300 CÂU TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ÔN THI THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2020
Câu 1: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là: A. hematit B. manhetit C. pirit D. xiđerit
Câu 2: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng?
A. glucozơ. B. fructozơ. C. tinh bột. D. natrifomat.
Câu 3: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng:
A. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu.
B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh.
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím.
Câu 5: Khi ủ than tổ ong một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí nào sau?
A. CO2 B. SO2 C. CO D. H2
Câu 6: Trong các chất: Mg, KHCO3, CuS và Cu, số chất phản ứng được với dung dịch HCl, tạo chất khí là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 7: Dãy gồm các kim loại khi cho vào dung dịch AgNO3 giải phóng được Ag là
A. Al, Fe, Cu B. Na, Zn, Fe C. Mg, K, Ca D. Cu, Ba, Mg
Câu 8: Cho phản ứng C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản)của tất cả các chất trong phản ứng trên:
A. 8 B. 10 C. 12 D. 11
Câu 9: Nhiệt độ nóng chảy giảm dần theo thứ tự
A. Cr > Na > Cs B. Cs > Cr > Na C. Na > Cs > Cr D. Cs > Na > Cr
Câu 10: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt chứa
A. AlCl3, AgNO3, KHSO4. B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4. D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
Câu 11: Este X mạch hở, đơn chức, có phản ứng tráng bạc, phản ứng với dung dịch KOH thu được ancol isopropylic. Tỉ khối của X so với H2 có giá trị là
A. 36 B. 44 C. 50 D. 37
Câu 12: Este nào sau được điều chế trực tiếp từ axit và ancol ?
A. vinyl fomat B. etyl axetat C. phenyl axetat D. vinyl axetat
Câu 13: Nhựa novolac được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng giữa phenol và
A. ancol etylic B. axit axetic C. axetanđehit D. anđehit fomic
Câu 14: Có các nhận xét sau:
1. Hỗn hợp gồm Ba và Al có số mol bằng nhau, có thể tan hoàn toàn được vào H2O dư.
2. Cả hai kim loại Al và Cr đều tan được vào dung dịch KOH dư.
3. Khối lượng riêng của Na nhỏ hơn của nước nhưng lớn hơn của dầu hỏa.
4. Trong công nghiệp Fe được điều chế chủ yếu bằng cách điện phân dung dịch FeCl3.
5. Các kim loại Al, Li đều nhẹ hơn H2O.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 15: Có các nhận xét sau:
1. Hàm lượng cacbon trong gang lớn hơn trong thép.
2. Cho gang (hợp kim của Fe và C) vào dung dịch HCl xuất hiện sự ăn mòn điện hóa
3. Trong môi trường kiềm Cr+3 bị Cl2 oxi hóa đến Cr+6.
4. Kim loại Cu được tạo ra khi cho CuO phản ứng với khí NH3 hoặc H2 ở nhiệt độ cao.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?
A. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào.
B. Cr(OH)2 vừa tan được vào dung dịch KOH, vừa tan được vào dung dịch HCl.
C. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
D. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong môi trường axit về Cr2+.
Câu 17: Có các phản ứng sau:
1. Fe3O4 + HCl
2. Cl2 + KOH
3. FeSO4 + Cl2
4. Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2
5. FeO + HCl
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo ra hai muối là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18: Trong các chất: Mg(OH)2, Al, KHSO3 và KNO3. Số chất thuộc loại chất lưỡng tính là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19: Có các thí nghiệm sau:
1; Cho Cu vào dung dịch H2SO4 (loãng) 2; Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc
3; Cho Al vào dung dịch Ba(OH)2 4; Nung KNO3 ở nhiệt độ cao (6000C)
Trong các thí nghiệm trên, các thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3 C. 2, 4 D. 2, 3, 4
Câu 20: Có các nhận xét sau:
1; Cả sacarozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
2; Amilopectin có cấu trúc mạch không nhánh.
3; Trong một phân tử glucozơ có 5 nhóm OH
4; Tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21: Nhận xét nào sau đúng về glyxin?
A. Điều kiện thường glyxin là chất lỏng, tan tốt trong H2O.
B. Dung dịch glyxin trong H2O làm đỏ quì tím.
C. Glyxin bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Glyxin là chất lưỡng tính
Câu 22: Nhận xét nào sau về amin không đúng?
A. Metylamin và etylamin điều kiện thường là chất khí, có mùi khai giống amoniac.
B. Tính bazơ của benzylamin lớn hơn của anilin.
C. Anilin phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
D. Anilin tan tốt vào dung dịch KOH.
Câu 23: Trong phòng thí nghiệm khí Cl2 được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl đặc vào bình chứa MnO2, thu khí Cl2 bằng phương pháp đẩy khí. Khi lượng Cl2 đã lấy đủ dùng, để tránh làm ô nhiễm môi trường, lượng khí Cl2 dư được loại bỏ bằng cách cắm ống dẫn khí Cl2 tạo ra vào dung dịch nào sau?
A. NaCl B. AgNO3 C. Ca(OH)2 D. HNO3
Câu 24: Cho 4,68 gam kim loại M vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. K B. Ba C. Ca D. Na
Câu 25: Cho phương trình hoá học:
aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3 B. 1 : 2 C. 2 : 3 D. 2 : 9
Câu 26: Phản ứng nào không xảy ra
A. Fe(NO3)2 + dd HCl B. SO3 + dd BaCl2 C. NaHSO3 + dd BaCl2 D. SO2 + dd BaCl2
Câu 27: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
Câu 28: Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,03 mol HCl vào dung dịch chứa 0,02 mol Na2CO3 thì thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) là
A. 0,336 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 0,448 lít.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước
B. Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong hợp chất
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn
Câu 30: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH
A. Cl2 B. Al C. CO2 D. CuO
Câu 31: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây
A. Giấm ăn B. Nước vôi C. Muối ăn D. Cồn 700
Câu 32: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH
C. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2
Câu 33: Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước tạo dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH … bốc cháy khi tiếp xúc với X
A. P B. Fe2O3 C. CrO3 D. Cu
Câu 34: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Gang và thép đều là hợp kim B. Crom còn được dùng để mạ thép
C. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất D. Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang
Câu 35: Cho dãy các chất sau: Cu, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 36: Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:
- X tác dụng với Y, thu được kết tủa
- Y tác dụng với Z, thu được kết tủa
- X tác dụng với Z có khí thoát ra
Vậy X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4 B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3 D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2
Câu 37: Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất
A. nicotin B. aspirin C. cafein D. moocphin
Câu 38: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Phân tích nguyên tố cho thấy, anenol có phần trăm khối lượng cacbon và hidro tương ứng là 81,08%; 8,1%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol
A. C10H12O B. C5H6O C. C3H8O D. C6H12O
Câu 39: Cho 7,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,57 B. 11,15 C. 14,80 D. 11,05
Câu 40: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường phải truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trng dịch truyền có tác dụng trên là
A. Glucozơ B. Saccrozơ C. Fructozơ D. Mantozơ
Câu 41: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thuỷ phân trong môi trường axit, thu được axit fomic là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42: Thuỷ phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối natri oleat, natri stearat (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixeol. Có bao nhiêu triglixerit X thoả mãn tính chất trên
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 43: Kim loại tạo ra oxit axit và oxit bazơ
A. Fe B. Cr C. Sn D. Cu
Câu 44: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein có phản ứng màu biure
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
C. Protein là những polime cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu đvC
D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ
Câu 45: Trong các chất sau, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. Anilin B. Etylamin C. Metylamin D. Đimetylamin
Câu 46: Cho 9,3 gam một amin no đơn chức, mạch hở X tác dụng với dung dịch FeCl3, dư thu được 10,7 gam kết tủa. X có công thức là
A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Câu 47: Để phân biệt các chất SO2, CO2 và SO3 (trạng thái hơi) có thể dùng:
A. Dung dịch BaCl2 và nước vôi trong. B. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch thuốc tím.
C. Dung dịch Br2, nước vôi trong. D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch Br2.
Câu 48: Có bao nhiêu este có công thức phân tử C8H8O2, biết trong cấu tạo của chúng đều chứa vòng benzen, phản ứng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 ?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 49: Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X trong NaOH (dư) đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,2 gam một muối natri của axit béo. Tên của X là
A. tristearin. B. triolein. C. tripanmitin. D. trilinolein.
Câu 50: Tên este mạch hở ứng với công thức phân tử C3H4O2 là
A. metyl axetat. B. vinyl fomat. C. etyl fomat. D. vinyl axetat.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 250 : Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại natri, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại cesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Kim loại magie là kim loại phổ biến nhất trong nhóm IIA.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) ở nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
Câu 251: Trong các kim loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit nâu. B. manhetit C. xiđirit D.hematit đỏ
Câu 252: Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được V ml khí H2 (đkc). Giá trị của V là
A. 896. B. 224. C. 336. D. 672.
Câu 253: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Zn, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 254: Khi nung nóng hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là:
A. FeO B. Fe2O3. C. Fe D. Fe3O4
Câu 255: Khí CO không thể khử được oxit
A. FeO. B. Al2O3. C. CuO. D. ZnO.
Câu 256: Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn điện hóa
A. Fe + dd FeCl3 và dd HCl. B. Fe-C trong nước biển.
C. Cu + dd FeCl3. D. Fe-Cu trong nước cất.
Câu 257: CFC là nguyên nhân chính của:
A. Hiện tượng mưa axit. B. Sự suy giảm tầng ozon
C. Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm D. Hiện tượng động đất.
Câu 258: Este X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra ancol metylic và natri axetat. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5
Câu 259: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có công thức phân tử C3H6O2 và tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 260: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10M.
Câu 261: Etylamin được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất phòng trừ dịch hại, chất dẫn dụ côn trùng, chất ức chế ăn mòn kim loại … Công thức cấu tạo thu gọn của etylamin là
A. CH3NHCH3 B. CH3CH2NH2 C. (CH3)3N. D. CH3NH2
Câu 262: Tơ capron được sản xuất từ monome
A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. H2N-(CH2)5-COOH. C. H2N-(CH2)6-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 263: Những kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Mg, Cu. B. Al, Fe. C. Na, K. D. Fe, Cu.
Câu 264: Cho các loại polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Số loại polime có nguồn gốc xenlulozơ là
A. 4. B. 2. C. 5. D.3.
Câu 265: Chất béo là tri este của axit béo với
A. etilen gilcol. B. glixerol. C. propanđiol. D. etanol.
Câu 266: Cho 7,7 gam hợp chất hữu cơ M có công thức phân tử C2H7O2N tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X và khí Y (Y làm xanh màu quỳ ẩm và MY < 20). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,20. B. 14,60. C. 18,45. D. 10,70.
Câu 267: Hòa tan 5,4 gam Al trong dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48. B. 8,96. C. 6,72. D. 2,24.
Câu 268: Trong các loại quặng sau, quặng dùng để sản xuất axit sunfuric là
A. Pirit sắt. B. Xiđerit. C. Manhetit. D. Hematit.
Câu 269: Hòa tan 23,2 gam Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:
A. 3.36. B. 4.48. C. 1,12. D. 2,24.
Câu 270: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy. C. nhiệt luyện. D. điện phân dung dịch.
Câu 271: Cho 4,6 gam một kim loại X tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Kim loại X là:
A. Ca. B. Na. C. K. D. Ba.
Câu 272: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Cho dung dịch CH3COOCH3 vào dung dịch KHCO3.
(b) Sục CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(c) Cho Be vào nước.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 273: Cho các chất sau: CO, CO2, Al2O3, CrO, Cr2O3, CrO3. Số chất là oxit axit là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 274: Tính khối lượng gang thu được chứa 5% khối lượng C còn lại là Fe khi được sản xuất từ 160 tấn quặng hematit (Fe2O3). Biết hiệu suất cả quá trình là 75%.
A. 88,421 tấn. B. 160 tấn. C. 112 tấn. D. 84 tấn
Câu 275: Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong HTTH là:
A. Ô 24, chu kỳ 4 nhóm VIB B. Ô 29, chu kỳ 4 nhóm IB
C. Ô 26, chu kỳ 4 nhóm VIIIB D. Ô 19, chu kỳ 4 nhóm IA
Câu 276: Trong công nghiệp để sản xuất Al bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy trong criolit. Hai điện cực trong sản xuất nhôm được làm bằng:
A. Pt. B. Than chì. C. Fe. D. Cu.
Câu 277: Phản ứng hình thành thạch nhũ trong các hang động là
A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
C. CaO + CO2 → CaCO3 D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 278: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, đến phản ứng hoàn thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 22,4. B. 11,2. C. 5,6. D. 16,8.
Câu 279: Trong các kim loại sau kim loại nào không tác dụng với dung dịch FeCl3
A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Mg.
Câu 280: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH
A. H2N-CH2-COOH B. CH3COOH C. C2H5OH D. C6H5OH (phenol).
Câu 281: Có bao nhiêu tripeptit mà khi thủy phân hoàn toàn thu được hỗn hợp gly, ala, val
A. 4 B. 3 C. 1 D. 6
Câu 282: Aminoaxit X trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 15 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ được 19,4 gam muối. Tên viết tắt của X có thể là
A. Val B. Glu C. Ala D. Gly
Câu 283: Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo
A. axit fomic B. axit acrylic. C. axit axetic D. axit oleic
Câu 284: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là phản ứng
A. trùng hợp B. trùng ngưng C. thủy phân D. phân hủy.
Câu 285: Chất nào sau đây chứa nguyên tố N
A. andehit đơn chức B. Amin C. axit cacboxylic D. ankan.
Câu 286: Cho các phát biểu sau đây
(a) Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.
(b) Các đipeptit không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(c) Xenlulozơ tan trong nước Swayder.
(d) Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 287: Thủy phân este nào sau đây thì thu được hỗn hợp CH3OH và CH3COOH
A. metyl axetat B. metyl fomat C. etyl axetat D. metyl propionat.
Câu 288: Cho m gam glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 27 B. 9 C. 36 D. 18
Câu 289: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
A. glucozơ B. tinh bột C. saccarozơ D. fructozơ
Câu 290: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng là
A. hồng B. xanh C. đen D. tím
Câu 291: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Na. C. Cu. D. Mg.
Câu 292: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. B. MgCl2. C. FeCl3. D. AgNO3.
Câu 293: Cho phản ứng: 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2. Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là
A. NaAlO2. B. NaOH. C. Al. D. H2O.
Câu 294: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. Cafein. B. Nicotin. C. Aspirin. D. Moocphin.
Câu 295: Cho các chất sau: H2NCH2COOH, Al(OH)3, Sn(OH)2, NaHCO3, Cr(OH)2, Zn(OH)2, (NH4)2CO3, Na2CO3.
Số chất lưỡng tính là
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
Câu 296: Hiệu ứng nhà kính tạo nên nguyên nhân chính của việc nóng lên toàn cầu, hạn hán cháy rừng xảy ra, băng tan làm cho nước biển dâng cao, mưa lụt nhiều. Khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính là
A. CO. B. NO2. C. SO2. D. CO2.
Câu 297: Cho các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Fe. B. Al. C. Na. D. W.
Câu 298: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Các kim loại bari và kali có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 299: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại nào sau đây ?
A. Sn B. Pb. C. Zn. D. Ni.
Câu 300: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.0,5H2O. C. CaSO4.H2O. D. CaSO4.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 300 Câu trắc nghiệm lý thuyết ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa học. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- 60 Bài tập trắc nghiệm có đáp án ôn tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2020
- Bài tập trắc nghiệm lý thuyết và các dạng bài tập chuyên đề kim loại Kiềm - Kiềm Thổ - Nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Sào
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.