LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN THI CHUYÊN ĐỀ CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
A. CROM
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ:
- Crom thuộc ô 24, nhóm VIB, chu kì 4.
- Cấu hình electron: Cr (Z=24): 1s22s22p63s23p63d54s1 Hay [Ar]3d54s1
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
Crom có màu trắng ánh bạc, nóng chảy ở 1890oC. Crom là kim loại nặng, D = 7,2g/cm3. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kém hơn kẽm, số oxi hóa từ +1 đến +6( thường gặp là +2, +3, +6).
1. Tác dụng với phi kim
- Ở nhiệt độ thường Crom chỉ tác dụng với Flo.
- Ở nhiệt độ cao, crom khử nhiều phi kim: oxi, clo, lưu huỳnh,…
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
4Cr + 3S → 2Cr2S3
2. Tác dụng với nước: Cr không tác dụng với H2O
3. Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng nóng → muối Cr(II) nếu không có kk và khí H2:
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Chú ý: Tương tự nhôm, crom thụ động với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
IV. SẢN XUẤT
Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROM
I.Hợp chất crom(III).
1.Crom(III) oxit:
- Cr2O3 là chất rắn ,màu lục lục thẩm, không tan trong nước.
- Cr2O3: là oxít lưỡng tính tan trong axít và kiềm đặc.
2.Crom(III) hiđroxit
- Cr(OH)3 là chất răn , màu lục xám ,không tan trong nước .
- Điều chế: CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl.
- Cr(OH)3 : hiđroxit lưỡng tính .
Tính axit Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Natricromit
Tính bazơ Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
3.Muối crom(III): có tính oxi hóa và tính khử.
- Trong môi trường axít muối Cr(III) dể bị khử→muối Cr(II)
2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
- Trong môi trường kiềm muối Cr(III) bị oxi hóa thành muối Cr(VI).
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4+ 6NaBr- + 4H2O
II.Hợp chất Crom(VI).
1.Crom(VI) oxít
- CrO3 là chất rắn , màu đỏ thẫm .
- Là oxít axít tác dụng với nước →2axit:
CrO3 + H2O → H2CrO4 (axít cromic)
2CrO3+H2O →H2Cr2O7(axit đicromic)
- CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh ,một số chất vô cơ và hữu cơ (S,C,P,NH3, C2H5OH…) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 → Cr2O3
2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 +N2 + 3H2O
2.Muối Cromat và đicromat.
- Muối Cromat CrO42-(màu vàng) và muối đicromat Cr2O72-(màu da cam) đều có tính oxi hóa mạnh.
- Trong môi trường axít muối crom(VI) bị khử → muối Crom(III).
K2Cr2O7 + 6 FeSO4 +7H2SO4 → Cr2(SO4)3 +3Fe2(SO4)3 +K2SO4 +7H2O
K2Cr2O7 +6KI +7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4 K2SO4 +7H2O +3I2
- Trong môi trường thích hợp :2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O
(màu vàng) (màu da cam)
BÀI TẬP ÔN TẬP
Câu 1.Cấu hình electron không đúng ?
A. Cr (Z = 24) : [Ar]3d54s1.
B. Cr (Z = 24) : [Ar]3d44s2.
C. Cr2+ : [Ar]3d4.
D. Cr3+ : [Ar]3d3.
Câu 2.Cấu hình electron của ion Cr3+ là :
A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2.
Câu 3.Các số oxi hoá đặc trưng của crom là :
A. +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 4.Ở nhiệt độ thường, kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể :
A. Lập phương tâm diện. B. Lập phương.
C. Lập phương tâm khối. D. Lục phương.
Câu 5.Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit
A. Al, Ca. B. Fe, Cr. C. Cr, Al. D. Fe, Mg.
Câu 6.Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là :
A. Fe, Al, Cr. B. Fe, Al, Ag. C. Fe, Al, Cu. D. Fe, Zn, Cr.
Câu 7.Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim :
A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.
B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).
C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.
D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
Câu 8.Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch H2SO4 loãng đun nóng. B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng.
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng. D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
Câu 9.Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hóa nào ?
A. +2. B. +3. C. +4. D. +6.
Câu 10.Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. 2Cr + 3F2 → 2CrF3. B. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
C. Cr + S → CrS. D. 2Cr + N2 → 2CrN.
Câu 11.Chọn phát biểu sai
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm. B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.
C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm. D. Dung dịch Na2CrO4 có màu da cam.
Câu 12.Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. CrO3. B. Cr2O3. C. Cr(OH)3. D. Al2O3.
Câu 13.Trong ba oxit Cr2O3, CrO3, Al2O3, Fe2O3
a. Oxit bazơ là
A. Cr2O3. B. CrO3 C. Al2O3 D. Fe2O3
b. Oxit axit là
A. Cr2O3. B. CrO3 C. Al2O3 D. Fe2O3
c. Oxit lưỡng tính là
A. Cr2O3, CrO3. B. CrO3; Al2O3. C. Al2O3; Fe2O3 D. Cr2O3; Al2O3.
Câu 14.Nhiệt độ nóng chảy ( 0C ) của các kim loại Nhôm, Sắt, Crom lần lượt là :
A. 2050, 1540, 1890 B. 660, 1890, 1540 C. 660, 1540, 1890 D. 1540, 1890, 2050.
Câu 15.Dung dịch Na2CrO4/K2CrO4 có màu
A. cam. B. vàng. C. lục thẫm. D. đỏ thẩm.
Câu 16.Dung dịch Na2Cr2O7/K2Cr2O7 có màu
A. cam. B. vàng. C. lục thẫm. D. đỏ thẩm.
Câu 17.Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2CrO4, màu của dung dịch trong ống nghiệm chuyển từ
A. màu nâu đỏ chuyển sang màu vàng chanh.
B. màu đỏ da cam chuyển sang màu vàng chanh.
C. màu vàng chanh chuyển sang màu nâu đỏ.
D. màu vàng chanh chuyển sang màu đỏ da cam
Câu 18.Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu da cam B. màu da cam sang màu vàng
C. không màu sang màu vàng D. màu vàng sang màu da cam
Câu 19.Cho Cr tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được chất nào sau đây?
A. CrCl2. B. CrCl3. C. CrCl6. D. H2Cr2O7.
Câu 20.Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3; Al2O3; Al(OH)3; Fe2O3
a. Số chất tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
b. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
c. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đậm đặc là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
d. Số chất lưỡng tính là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 21.Cho dãy : R RCl2 R(OH)2 R(OH)3 Na[R(OH)4]. Kim loại R là :
A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Al, Cr.
Câu 22.Cho các phản ứng :
(1) M + H+ → A + B
(2) B + NaOH → D + E
(3) E + O2 + H2O → G
(4) G + NaOH → Na[M(OH)4]
M là kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. Al. C. Cr. D. B và C đúng.
Câu 23.Al và Cr giống nhau ở điểm :
A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.
B. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4].
C. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.
D. cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.
Câu 24.Trong các câu sau, câu nào đúng ?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3.
Câu 25. Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?
A. Tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.
B. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.
C. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.
D. Hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập ôn thi chuyên đề Crom và hợp chất của Crom môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:
- 40 Bài tập vận dụng crom và hợp chất của crom
- Bài tập trắc nghiệm Chương Crom - Sắt - Đồng
- Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.