Lý thuyết và bài tập ôn tập kiến thức Cảm ứng ở động vật Sinh học 11

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

A. Lý thuyết trọng tâm

I. Khái niệm cảm ứng động vật

1. Khái niệm:

Là phản ứng cơ thể sinh vật khi bị kích thích, mọi tế bào, bào quan đều có cảm ứng.

2. Phân biệt

- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm.

- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra nhanh, mức độ chính xác của phản ứng tùy thuộc vào mức độ tổ chức hệ thần kinh.

II. Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau

1. Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

- Cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh.

- Hình thức cảm ứng này được gọi là hướng động. Chúng chuyển động hướng tới các kích thích có lợi (hướng động dương) hoặc tránh xa các kích thích có hại (hướng động âm).

2. Ở động vật có tổ chức thần kinh

Các nhóm động vật

Tổ chức thần kinh

Cơ chế

Mức độ cảm ứng

  1. Ruột khoang

Thần kinh dạng lưới

Khi tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh → tế bào mô bì cơ (hay tế bào gai) à cơ thể co lại để tránh kích thích hay phóng gai vào con mồi. Tiêu tốn nhiều năng lượng.

 

Phản ứng toàn thân nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác.

  1. Giun, sán

Thần kinh dạng chuỗi, hạch

Mỗi hạch thần kinh là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định. Tiết kiệm năng lượng.

Phản ứng định khu, cục bộ, đơn giản, chưa hoàn toàn chính xác.

  1. Thân mềm, giáp xác, sâu bọ.

Thần kinh dạng hạch

Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều hiện hoạt động của cơ thể. Năng lượng tiêu hao ít.

Phản ứng khá chính xác.

  1. Động vật có xương sống (lưỡng cư, bò sát, thú,...)

Thần kinh dạng ống. Được bảo vệ trong hộp sọ và cột sống, bao gồm: cơ quan thụ cảm, não và tủy sống, bằng cơ chế phản xạ đảm bảo tính chính xác cao trong phản ứng trả lời kích thích.

 

Ở động vật có hệ thần kinh, hình thức cảm ứng xảy ra đều là các phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện.Có 2 dạng hệ thần kinh:

+ Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động (theo ý muốn).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan (tự động, không theo ý muốn): hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.

Phản ứng định khu, chính xác: phản xạ

Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng:

Nôi dung

Hệ thần kinh vận động

Hệ thần kinh sinh dưỡng

Cấu tạo

  • Trung ương: vỏ não và chất xám (sừng trước) của tủy sống.
  • Dây thần kinh vận động.
  • Gồm thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
  • Trung ương: trụ não, đoạn cùng của tủy sống, các nhân xám ở cùng bên với tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy ngực III).

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động đó là hoạt động có ý thích (làm theo ý muốn).

  • Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản) đó là những hoạt động tự động không theo ý muốn.
  • Thần kinh giao cảm và đối giao cảm đối lập nhau.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển

Câu 2. Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa

(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. 1                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 3. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau

Câu 3. Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể

B. co toàn bộ cơ thể

C. di chuyển đi chỗ khác

D. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 4. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể

B. nằm dọc theo lưng và bụng

C. nằng dọc theo lưng

D. phân bố ở một số phần cơ thể

Câu 5. Trong các nội dung sau:

(1) cơ rút chất nguyên sinh

(2) chuyển động cả cơ thể

(3) tiêu tốn năng lượng

(4) hình thành cung phản xạ

Những nội dung đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào là:

A. (1), (2) và (4)         B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)         D. (1), (3) và (4)

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập kiến thức Cảm ứng ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?