Lý thuyết và bài tập về Mạch thu sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2021

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

VỀ MẠCH THU SÓNG ĐIỆN TỪ

 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bước sóng điện từ mạch thu được

+ Bước sóng điện từ: trong chân không: λ=c/f ; trong môi trường: λ=v/f=c/nf 

+ Máy phát hoặc máy thu sóng điện từ sử dụng mạch dao động LC thì tần số sóng điện từ phát ra hoặc thu được bằng tần số riêng của mạch.

Mạch chọn sóng vô tuyến của máy thu có: λ=c/f=2πc√LC 

+ Từ công thức tính bước sóng ta thấy, bước sóng biến thiên theo L và C. L hay C càng lớn thì bước sóng càng lớn.

+ Mạch dao động có L biến đổi từ Lmin đến Lmax và C biến đổi từ Cmin đến Cmax¬ thì bước sóng của sóng điện từ phát (hoặc thu):

- λmin tương ứng với Lmin và Cmin

- λmax tương ứng với Lmax và Cmax

Nếu mạch chọn sóng có cả L và C biến đổi thì bước sóng mà máy thu vô tuyến thu được thay đổi trong giới hạn từ λmin=2πc√(Lmim.Cmin)  đến  λmax=2πc√(Lmax.Cmax)

Lưu ý:

* Khi ghép 2 tụ nối tiếp hoặc 2 cuộn cảm song song:

1/λ2=1/λ12+1/λ22 

* Khi ghép 2 tụ song song hoặc 2 cuộn cảm nối tiếp:

λ2=λ1222 

2. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Điện dung của tụ điện phải thay đổi trong khoảng nào để mạch có thể thu được sóng vô tuyến có tần số nằm trong khoảng từ f1 đến f2 (với f1 <  f2). Chọn biểu thức đúng ?

     \(\begin{array}{l}
A.\frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_2^2}} < C < \frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_1^2}}\\
B.\frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_1^2}} < C < \frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_2^2}}\\
C.\frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_1^2}} < C < \frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_2^2}}\\
D.\frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_2^2}} < C < \frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_1^2}}
\end{array}\)

Câu 2. Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điệnvới điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng λ= 20 m. để thu được sóng điện từ có bước sóng λ′= 40 m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng

     A. C’ = 4C                        B. C’ = C                           C. C’ = 3C                        D. C’ = 2C

Câu 3. Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 20 nF thì mạch thu được bước sóng 40 m. Nếu muốn thu được bước sóng 60 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ

     A. tăng 4 nF.                    B. tăng 6 nF.                    C. tăng 25 nF.                 D. tăng 45 nF.

Câu 4. Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 50 nF thì mạch thu được bước sóng λ = 50 m. Nếu muốn thu được bước sóng λ = 30m  thì phải điều chỉnh điện dung của tụ

     A. giảm 30 nF.                 B. giảm 18 nF.                 C. giảm 25 nF.                D. giảm 15 nF.

Câu 5. Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên.  Khi điện dung của tụ là 60 nF thì mạch thu được bước sóng λ = 30 m. Nếu muốn thu được bước sóng λ = 60m  thì giá trị điện dung của tụ điện khi đó là

     A. 90 nF.                          B. 80 nF.                          C. 240 nF.                        D. 150 nF.

Câu 6. Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 60 nF thì mạch thu được bước sóng λ = 30 m. Nếu muốn thu được bước sóng λ = 60m thì người ta ghép tụ C′với tụ C. Cho biết cách ghép hai tụ trên, và giá trị điện dung của tụ C′ là bao nhiêu?

     A. ghép hai tụ song song, C′= 240 nF.                

     B. ghép hai tụ song song, C′= 180 nF.

     C. ghép hai tụ nối tiếp, C′= 240 nF.                      

     D. ghép hai tụ nối tiếp, C′= 180 nF.

Câu 7. Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 90 nF thì mạch thu được bước sóng λ = 60 m. Nếu muốn thu được bước sóng λ = 40m thì người ta ghép tụ C’ với tụ C. Cho biết cách ghép hai tụ trên, và giá trị điện dung của tụ C’ là bao nhiêu?

     A. ghép hai tụ song song, C′= 130 nF.                

     B. ghép hai tụ song song, C′= 72 nF.

     C. ghép hai tụ nối tiếp, C′= 50 nF.                        

     D. ghép hai tụ nối tiếp, C′= 72 nF.

Câu 8. Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1= 60 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2= 80 m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là

     A. λ= 48 m.                       B. λ= 70 m.                       C. λ= 100 m.                    D. λ= 140 m.

Câu 9. Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1= 60 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2= 80 m. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là:

     A. λ= 48 m.                       B. λ= 70 m.                       C. λ= 100 m.                    D. λ= 140 m.

Câu 10. Một máy thu thanh có mạch chọn sóng là mạch dao động LC lí tưởng, với tụ C có giá trị C1 thì sóng bắt được có bước sóng λ1= 300 m, với tụ C có giá trị C2 thì sóng bắt được có bước sóng λ2= 400 m. Khi tụ C gồm tụ C1 mắc nối tiếp với tụ C2 thì bước sóng bắt được là

     A. λ= 500 m.                     B. λ= 240 m.                     C. λ= 700 m.                    D. λ= 100 m.

Câu 11. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có L =10 µH và C biến thiên từ 10 pF đến 250 pF. Máy vô tuyến có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng nào?

     A. 10 m → 95 m.             B. 20 m → 100 m.           C. 18,8 m → 94,2 m.       D. 18,8 m → 90 m

Câu 12. Một khung dao động thực hiện dao động điện từ tự do không tắt trong mạch. Biểu thức hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là u = 60sin(10000πt) V, tụ C = 1 µF. Bước sóng điện từ và độ tự cảm L trong mạch là

     A. λ= 6.104 m; L = 0,1 H.                                           B. λ= 6.103m; L = 0,01 H.

     C. λ= 6.104 m; L = 0,001 H.                                      D. λ= 6.103 m; L = 0,1 H.

Câu 13. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung C thay đổi từ 10/π pF đến 160/π pF và cuộn dây có độ tự cảm L = 2,5/π µH. Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào?

     A. 2 m → 12 m.                B. 3 m→ 12 m.                 C. 3 m → 15 m.               D. 2 m → 15 m.

Câu 14. Một mạch chọn sóng gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 4µH và một tụ điện có điện dung C biến đổi từ 10 pF đến 360 pF. Lấy π2 = 10, dải sóng vô tuyến thu được với mạch trên có bước sóng trong khoảng

A. từ 120 m đến 720 m.     

B. từ 12 m đến 72 m.         

C. từ 48 m đến 192 m.       

D. từ 4,8 m đến 19,2 m.

Câu 15. Mạch dao động LC của một máy thu vô tuyến có L biến thiên từ 4 mH đến 25 mH, C = 16 pF, lấy π2 = 10. Máy này có thể bắt được các sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng

A. từ 24 m đến 60 m.         

B. từ 480 m đến 1200 m.

C. từ 48 m đến 120 m.       

D. từ 240 m đến 600 m. 

...

ĐÁP ÁN

01. D

02. C

03. C

04. B

05. C

06. B

07. D

08. A

09. C

10. B

11. C

12. C

13. B

14. B

15. B

16. A

17. C

18. B

19. D

20. B

21. A

22. B

23. A

24. A

25. A

26. D

27. D

28. C

29. D

30. C

31. B

32. C

33. B

34. A

35. B

36. A

37. A

38. A

39. D

40. C

 

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Mạch thu sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?