Lý thuyết ôn tập hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu trong chương trình Sinh học 11 - Trường THPT Quang Hà

LÝ THUYẾT PHẦN HÔ HẤP ĐỘNG VẬT – TUẦN HOÀN MÁU

1. Hô hấp ở động vật.

a. Khái nệm: Là tập hợp các quá trình trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể đồng thời thải CO2 ra ngoài.

b. Bề mặt trao đổi khí.

* Khái niệm: Là nơi cho o xi từ môi trường ngoài vào trong tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào ra ngoài.

* Đặc điểm:

Đặc điểm bể mặt TĐK

Tác dụng 

- Tỷ lệ S/V lớn.  

- Bề mặt mỏng và ẩm ướt.

- Bề mặt có nhiều mao mạch.

- Có sự lưu thông khí.

- Tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.

- Giúp O2, CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

- Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí.

- Tạo sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2.

 

c. Các hình thức hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường:

Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể:

  • Đại diện: Động vật đơn bào, đa bào bậc thấp.
  • Đặc điểm: Khí CO2, O2 khuếch tán trực tiếp qua bề mặt tế bào.

Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí:

  • Đại diện: Côn trùng
  • Đặc điểm:
    • Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Khí CO2, O2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. àkhông cần sắc tố hô hấp à không cần sự tham gia của hệ tuần hoàn.
    • Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng.

Trao đổi khí bằng mang

  • Đại diện: Cá, tôm, cua (thân mềm, chân khớp sống dưới nước)
  • Đặc điểm:
    • Mang cá có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng, chứa nhiều mao mạch. Khí O2 trong nước được khuếch tán qua mang vào máu. CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước → đảm bảo 4 đặc điểm của bề mặt TĐK.
    • Dòng nước chảy 1 chiều đi từ miệng qua mang liên tục nhờ đóng mở nhịp nhàng của miệng, nắp mang và diềm nắp mang.
    • Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng nước chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

Trao đổi khí bằng phổi

  • Đại diện: Chim, thú…
  • Đặc điểm:
    • Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có nhiều ống khí. Khí O2, CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.
    • Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng(chim)hoặc lồng ngực(thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng(lưỡng cư).
    • Nhờ hệ thống túi khí mà chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và thở ra.

2. Tuần hoàn máu

a. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

* Cấu tạo:

  • Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.
  • Tm: Hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu chảy máu trong mạch máu.
  • Hệ thống mạch máu: Hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch, hệ thống tĩnh mạch.

* Chức năng: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

b. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

Động vật chưa có hệ tuần hoàn.

  • Đại diện: ĐV đơn bào, động vật đa bào bậc thấp kích thước nhỏ: Giun dẹp, thủy tức.
  • Đặc điểm: Tỉ lệ S/V lớn, cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường qua bề mặt cơ thể.

Động vật có hệ tuần hoàn.

Hệ tuần hoàn hở

  • Đại diện: Ngành thân mềm, ngành chân khớp.
  • Quá trình tuần hoàn: Máu giàu O2 từ tim → ĐM → Khoang cơ thể(máu và nước mô TĐC trực tiếp với TB) → Máu giàu CO→ ĐM → Tim.
  • Đặc điểm:
    • Không có mao mạch nên có 1 đoạn máu không đi trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở
    • Máu chứa sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển O2, sắc tố hô hấp chứa Cu nên máu có màu xanh nhạt.
    • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
    • Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

Hệ tuần hoàn kín

  • Đại diện: Mực ống, giun đốt, bạch tuộc, lớp gia gai, ĐV có xương sống.
  • Quá trình tuần hoàn: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín từ ĐM → MM → TM → Tim.
  • Đặc điểm:
    • Máu lưu thông liên tục trong mạch kín TĐC với TB qua thành mao mạch
    • Máu có chứa sắc tố hô hấp,sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ
    • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao,hoặc TB, tốc độ máu chảy nhanh.
    • Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

Hệ tuần hoàn kín gồm: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

  • Hệ tuần hoàn đơn:
    • Cá, tim 2 ngăn, tâm nhĩ và tâm thất
    • Quá trình tuần hoàn: Máu giàu CO2 từ tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang (Trao đổi khí tại mao mạch → máu giàu O2) → Động mạch lưng → Mao mạch (Trao đổi chất với TB) → Máu giàu CO→ Tĩnh mạch →Tâm nhĩ.
  • Hệ tuần hoàn kép:
    • Động vật có phổi: lưỡng cư, bò sát, chim, thú
    • Quá trình tuần hoàn:
      • Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 từ tâm thất trái → động mạch chủ → Mao mạch (trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch) → máu giàu CO→ Tĩnh mạch → Tâm nhĩ phải.
      • Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 từ tâm thất phải → Động mạch phổi → Mao mạch phổi (Trao đổi chất với tế bào qua mao mạch phổi) → Máu giàu O→ Tĩnh mạch → Tâm nhĩ trái.
    • Đặc điểm:
      • Máu đi nuôi cơ thể từ tim nên tốc độ máu chảy với áp lực mạnh, phân phối máu tới các cơ quan nhanh và đi được xa.
      • Máu qua tim 2 lần.
      • Máu trao đổi gián tiếp qua thành mạch.

c.  Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch

{-- Nội dung phần c. quy luật hoạt động của tim và hệ mạch của tài liệu Lý thuyết ôn tập hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu trong chương trình Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

d. Cơ chế điều hoà hoạt động tim, mạch

{-- Nội dung phần c. cơ chế điều hòa hoạt động tim,mạch của tài liệu Lý thuyết ôn tập hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu trong chương trình Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu trong chương trình Sinh học 11 - Trường THPT Quang Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?