LÝ THUYẾT ÔN TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH TOÁN VÀ VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ TRONG ĐỊA LÝ 12
MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN
1. Tính độ che phủ rừng.
Độ che phủ rừng = \(\frac{{diện tích rừng}}{{diện tích vùng}} \times 100\%\)
Đơn vị: %
VD: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 1943 biết diện tích rừng lúc đó là 142500km2, diện tích cả nước là 331212 km2.
2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu.
Tỉ trọng trong cơ cấu = \(\frac{{giá trị cá thể}}{{giá trị tổng thể}} \times 100\%\)
Đơn vị: %
VD: Bài tập 2 trang 86 SGK Địa lí 12.
3. Tính năng suất cây trồng.
Năng suất cây trồng = \(\frac{{sản lượng}}{{diện tích}}\)
Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha.
* Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài.
VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn.
4. Tính bình quân lương thực theo đầu người.
Bình quân lương thực theo đầu người = \(\frac{{sản lượng lương thực}}{{số dân}}\)
Đơn vị: kg/người.
VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng năm 2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là 5340 nghìn tấn.
5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người.
Thu nhập bình quân theo đầu người = \(\frac{{tổng thu nhập quốc dân}}{{số dân}}\)
Đơn vị: USD/người.
VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết GDP của Hoa Kỳ lúc đó là 12 445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người.
Theo công thức ta có:
Thu nhập bình quân theo đầu người ở Hoa Kì năm 2005 = \(\frac{{12445}}{{296.5}} \approx 42USD\)
6. Tính mật độ dân số.
Mật độ dân số = \(\frac{{số dân}}{{diện tích}}\)
Đơn vị: người/km2
VD: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là 84156000 người và diện tích cả nước là 331212 km2.
7. Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.
Lấy giá trị năm đầu = 100%
Tốc độ tăng trưởng năm sau = \(\frac{{giá trị năm sau}}{{giá trị năm đầu}} \times 100\%\)
Đơn vị : %
VD: Bài tập 1 Câu a Trang 98 SGK Địa lí 12
8. Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của một đối tượng địa lí trong một giai đoạn.
Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm = \(\frac{{giá trị năm sau - giá trị năm đầu}}{{\frac{{giá trị năm đầu}}{{khoảng cách năm}}}} \times 100\%\)
Đơn vị: %
VD: Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của giá trị sản xuất lưong thực nước ta giai đoạn 2000-2005 biết giá trị sản xuất lưong thực năm 2000 là 55163,1 tỉ đồng và năm 2005 là 63852,5 tỉ đồng.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ
CÁCH XÁC ĐỊNH DẠNG MỘT SỐ LOẠI BIỂU ĐỒ CƠ BẢN
TT | Đề bài yêu cầu thể hiện | Dạng biểu đồ | Ghi chú |
1 | Sự gia tăng của 1 đối trượng địa lí qua các năm. Nếu tí thời điểm thì vẽ cột, nếu nhiều thời điểm thì vẽ đường. | Cột đơn, đường |
|
2 | Mối quan hệ giữa 2 đối tượng địa lí. | Cột kết hợp với đường |
|
3 | Cơ cấu của 1 đối tượng địa lí vào 1, 2, 3 thời điểm | Tròn, cột chồng theo giá trị tương đối (%) | Nên vẽ tròn |
4 | Cơ cấu của 1 đối tượng địa lí qua nhiều thời điểm ≥ 4 thời điểm. | Miền | 3 thời điểm cũng có thể vẽ. |
5 | Tốc độ tăng trưởng của các đối tượng địa lí qua các năm.
| Các đường biểu diễn (đổi ra %, lấy giá trị năm đầu ứng với 100%) |
|
6 | Tỉ suất sinh, tỉ suât tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số.
| 2 đường biểu diễn và có kí hiệu miền diện tích thể hiện Tg. |
|
7 | Giá trị tổng cộng của các thành phần qua các năm | Cột chồng, miền theo giá trị tuyệt đối. |
|
CÁC BƯỚC THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ
- Đọc kĩ đề bài, xác định dạng.
- Xử lí số liệu.
- Vẽ biểu đồ
- Chú thích biểu đồ → Quy trình thể hiện biểu đồ.
- Đặt tên biểu đồ
- Nhận xét, giải thích (nếu đề bài có yêu cầu).
CHUẨN BỊ CHO THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ
- Thước đo chiều dài (đo cm).
- Thước đo độ
- Máy tính bỏ túi.
- Compa.
- Giấy nháp.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH THỂ HIỆN (BƯỚC 3,4,5)
CỦA MỘT SỐ LOẠI BIỂU ĐỒ CƠ BẢN
1. Biểu đồ cột đơn:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu: quy về xentimét
- Lập hệ trục toạ độ.
- Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành.
- Xác định độ cao các cột.
- Vẽ các cột.
- Ghi các chỉ số tại các đầu cột.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng quy tắc.
2. Biểu đồ tròn qua 2 thời điểm:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu:
- Nếu đã cho số liệu % thì đổi ra độ bằng cách nhân số liệu % cho 3,6 ra số độ, sau đó vẽ bằng thước đo độ theo số liệu độ rồi ghi số liệu % vào các cung tròn vừa vẽ.
- Nếu chưa cho số liệu % thì đổi ra % bằng cách lấy giá trị cá thể chia cho giá trị tổng thể rồi nhân cho 100. Kết quả điển vào bảng, ghi đơn vị % ở góc phải bên trên của bảng.
- Vẽ 2 đường tròn có bán kính khác nhau theo tỉ lệ. Tâm của 2 hình tròn phải cùng nằm trên một đường thẳng theo phương nằm ngang.
- Ghi các thời điểm (số năm) phía dưới 2 đường tròn
- Kẻ bán kính cơ sở.
- Xác định các miền giá trị (cung tròn) của các đại lượng thành phần theo chiều kim đồng hồ và phù hợp với trình tự của bảng số liệu (đo bằng thước đo độ).
- Dùng kí hiệu thể hiện miền giá trị (cung tròn) của các đại lượng thành phần (đồng nhất ở 2 biểu đồ).
- Ghi chỉ số của các miền giá trị (cung tròn) bằng đơn vị %.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc.
3. Biểu đồ đường biểu diễn:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu quy về xentimét.
- Lập hệ trục toạ độ trục đứng theo giá trị %, trục ngang theo giá trị năm, quy về xentimét.
- Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành.
- Đặt tên trục và ghi đơn vị các trục.
- Xác định các điểm.
- Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng.
- Ghi các chỉ số tại các điểm.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng quy tắc.
4. Biểu đồ cột kết hợp với đường:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu: Quy về xentimét.
- Lập hệ trục toạ độ: hai trục đứng theo các đơn vị khác nhau, trục ngang theo đơn vị năm.
- Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành.
- Đặt tên trục và ghi đơn vị các trục.
- Xác định chiều cao của các cột biểu đồ, phù hợp với khoảng cách thời gian ở trục hoành.
- Xác định các điểm.
- Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng.
- Ghi chỉ số của các cột tại đầu các cột, ghi chỉ số của các điểm tại các điểm.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc.
5. Biểu đồ miền:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu:
- Nếu đã cho sẵn đơn vị % thì không phải đổi sso liệu, chỉ cần quy đổi về xentimét để vẽ.
- Nếu chưa cho số liệu % thì đổi ra % bằng cách cách lấy giá trị cá thể chia cho giá trị tổng thể rồi nhân cho 100. Kết quả điển vào bảng, ghi đơn vị % ở góc phải bên trên của bảng.
- Lập hệ trục toạ độ: chia khoảng cách ở trục tung, trục hoành theo đúng tỉ lệ. Trục đứng lấy 1 cm ứng với 10% chia tới 100%, trục ngang chia theo đơn vị năm đúng tỉ lệ. Ghi tên và đơn vị các trục.
- Kẻ đường khung giới hạn miền giá trị của đại lượng tổng.
- Xác định các điểm.
- Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng.
- Dùng kí hiệu thể hiện miền giá trị của các đại lượng thành phần.
- Ghi chỉ số (đơn vị %) ở các miền giá trị.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !