MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
A. Lý thuyết:
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
1. Định nghĩa:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành quần thể:
- Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới; những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác.
- Những cá thể còn lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ:
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản … đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
- Ví dụ: các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẽ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên
2. Quan hệ cạnh tranh:
- Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái …Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
- Ví dụ: khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Trắc nghiệm:
Câu 1. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 2. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá rô trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn
Câu 3. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Câu 4. Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?
A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 6. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 7. Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong một cái hồ.
Câu 8. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 9. Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài.
C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 10. Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
B. Những con cá sống trong Hồ Tây.
C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 11. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 12. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 13. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 14. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Câu 15. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 16-26 của tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !