Lý thuyết và bài tập tổng hợp các tính chất của một số chất vô cơ thường gặp môn Hóa học 12 năm 2021

1. LÍ THUYẾT

1.1. PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CỦA NH3

- NH3 có thể tạo phức tan với cation Cu2+, Zn2+, Ag+, Ni2+

TQ:  M(OH)n + 2nNH3 → [M(NH3)2n] (OH)n   với M là Cu, Zn, Ag.

VD: CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4] (OH)2

VD:     AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

1.2. PHẢN ỨNG CỦA MUỐI AXIT ( HCO3-, HSO3-, HS-… )

- Ion HCO­3- , HSO3-, HS-… có tính lưỡng tính nên vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

HCO3- + H+ → H2O + CO2↑

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

HCO3- + HSO4- → H2O + CO2↑ + SO42-       

1.3. PHẢN ỨNG CỦA MUỐI HSO4-.

- Ion HSO4- là ion chứa H của axit mạnh nên khác với ion chứa H của axit yếu như HCO3-, HSO3-, HS-

- Ion HSO4- không có tính lưỡng tính, chỉ có tính axit mạnh nên phản ứng giống như axit H2SO4 loãng.

+ Tác dụng với HCO3-, HSO3-,…

HSO4- + HCO3- → SO42- + H2O + CO2

+ Tác dụng với ion Ba2+, Ca2+, Pb2+

HSO4- + Ba2+ → BaSO4↓ + H+

1.4. TÁC DỤNG VỚI  HCl

a. Kim loại: các kim loại đứng trước nguyên tố H trong dãy hoạt động hóa học ( K, Na,Mg….Pb)

            M + nHCl → MCln + n/2H2

VD:     Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

 - Riêng Cu nếu có mặt oxi sẽ có phản ứng với HCl: 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O

b. Phi kim: không tác dụng với HCl

c. Oxit bazơ và bazơ: tất cả các oxit bazơ và oxit bazơ đều phản ứng tạo muối (hóa trị không đổi) và H2O

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

VD:    

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

- Riêng MnO2 tác dụng với HCl đặc theo phản ứng: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

d. Muối: tất cả các muối của axit yếu và AgNO3, Pb(NO3)2 đều phản ứng với HCl

VD:    

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O + 2CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ (lưu ý CuS, PbS không phản ứng với HCl)

FeS2 + 2HCl → FeCl2 + H2S + S

- Riêng các muối giàu oxi của Mn, Cr tác dụng với HCl đặc tạo khí Cl2

VD:  2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

1.5. TÁC DỤNG VỚI NaOH

a. Kim loại:

- Nhóm 1: các kim loại phản ứng với H2O gồm KLK và Ca, Sr, Ba. Các kim loại nhóm 1 sẽ phản ứng với H2O ở trong dung dịch NaOH.

M + H2O → M(OH)n + n/2H2

VD: K tác dụng với dd NaOH sẽ xảy ra phản ứng: K + H2O → KOH + ½ H2

- Nhóm 2: các kim loại Al, Zn, Be,Sn, Pb tác dụng với NaOH theo phản ứng

M + (4-n) NaOH + (n – 2) H2O → Na4-nMO2 + H2

VD: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

b. Phi kim: Cl2, Br2 phản ứng với NaOH.

- Clo phản ứng với dd NaOH ở nhiệt độ thường tạo nước giaven

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

- Clo phản ứng với dd NaOH ở nhiệt độ 100oC tạo muối clorat (ClO3-)

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

c. Oxit lưỡng tính và hidroxit lưỡng tính: Như Al2O3, ZnO2, BeO, PbO, SnO, Cr2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3

-  Các oxit lưỡng tính và hidroxit lưỡng tính đều phản ứng với NaOH đặc ( với dung dịch NaOH thì Cr2O3 không phản ứng) tạo muối và nước

VD:    

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Các oxit, hidroxit của kim loại hóa trị III ( Cr) phản ứng giống oxit, hidroxit của nhôm

Các oxit, hidroxit của kim loại hóa trị II ( Be, Sn, Pb) phản ứng giống oxit, hidroxit của kẽm.

d. Oxit axit ( CO2, SO2, NO2, N2O5, P2O5, SiO2)

-phản ứng 1: Tác dụng với NaOH tạo muối trung hòa và H2O

VD:     CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

- phản ứng 2: tác dụng với NaOH tạo muối axit ( với các oxit axit của axit nhiều nấc)

VD:     CO2 + NaOH → NaHCO3

Lưu ý:  - NO2 tác dụng với NaOH tạo 2 muối như sau: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

- SiO2 chỉ phản ứng được với NaOH đặc, không phản ứng với NaOH loãng.

- Các oxit CO, NO là oxit trung tính không tác dụng với NaOH

e. Axit: tất cả các axit đều phản ứng ( kể cả axit yếu)

- phản ứng 1: Axit + NaOH → Muối trung hòa + H2O

VD:     HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

- Phản ứng 2: Axit nhiều nấc + NaOH → Muối axit + H2O

VD:     H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 +H2O

f. Muối amoni và dd muối của kim loại có bazơ không tan (như muối Mg2+, Al3+….)

- phản ứng 1: Muối amoni + NaOH → Muối Na+ + NH3 + H2O

VD:     NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

- Phản ứng 2: Muối của kim loại có bazơ không tan + NaOH → Muối Na+ + Bazơ↓

VD:     MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

Câu 2. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, NaCl, Na2SO4.                               B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.                           D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4.                                                      B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

C. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.                    D. MgSO4 và FeSO4.

Câu 4. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Cu(NO3)2.                          B. HNO3.                    C. Fe(NO3)2.               D. Fe(NO3)3.

Câu 5. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 6.                                        B. 4.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 6. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.                                      B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

C. FeS, BaSO4, KOH.                                                D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

Câu 7. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Zn, Cu, Mg.                       B. Al, Fe, CuO.           C. Hg, Na, Ca.                        D. Fe, Ni, Sn.

Câu 8. Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

A. 3.                                        B. 4.                            C. 6.                            D. 5.

Câu 9. Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:

A. CuO, Al, Mg.                     B. MgO, Na, Ba.         C. Zn, Ni, Sn.             D. Zn, Cu, Fe.

Câu 10. Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu 1:1);

(b) Sn và Zn 2:1);

(c) Zn và Cu 1:1);

(d) Fe2(SO4)3 và Cu 1:1);

(e) FeCl2 và Cu 2:1);

(g) FeCl3 và Cu 1:1).

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập tổng hợp các tính chất của một số chất vô cơ thường gặp môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?