Lý thuyết và bài tập chủ đề Cơ thể và môi trường Sinh học 12

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHỦ ĐỀ CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

SINH HỌC 12

PHẦN 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Môi trường sống:

• Khái niệm:

Môi trường sống là không gian bao quanh sinh vật mà ở đó có các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

• Có 4 loại môi trường sống chủ yếu:

  • Môi trường trên cạn: bao gồm mặt đất và lớp khí quyển gần mặt đất, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
  • Môi trường đất: bao gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.
  • Môi trường nước: bao gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn, có các sinh vật thủy sinh.
  • Môi trường sinh vật: gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.

• Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường:

  • Môi trường ảnh hưởng lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường, làm biến đổi môi trường.
  • Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người. Ngược lại, con người tác động đến môi trường sống, làm thay đổi môi trường sống để phục vụ cho hoạt động sống của chính mình.

2. Nhân tố sinh thái:

• Khái niệm:

Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

• Nhân tố sinh thái gồm 2 nhóm:

  • Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường.
  • Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường sống và mối quan hệ giữa các sinh vật.

Ví dụ về nhân tố sinh thái:

  • Nhân tố vô sinh như: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, khoáng,....
  • Nhân tố sinh thái hữu sinh: Thực vật, động vật, mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh,... giữa các sinh vật.

3. Giới hạn sinh thái:

• Khái niệm:

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

• Giới hạn sinh thái bao gồm:

  • Điểm giới hạn trên (max).
  • Điểm giới hạn dưới (min).
  • Khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi): là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
  • Khoảng chống chịu: là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

→ Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 40°C. Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C và cao hơn 40°C, cây ngừng quang hợp.

4. Nơi ở và ổ sinh thái:

{-- Nội dung Phần 4: Nơi ở và ổ sinh thái của tài liệu Lý thuyết và bài tập chủ đề Cơ thể và môi trường Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Giới hạn sinh thái là

A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với tất cả nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 2. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6°C và 42°C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C được gọi là

A. Khoảng gây chết.                           B. Khoảng thuận lợi.

C. Khoảng chống chịu.                       D. Giới hạn sinh thái.

Câu 3. Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau

A. Có giới hạn sinh thái khác nhau.

B. Có giới hạn sinh thái giống nhau.

C. Lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau.

D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.

Câu 4. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

B. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Câu 5. Chọn câu sai trong các câu sau.

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái bao gồm khoảng chống chịu và khoảng thuận lợi.

C. Sinh vật không phải là nhân tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 6. Khoảng chống chịu là

A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

C. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật không thể tồn tại và phát triển.

D. Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Câu 7. Sự phân hoá các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự

A. Cạnh tranh.                        B. Hợp tác.

C. Đối địch.                             D. Cộng sinh.

Đáp án trắc nghiệm lý thuyết và bài tập chủ đề Cơ thể và môi trường Sinh học 12

1-A

2-D

3-A

4-B

5-C

6-B

7-A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 8-14 của tài liệu Lý thuyết và bài tập chủ đề Cơ thể và môi trường Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập chủ đề Cơ thể và môi trường Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?