LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC CÓ ĐÁP ÁN
BÀI 1: ANĐEHIT VÀ XETON
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1. Định nghĩa và cấu trúc
a. Định nghĩa
- Nhóm >C=O được gọi là nhóm cacbonyl.
- Anđehit là những hợp chất mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết với gốc hiđrocacbon hoặc nguyên tử H. Nhóm –CH=O là nhóm chức của anđehit, nó được gọi là nhóm cacbanđehit. Thí dụ : H-CH=O (fomanđehit), CH3-CH=O (axetanđehit)…
- Xeton là những hợp chất mà phân tử có nhóm >C=O liên kết với 2 gốc hiđrocacbon. Ví dụ : CH3-C(=O)-CH3; CH3-C(=O)-C6H5
b. Cấu trúc của nhóm cacbonyl
Cấu trúc của nhóm cacbonyl (a)
Mô hình phân tử anđehit fomic (b) và axeton (c)
Nguyên tử C mang liên kết đôi ở trạng thái lai hoá sp2.
Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết s bền và một liên kết p kém bền. Góc giữa các liên kết ở nhóm >C=O giống với góc giữa các liên kết >C=C< tức là » 120oC. Trong khi liên kết C=C hầu như không phân cực, thì liên kết >C=O bị phân cực mạnh : nguyên tử O mang một phần điện tích âm, d-, nguyên tử C mang một phần điện tích dương, d+. Chính vì vậy các phản ứng của nhóm >C=O có những điểm giống và những điểm khác biệt so với nhóm >C=C<.
2. Phân loại
Dựa theo cấu tạo của gốc hiđrocacbon, người ta phân chia anđehit và xeton thành 3 loại : no, không no và thơm.
Ví dụ : CH3-CH=O thuộc loại anđehit no, CH2=CH–CH=O thuộc loại anđehit không no, C6H5CH=O thuộc loại anđehit thơm, CH3-C(=O)-CH3 thuộc loại xeton no, CH3-C(=O)-C6H5 thuộc loại xeton thơm,...
3. Danh pháp
- Anđehit : Theo IUPAC, tên thay thế của anđehit gồm tên của hiđrocacbon theo mạch chính ghép với đuôi al, mạch chính chứa nhóm –CH=O, đánh số 1 từ nhóm đó. Một số anđehit đơn giản hay được gọi theo tên thông thường có nguồn gốc lịch sử. Ví dụ :
Anđehit | Tên thay thế | Tên thông thường |
HCH=O | metanal | fomanđehit (anđehit fomic) |
CH3CH=O | etanal | axetanđehit (anđehit axetic) |
CH3CH2CH=O | propanal | propionanđehit (anđehit propionic) |
(CH3)2CHCH2CH=O | 3-metylbutanal | isovaleranđehit (anđehit isovaleric) |
CH3CH=CHCH=O | but-2-en-1-al | crotonanđehit (anđehit crotonic) |
- Xeton : Theo IUPAC, tên thay thế của xeton gồm tên của hiđrocacbon tương ứng ghép với đuôi on, mạch chính chứa nhóm >C=O, đánh số 1 từ đầu gần nhóm đó. Tên gốc - chức của xeton gồm tên hai gốc hiđrocacbon đính với nhóm >C=O và từ xeton.
Ví dụ: CH3-C(=O)-CH3 CH3-C(=O)-CH2-CH3 CH3-C(=O)-CH=CH2
Tên thay thế : propan-2-on butan-2-on but-3-en-2-on
Tên gốc - chức : đimetyl xeton etyl metyl xeton metyl vinyl xeton
- Anđehit thơm đầu dãy, C6H5CH = O được gọi là benzanđehit (anđehit benzoic). Xeton thơm đầu dãy C6H5COCH3 được gọi là axetophenol (metyl phenyl xeton)
4. Tính chất vật lí
- Fomanđehit ( = -19oC) và axetanđehit ( = 21oC) là những chất khí không màu, mùi xốc, tan rất tốt trong nước và trong các dung môi hữu cơ.
- Axeton là chất lỏng dễ bay hơi ( = 57oC), tan vô hạn trong nước và hoà tan được nhiều chất hữu cơ khác.
- So với hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anđehit và xeton cao hơn. Nhưng so với ancol có cùng số nguyên tử C thì lại thấp hơn.
- Mỗi anđehit hoặc xeton thường có mùi riêng biệt, chẳng hạn xitral có mùi sả, axeton có mùi thơm nhẹ, menton có mùi bạc hà,…
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng cộng
a. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử)
Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng với hiđro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng với hiđro tạo thành ancol bậc II.
CH3CH = O + H2 → CH3CH2-OH
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Câu 265: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân cân bằng thì được 5,5 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là :
A. 55%. B. 62,5%. C. 75%. D. 80%.
Câu 266: X là hỗn hợp gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 21,2 gam X tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất este hóa đều đạt 80%). Giá trị m là :
A. 40,48 gam. B. 23,4 gam. C. 48,8 gam. D. 25,92 gam.
Câu 267: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Hỗn hợp Y gồm hai ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng đều bằng 80%). Giá trị m là :
A. 11,616. B. 12,197. C. 14,52. D. 15,246.
Câu 268: Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là :
A. CH3COOH, H% = 68%. B. CH2=CHCOOH, H%= 78%.
C. CH2=CHCOOH, H% = 72%. D. CH3COOH, H% = 72%.
Câu 269: Chất hữu cơ X mạch hở được tạo ra từ axit no A và etylen glicol. Biết rằng a gam X ở thể hơi chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ; a gam X phản ứng hết với xút tạo ra 32,8 gam muối. Nếu cho 200 gam A phản ứng với 50 gam etilenglicol ta thu được 87,6 gam este. Tên của X và hiệu suất phản ứng tạo X là :
A. Etylen glicol điaxetat ; 74,4%. B. Etylen glicol đifomat ; 74,4%.
C. Etylen glicol điaxetat ; 36,3%. D. Etylen glicol đifomat ; 36,6%.
Câu 270: Oxi hoá anđehit OHC–CH2–CH2–CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được 2 este Z và Q (MZ < MQ) với tỉ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là :
A. 0,36 và 0,18. B. 0,48 và 0,12. C. 0,24 và 0,24. D. 0,12 và 0,24.
Câu 271: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol.
a. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) :
A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.
b. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo ancol) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) :
A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.
Câu 272: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là :
A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
Câu 273: Đốt cháy hoàn toàn một axit A thu được 0,2 mol CO2 và 0,15 mol H2O. A có công thức phân tử là
A. C3H4O4. B. C4H8O2. C. C4H6O4. D. C5H8O4.
Câu 274: Để đốt cháy hết 10 ml thể tích hơi một hợp chất hữu cơ A cần dùng 30 ml O2, sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O có thể tích bằng nhau và đều bằng thể tích O2 đã phản ứng. CTPT của A là :
A. C2H4O2. B. C3H6O3. C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 275: Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam một axit E no, mạch thẳng thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. CTCT của E là :
A. CH3COOH. B. C17H35–COOH.
C. HOOC–(CH2)4–COOH. D. CH2=C(CH3)–COOH.
Câu 276: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ, sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36 gam và bình 2 tăng 0,88 gam. CTPT của axit là :
A. C4H8O2. B. C5H10O2. C. C2H6O2. D. C2H4O2.
Câu 277: Các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit hữu cơ X được dẫn lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch NaOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và khối lượng bình 2 tăng 4,4 gam. CTCT của A là :
A. HCOOH. B. C2H5COOH. C. C2H3COOH. D. CH3COOH.
Câu 278: Chia 0,3 mol axit cacobxylic A thành hai phần bằng nhau :
- Đốt cháy phần 1 được 19,8 gam CO2.
- Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol NaOH, thấy sau phản ứng không còn NaOH.
Vậy A có công thức phân tử là :
A. C3H6O2. B. C3H4O2. C. C3H4O4. D. C6H8O4.
Câu 279: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một axit hữu cơ no A thu được 1,62 gam H2O. CTCT của A là :
A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.
Câu 280: Z là một axit hữu cơ. Để đốt cháy 0,1 mol Z cần 6,72 lít O2 (đktc). CTCT của Z là :
A. CH3COOH. B. CH2=CHCOOH. C. HCOOH. D. Kết quả khác.
Câu 281: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit hữu cơ A được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. CTCT của A là :
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. HOOC–COOH. D. HOOC–CH2–COOH.
Câu 282: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit cacboxylic A thu được chưa đến 8 gam hỗn hợp CO2 và H2O. A có tên là :
A. Axit fomic. B. Axit axetic. C. Axit acrylic. D. Axit oxalic.
Câu 283: X là hỗn hợp 2 axit cacboxylic no, mạch hở, phân tử mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 9,8 gam X được 11 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Hai axit trong hỗn hợp X là :
A. HCOOH và CH3COOH. B. HCOOH và HOOC–CH2–COOH.
C. HCOOH và HOOC–COOH. D. CH3COOH và HOOC–CH2–COOH.
Câu 284: Để trung hòa a mol axit cacboxylic A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol CO2. A có công thức phân tử là :
A. C3H4O2. B. C3H6O2. C. C6H10O4. D. C3H4O4.
Câu 285: Trung hòa a mol axit hữu cơ A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hết a mol A được 2a mol CO2. A là :
A. CH3COOH. B. HOOC–COOH.
C. Axit đơn chức no. D. Axit đơn chức không no.
Câu 286: Hỗn hợp X gồm 2 axit no A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít CO2 (đkc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của 2 axit là :
A. HCOOH và C2H5COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. HCOOH và HOOC–COOH. D. CH3COOH và HOOC–CH2–COOH.
Câu 287: Đốt cháy hoàn toàn 3,12 gam axit cacboxylic A được 3,96 gam CO2. Trung hòa cũng lượng axit này cần 30 ml dung dịch NaOH 2M. A có công thức phân tử là :
A. C2H4O2. B. C4H6O2. C. C3H4O2. D. C3H4O4.
Câu 288*: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là :
A. HOOC–COOH và 42,86%. B. HOOC–COOH và 60,00%.
C. HOOC–CH2–COOH và 70,87%. D. HOOC–CH2–COOH và 54,88%.
Câu 289*: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH, và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là :
A. 33 gam. B. 48,4 gam. C. 44 gam. D. 52,8 gam.
Câu 290: Cho 10,90 gam hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm cuối cùng là :
A. 11,1 gam. B. 7,4 gam. C. 11,2 gam. D. 11,0 gam.
Câu 291: A là axit cacboxylic đơn chức chưa no (1 nối đôi C=C). A tác dụng với brom cho sản phẩm chứa 65,04% brom (theo khối lượng). Vậy A có công thức phân tử là :
A. C3H4O2. B. C4H6O2. C. C5H8O2. D. C5H6O2.
Câu 292: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dung dịch NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là :
A. 35,24%. B. 45,71%. C. 19,05%. D. 23,49%.
Câu 293: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm HCHO và HCOOH tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 được 99,36 gam bạc. Thành phần trăm về khối lượng HCHO trong hỗn hợp X là :
A. 54%. B. 69%. C. 64,28%. D. 46%.
Câu 294: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là :
A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 295: Oxi hóa 1,8 gam HCHO thành axit với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Cho X tham gia phản ứng tráng gương thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của H là :
A. 75. B. 60. C. 62,5. D. 25.
Câu 296: Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 75%. Giá trị của m là :
A. 64,8. B. 32,4. C. 129,6. D. 108.
Câu 297: Có một lượng anđehit HCHO được chia làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa a mol HCHO.
- Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag.
- Phần 2: Oxi hóa bằng oxi thành HCOOH với hiệu suất 40% thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m’ gam Ag.
Tỉ số m’/m có giá trị bằng ?
A. 0,8. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,6.
Câu 298: Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là :
A. Axit metacrylic. B. Axit acrylic. C. Axit propanoic. D. Axit etanoic.
Câu 299: Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là :
A. HCOOH, C3H7COOH. B. CH3COOH, C2H5COOH.
C. CH3COOH, C3H7COOH. D. HCOOH, C2H5COOH.
Câu 300: Một hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O), có 50% oxi về khối lượng. Người ta cho A qua ống đựng 10,4 gam CuO nung nóng để chuyển hết A thành 2 chất hữu cơ. Sau phản ứng lượng chất rắn còn lại là 8,48 gam chất rắn. Mặt khác cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ trên tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 tạo ra hỗn hợp 2 muối và 38,88 gam Ag. Khối lượng của A cần dùng là :
A. 3,2 gam. B. 4,8 gam. C. 2,56 gam. D. 1,28 gam.
Câu 301: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X là muối Na của một axit hữu cơ thu được hơi H2O, Na2CO3 và 0,15 mol CO2. CTCT của X là :
A. C3H7COONa. B. CH3COONa. C. C2H3COONa. D. HCOONa.
Câu 302: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 muối của hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp, cần 9,52 lít O2 (0oC, 2 atm). Phần chất rắn còn lại sau khi đốt cân nặng 10,6 gam. CTPT của hai muối và số mol của chúng trong hỗn hợp X là :
A. CH3COONa (0,15 mol) và C2H5COONa (0,1 mol).
B. CH3COONa (0,1 mol) và C2H5COONa (0,15 mol).
C. C2H5COONa (0,05 mol) và C3H7COONa (0,15 mol).
D. C2H5COONa (0,1 mol) và C3H7COONa (0,1 mol).
Câu 303*: Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của hai axit no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy (CO2, hơi nước) lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình một là 3,51 gam. Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam. Công thức phân tử của hai muối natri là :
A. C2H5COONa và C3H7COONa. B. C3H7COONa và C4H9COONa.
C. CH3COONa và C2H5COONa. D. CH3COONa và C3H7COONa.
Câu 304: Khối lượng axit axetic thu được khi lên men 1 lít ancol etylic 8o là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất bằng 0,8 g/ml và hiệu suất phản ứng đạt 92%.
A. 76,8 gam. B. 90,8 gam. C. 73,6 gam. D. 58,88 gam.
Câu 305: Để điều chế 13,5 gam axit lactic từ hồ tinh bột bằng cách lên men lactic. Biết hiệu suất thủy phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 85% và 80%, khối lượng tinh bột cần dùng là :
A. 22,33 gam. B. 21,02 gam. C. 17,87 gam. D. Kết quả khác.
Câu 306: Thực hiện phản ứng oxi hóa m gam ancol etylic nguyên chất thành axit axetic (hiệu suất phản ứng đạt 25%) thu được hỗn hợp Y, cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị của m là :
A. 18,4 gam. B. 9,2 gam. C. 23 gam. D. 4,6 gam.
Câu 307*: Oxi hoá ancol etylic bằng xúc tác men giấm, sau phản ứng thu được hỗn hợp X (giả sử không tạo ra anđehit). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 6,272 lít H2 (đktc). Trung hoà phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120 ml. Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol etylic là :
A. 42,86%. B. 66,7%. C. 85,7%. D. 75%.
Câu 308*: Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá là :
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 90%.
Câu 309*: Oxi hóa 0,125 mol ancol đơn chức A bằng 0,05 mol O2 (xt, to) được 5,6 gam hỗn hợp X gồm axit cacboxylic, anđehit, ancol dư và nước. A có công thức phân tử là :
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H6O. D. C3H8O.
Câu 310*: Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 10,8 gam hỗn hợp gồm axit cacboxylic, ancol dư và nước. Phần trăm A bị oxi hóa là :
A. 60%. B. 75%. C. 80%. D. 53,33%.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và các dạng bài tập chuyên đề Anđehit - Xeton - Axit Cacboxylic có đáp án môn Hóa học 11, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình thông qua hình thức thi trắc nghiệm online trong vòng 45 phút tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao!