Lý thuyết và bài tập về Nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ môn Vật Lý 12

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG BẰNG SÓNG ĐIỆN TỪ

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1) Các loại mạch dao động

a) Mạch dao động kín

     Trong quá trình dao động điện từ diễn ra ở mạch dao động LC, điện từ trường hầu như không bức xạ ra bên ngoài. Mạch dao động như vậy gọi là mạch dao động kín.

b) Mạch dao động hở

     Nếu tách xa hai bản cực của tụ điện C, đồng thời tách các vòng dây của cuộn cảm thì vùng không gian có điện trường biến thiên và từ trường biến thiên được mở rộng. Khi đó mạch được gọi là mạch dao động hở.

c) Anten

     Là một dạng dao động hở, là công cụ bức xạ sóng điện từ.

2) Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

a) Nguyên tắc truyền thông tin

     Có 4 nguyên tắc trong việc truyền thông tin bằng sóng vô tuyến

  Phải dùng các sóng vô tuyến có bước sóng ngắn nằm trong vùng các dải sóng vô tuyến. Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.  Đó là các sóng điện từ cao tần có bước sóng từ vài m đến vài trăm m.

  Phải biến điệu các sóng mang.

- Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện: sóng âm tần.

- Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang: biến điện sóng điện từ.

  Ở nơi thu, dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.

  Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.

b) Sơ đồ khối của máy phát sóng vô tuyến đơn giản

c) Sơ đồ khối của máy thu sóng vô tuyến đơn giản

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1.Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung C = 0,1 nF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 30 μH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải

     A. sóng trung.                 B. sóng dài.                     C. sóng ngắn.                 D. sóng cực ngắn.

Câu 2.Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung C = 1 µF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 25 mH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải

     A. sóng trung.                 B. sóng dài.                     C. sóng cực ngắn.         D. sóng ngắn.

Câu 3.Nếu xếp theo thứ tự: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn trong thang sóng vô tuyến thì

A. Bước sóng giảm, tần số giảm.                          

B. Năng lượng tăng, tần số giảm.

C. Bước sóng giảm, tần số tăng                           

D. Năng lượng giảm, tần số tăng.

Câu 4.Sóng cực ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ

     A. vài nghìn mét.            B. vài trăm mét.               C. vài chục mét.              D. vài mét.

Câu 5.Sóng điện từ nào sau đây được dùng trong việc truyền thông tin trong nước?

     A. Sóng dài.                     B. Sóng trung.                C. Sóng ngắn.                D. Sóng cực ngắn.

Câu 6.Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li?

     A. Sóng dài.                     B. Sóng trung.                C. Sóng ngắn.                D. Sóng cực ngắn.

Câu 7.Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li?

     A. Sóng dài.                     B. Sóng trung.                C. Sóng ngắn.                D. Sóng cực ngắn.

Câu 8.Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?

     A. Sóng dài.                     B. Sóng trung.                C. Sóng ngắn.                D. Sóng cực ngắn.

Câu 9.Chọn câu đúng khi nói về sóng vô tuyến?

     A. Sóng ngắn có năng lượng nhở hơn sóng trung.

     B. Bước sóng càng dài thì năng lượng sóng càng lớn.

     C. Ban đêm sóng trung truyền xa hơn ban ngày.

     D. Sóng dài bị nước hấp thụ rất mạnh.

Câu 10.Chọn phát biểu sai khi nói về sóng vô tuyến:

     A. Các sóng trung ban ngày chúng bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền được xa, ban đêm chúng bị tầng điện li phản xạ nên truyền được xa.

     B. Sóng dài bị nước hấp thụ mạnh

     C. Các sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ, có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng.

     D. Sóng càng ngắn thì năng lượng sóng càng lớn.

Câu 11.Một máy thu thanh đang thu sóng ngắn. Để chuyển sang thu sóng trung, có thể thực hiện giải pháp nào sau đây

trong mạch dao động anten ?

A. Giảm C và giảm L.                                                    

B. Giữ nguyên C và giảm L.

C. Tăng L và tăng C.                      

D. Giữ nguyên L và giảm

Câu 12.Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào

     A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.

     B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.

     C. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường.

     D. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

A

D

C

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

29

20

C

A

B

C

D

C

C

B

A

C

 

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?