Lý thuyết ôn tập Một số vấn đề của Liên minh Châu Âu, Châu Phi, Mĩ La - Tinh Địa lí 11 trong kì thi THPTQG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU, CHÂU PHI, MĨ LA TINH 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

I. Một số vấn đề về tự nhiên

  • Thuận lợi: Châu Phi rất giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và rừng:
    • Khoáng sản: phong phú, đa dạng với nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn: vàng, Cu, kim cương, dầu mỏ
    • Rừng: đa dạng với nhiều kiểu rừng: xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt….
  • Hạn chế: điều kiện tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt
    • Đất trồng ít, cằn cỗi, không có nhiều đồng bằng lớn
    • Khí hậu khô nóng, diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xa van lớn, thiếu nước, đất đai bị xa mạc hoá
    • Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.
  • Giải pháp: khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và xây dựng các công trình thuỷ lợi.

II. Một số vấn đề dân cư và xã hội

{-- Nội dung phần II: một số vấn đề dân cư và xã hội châu Phi của tài liệu Lý thuyết ôn tập Một số vấn đề của Liên minh Châu Âu, Châu Phi, Mĩ La - Tinh vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

III. Một số vấn đề kinh tế

  • Một số nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và tương đối ổn định: Nam Phi, An-giê-ri…
  • Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển (đóng góp 1,9% GDP toàn cầu – 2004)
  • Nguyên nhân:
    • Hậu quả thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân
    • Xung đột sắc tộc, yếu kém trong quản lí đất nước, dân trí thấp,….
  • Giải pháp: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, hợp tác  trong sản xuất, phát triển kinh tế =>  KT phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU MĨ LA TINH

I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư­ và xã hội

1. Tự nhiên.

  • Có nhiều môi trường tự nhiên, phân hoá từ B- N, từ Đ- T, từ thấp lên cao.
  • Nhiều tài nguyên:
    • Tài nguyên rừng, biển phong phú.
    • Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt: thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải
    • Đất trồng đa dạng.

 => Thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới, cung cấp nông sản cho thị trường thế giới.

  • Giàu tài nguyên khoáng sản: Kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.

=> Phát triển công nghiệp với nhiều ngành.

2. Dân cư­ - xã hội.

Tỉ lệ dân nghèo cao; Mức sống chênh lệch quá lớn; Đô thị hoá tự phát; Cải cách ruộng đất không triệt để.

II. Một số vấn đề về kinh tế.

{-- Nội dung phần II: một số vấn đề vấn đề về kinh tế châu Mĩ La - Tinh của tài liệu Lý thuyết ôn tập Một số vấn đề của Liên minh Châu Âu, Châu Phi, Mĩ La - Tinh vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

A. EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới.

I. Quá trình hình thành và phát triển.

1. Sự ra đời và phát triển.

  • Số l­ượng các thành viên tăng liên tục. Từ 6 thành viên (1957) lên 27 thành viên (2007).
  • EU đ­ược mở rộng theo các h­ướng khác nhau của không gian địa lí.
  • Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao.

2. Mục đích và thể chế.

  • Mục đích của EU: Xây dựng và phát triển một khu vực tự do l­ưu thông hàng hoá, dịch vụ, con ng­ười, tiền vốn giữa các n­ước thành viên và liên minh toàn diện.
  • Các cơ quan đầu não của EU:
    • Quốc hội Châu Âu; Hội đồng Châu Âu; Toà án Châu Âu; Ngân hàng trung ­ương Châu Âu; Các uỷ ban của EU; Cơ quan kiểm toán Châu Âu.
    • Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.

II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.

1. EU - trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

  • EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới:
  • EU đứng đầu thế giới về GDP (2005).
  • Dân số chỉ chiếm 8% thế giới nhưng chiếm 26,5% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng l­ượng của thế giới (2004).

2. Tổ chức th­ương mại hàng đầu thế giới.

  • EU chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới.
  • Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của EU đều đứng đầu thế giới, v­ượt xa Hoa Kì, Nhật Bản.

B. EU- Hợp tác liên kết để cùng phát triển

I. Thị tr­ường chung Châu Âu.

1. Tự do l­ưu chuyển.

EU thiết lập thị trư­ờng chung Châu Âu từ 01/01/1993.

* Bốn mặt tự do l­ưu thông là:

Tự do di chuyển; Tự do l­ưu thông dịch vụ; Tự do l­ưu thông hàng hoá; Tự do l­ưu thông tiền vốn

* Ý nghĩa của tự do l­ưu thông:

  • Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
  • Thực hiện một chính sách th­ương mại với các n­ước ngoài liên minh Châu Âu.
  • Tăng cư­ờng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU.

  • Đồng tiền chung ơ-rô đ­ược sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.
  • Lợi thế:
    • Nâng cao sức cạnh tranh của thị tr­ường nội địa châu Âu.
    • Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
    • Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
    • Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

II. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

1. Sản xuất máy bay E-bơt.

  • Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp).
  • Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.

2. Đư­ờng hầm giao thông d­ưới biển Măng-sơ

Vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục dịa Châu Âu và ngư­ợc lại.

III. Liên kết vùng Châu Âu (EUROREGION)

{-- Nội dung phần III: liên kết vùng châu Âu (EURO REGION) của tài liệu Lý thuyết ôn tập Một số vấn đề của Liên minh Châu Âu, Châu Phi, Mĩ La - Tinh vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Lý thuyết ôn tập Một số vấn đề của Liên minh Châu Âu, Châu Phi, Mĩ La - Tinh Địa lí 11 trong kì thi THPTQG. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?