Một số câu hỏi lý thuyết môn Hóa học trong đề thi THPT QG

MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC

 

Câu 1: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ

A. Poli(vinylclorua).                                                  B. Poli(metyl metacrylat).

C. Poli etilen.                                                            D. Poli butađien.

Câu 2: Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C­­7H9N là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín;

(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo;

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh;

(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn;

(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ;

(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 6.                               D. 5.

Câu 4: Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là

A. Dung dịch AgNO3 dư.                                         B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Dung dịch FeCl3.                                                 D. Dung dịch HNO3 đặc nguội.

Câu 5: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. SO2.                               B. CO2.                          C. N2O.                          D. NO2.

Câu 8: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2NaOH + Cl2 →  NaCl + NaClO+ H2O.             B. 3Cu + 2FeCl3  →  3CuCl2 + 2Fe.

C. Fe3O4 + 8HCl  → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.         D. 4FeCO3 + O2 →   2Fe2O3 + 4CO2.

Câu 9: Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cấu hình electron của nguyên tử M là: [Ar]3d44s2.

B. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở chu kì 4, nhóm VIB.

C. M2O3 và M(OH)3 có tính chất lưỡng tính.  D. Ion M3+ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Câu 10: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 1.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 5.

Câu 11: Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích?

A. Tinh bột.                        B. xenlulozơ.                 C. Saccarozơ.                 D. Anđehit fomic.

Câu 12: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch: HCl; HF; Na3PO4; Fe(NO3)2; FeCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số trường hợp có tạo kết tủa là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 2.                               D. 5.

Câu 14: Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl?

A.  Al.                                 B. Cả Cr và Al.              C. Cr.                             D.  Fe.

Câu 15: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 4.                                    B. 2.                               C. 1.                               D. 3.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl;    

 (2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3;

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2;  

(4) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2;

(5) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm;

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 4.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 5.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.

B. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền bảo vệ.

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

Câu 19: Cho các chất: (1) NaHCO3; (2) Ca(OH)2; (3) HCl; (4) Na3PO4; (5) NaOH. Chất nào trong số các chất trên không có khả năng làm giảm độ cứng của nước?

A. (2), (5).                           B. (3), (5).                      C. (2), (4).                      D. (1), (3).

Câu 20: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí

A. Fe(NO3)2.                                                             B. NaNO3.        B. AgNO3.      B. Fe(NO3)3.

Câu 21: Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là

A. Axetanđehit (hay anđehit axetic). B. Axeton. C. Fomon.  D. Băng phiến.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê,…. Xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xenlulaza.

(b) Dung dịch của glyxin và anilin trong H2O đều không làm đổi màu quì tím.

(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 5.                               D. 4.

Câu 24: Các thí nghiệm để nhận biết 4 cốc chứa nước cất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần là

A. chỉ dùng Na2CO3.                                                B. chỉ dùng dung dịch HCl.

C. đun sôi nước, dùng dung dịch NaCl.                   D. đun sôi nước, dùng dung dịch Na2CO3.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn a mol este X được tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit không no (có một liên kết đôi C = C), đơn chức, mạch hở thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Giá trị của a là

A. 0,2.                                 B. 0,1.                            C. 0,15.                          D. 0,015.

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 55 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

Câu 55: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?

A. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

B. Cr(OH)2 vừa tan trong dung dịch KOH, vừa tan trong dung dịch HCl.

C. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.

D. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào.

Câu 56: Glucozơ và fructozơ đều

A. có công thức phân tử C6H10O5.                            B. có nhóm –CH=O trong phân tử.

C. có phản ứng tráng bạc.                                         D. thuộc loại đisaccarit.

Câu 5: Cho một miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau?

A. ZnSO4.                           B. Na2SO4.                     C. CuSO4.                      D.  MgSO4.

Câu 58: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. CaCO3   CaO + CO2.                                 B. NaHCO3   NaOH + CO2.

C. 2KNO3   2KNO2 + O2.                              D. Cu(OH)2   CuO + H2O.

Câu 59: Chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch FeCl2?

A. H2SO4 (loãng).               B. HCl.                          C. AgNO3.                     D. CuCl2.

Câu 60: Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất nào?

A. dẫn nhiệt.                       B. tính khử.                    C. dẫn điện.                   D. tính dẻo.

Câu 61: Chất nào sau đây không phải là polime?

A.  Triolein.                        B. Xenlulozơ.                C. Thủy tinh hữu cơ.     D.  Protein.

Câu 62: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thành phần chính của quặng xiđerit là FeCO3.

B. Phèn chua có công thức hóa học là (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.

D. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra hai muối.

Câu 63: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. CrO3.                             B. Na2O.                        C. Al2O3.                        D.  FeO.

Câu 64: Số đipeptit được tạo nên từ glyxin và axit glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 65: Cho dãy các kim loại: Be, Na, Fe, Ca. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là

A. 2.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 67: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:

A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sau không màu

B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam

Câu 68: Thực hiện các thí nghiệm sau:

  (1) Đốt dây sắt trong khí clo.

  (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S  (trong điều kiện không có oxi).

  (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).

  (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

  (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).

Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ?

A. 3                                      B. 4                                  C. 2                                  D. 1.

Câu 69: Chất nào sau đây có khả năng tan trong nước nóng tạo dung dịch keo?

A. Glucozơ                           B. Fructozơ                       C. Tinh bột                        D. Xenlulozơ

Câu 70: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl người ta cho dung dịch glucolơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng                               B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường                                       D. kim loại Na

...

Trên đây là phần trích dẫn Một số câu hỏi lý thuyết môn Hóa học trong đề thi THPT QG, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?