           D. 118                                    

Câu 39. Xà phòng hoá hợp chất có công thức C10H14O6 trong dd NaOH dư thu được glixerol và hỗn hợp gồm 3 muối (không có đồng phân hình học). Công thức của 3 muối đó là:

A. CH2=CHCOONa, HCOONa, CH≡CCOONa                  

B. HCOONa, CH≡CCOONa, C2H5COONa

C. CH3COONa, HCOONa, CH3CH=CHCOONa                

D. CH2=CHCOONa, C2H5COONa, HCOONa        

Câu 40. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra 2 ancol đơn chức có số nguyên tử C trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là:          

A. C2H5OCO – COOCH3                

B. CH3OCO – CH2CH2COOC2H5

C. CH3OCO – CH2COOC2H5           

D. CH3OCO – COOC3H       

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. Bài tập về phản ứng đốt cháy; thủy phân

Câu 1. Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:   

A. etyl axetat    

B. metyl axetat               

C. metyl fomiat     

D. propyl axetat                                   

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,11g một este X (tạo nên từ 1 axit đơn chức và 1 ancol đơn chức) thu được 0,22g CO2 và 0,09g H2O. Số đồng phân của este là:                       

A. 4                              B. 2                             C. 6                             D. 5                                                               

Câu 3. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08g X thu được 2,16g H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong hỗn hợp là:

A. 75%                      B. 72,08%                   C. 27,92%                   D. 25%           

Câu 4. Hỗn hợp Z gồm 2 este X và Y tạo bởi cùng 1 ancol và 2 axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16lit O2 (đktc) thu được 5,6lit CO2 (đktc) và 4,5g H2O. Công thức của este X và giá trị của m là:

A. CH3COOCH3 và 6,7           

B. (HCOO)2C2H4 và 6,6  

C. HCOOC2H5 và 9,5   

D. HCOOCH3 và 6,7 

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3,42g hỗn hợp axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 18g kết tủa và dd X. Khối lượng X so với khối lượng dd Ca(OH)2 ban đầu thay đổi như thế nào:

A. Giảm 7,74g            B. Tăng 7,92g             C. Tăng 2,70g             D. Giảm 7,38g

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

A. 40,40          B. 31,92                      C. 36,72                      D. 35,60

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,15.                     B. 20,60.                                 C. 23,35.                                 D. 22,15.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,04.                       B. 0,08.                                   C. 0,20.                                   D. 0,16.

Câu 9. Để phản ứng hết với 1 lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ đơn chức X, Y (MX < MY) cần vừa đủ 300ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6g muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lit CO2 (đktc) và 5,4g H2O. Công thức của Y là:

A. CH3COOCH3       B. C2H5COOC2H5      C. CH2 = CHCOOCH3                       D. CH3COOC2H5                

Câu 10. Cho 45g axit axetic phản ứng với 69g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng thu được 41,25g este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:        

A. 37,58%                   B. 31,25%                  C. 43,62%               D. 62,5%        

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1

A. 11,6.                      B. 16,2.                        C. 10,6.                     D. 14,6.

Câu 12: Để tác dụng hết với a mol triolein cần tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,12                       B. 0,15.                       C. 0,3.                        D. 0,2.

Câu 13: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X, Y lần lượt là

A. CH3COOH và C3H5OH                             B. C2H3COOH và CH3OH

C. HCOOH và C3H5OH                                 D. HCOOH và C3H7OH

Câu 14: Hidro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí (đktc). Giá trị của V là :

A.4,032                                  B.0,448.                        C.1,344.                        D.2,688

Câu 15: Cho 0,3 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y ( no, đơn chức, mạch hở có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí oxi (đktc). Khối lượn của 0,3 mol X là :

  A.29,4 gam                           B.31,0 gam                   C.33,0 gam                   D.41,0 gam

Câu 16: Để tác dụng hết với a mol triolein cần tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,12                       B. 0,15.                       C. 0,3.                        D. 0,2.

Câu 17: cho 0,1 mol este X ( no, đơn chức, mạch hở) hản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol MOH( M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của X là

A. metyl axetat.           B. etyl axetat               C. etyl fomat.              D.metyl fomat.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và các dạng bài tập ôn tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?