ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
Dạng 1: Viết CTCT và gọi tên
Câu 1: Viết đồng phân và gọi tên:
1. Ankan: CH4, C2H6, C3H8, C4H10.
2. Anken: C2H4, C3H6, C4H8.
3. Hợp chất mạch hở có CTPT: C2H2, C3H4, C4H6.
4. Ancol: CH4O, C2H6O, C3H8O, C4H10O.
5. Anđehit: CH2O, C2H4O, C3H6O, C4H8O.
6. Axit cacboxylic: CH2O2, C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2.
Câu 2: Gọi tên các chất sau:
1. (CH3)2CH – CH2 – CH(CH3)2.
2. (CH3)2CH – CH2 – CH = CH2.
3. CH ≡ C – CH(CH3) – CH(CH3)2
4. CH3 – CH2 – CH(OH) – CH(CH3)2.
5. (CH3)2CH – CH2 – CH2 – CHO.
6. CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH2 – COOH.
Dạng 2: Viết PTHH
Câu 1: Dùng CTCT, viết PTHH giữa các cặp chất sau:
1. Metan + Cl2 (1:1) 2. Propan + Br2 (1 : 1) 3. Điều chế CH4 trong PTN 4. Etilen + Br2/CCl4 5. Propen + H2 6. Etilen + H2O 7. Propilen + dd KMnO4 8. But – 2 – en + HBr 9. Isopren + H2 (1: 2) 10. Axetilen + H2 (1 :1) 11. Axetilen + dd Br2 (dư) 12. Propin + dd Br2 (1:2) 13. Axetilen + H2O 14. Axetilen + dd AgNO3/NH3 15. Propin + dd AgNO3/NH3 16. Propin + H2 (Ni/t0) 17. Điều chế axetilen trong PTN, CN 18. Benzen + Br2 (Fe/t0) 19. Toluen + Br2 (Fe/t0) | 20. Stiren + H2 dư 21. Stiren + dd Br2 22. Toluen + dd KMnO4, t0 23. Etanol + Na 24. Glixerol + Cu(OH)2 25. Ancol metylic (H2SO4đ /1400) 26. Ancol etylic (H2SO4đ /1700) 27. Etanol + CuO 28. Phenol + Na 29. Phenol + NaOH 30. Phenol + dd Br2 31. Anđehit fomic + H2 32. Anđehit axetic + H2 33. Metanal + dd AgNO3/NH3 34. Etanal + dd AgNO3/NH3 35. Axit axetic + Na 36. Axit axetic + NaOH 37. Axit axetic + ancol etylic 38. Điều chế axit axetic từ ancol etylic. |
Câu 2: Viết phản ứng trùng hợp các chất sau:
1. Etilen 2. Propilen 3. Đivinyl 4. Buta – 1,3 – đien | 5. Nhị hợp (đime hóa) axetilen 6. Tam hợp (trime hóa) axetilen 7. Vinyl clorua 8. Stiren |
Câu 3: Dùng CTCT, viết phương trình phản ứng biểu diễn các dãy chuyển hóa sau:
1. CH3COONa CH4 C2H2 C2H3Cl PVC
2. Al4C3 CH4 C2H2 CH3CHO C2H5OH CH3COOH
3. Etan eten ancol etylic eten etyl clorua ancol etylic
4. CaC2 → C2H2 → vinylaxetilen → buta -1,3- đien → Cao su buna
Dạng 3: Nêu và giải thích hiện tượng
1. Sục khí etilen đến dư vào dd brom.
2. Sục khí propen đến dư vào dd KMnO4.
3. Sục khí axetilen vào dd AgNO3/NH3.
4. Sục khí propin vào dd AgNO3/NH3.
5. Cho mẩu Na vào etanol.
6. Nhỏ phenol vào dung dịch NaOH.
7. Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch phenol.
8. Glixerol vào Cu(OH)2.
9. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
10. Cho anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
Dạng 4: Phân biệt và nhận biết các chất
1. Các chất khí: etan, eten, propin.
2. Benzen, toluen, stiren.
3. Ancol etylic, phenol, benzen.
4. Ancol etylic, phenol, glixerol, anđehit axetic.
Dạng 5: Bài tập định lượng và bài tập tìm CTPT, CTCT
Câu 1: Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm etan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy còn 4,48 lit khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 11,2 lít hỗn hợp X trên qua dung dịch AgNO3/NH3 có dư thấy có 48 gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc.
a) Viết các PTHH để giải thích quá trình thí nghiệm trên.
b) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp X
Câu 2: Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm etan, propan và propilen sục qua bình dung dịch brom dư thì khối lượng bình tăng 2,1 gam. Nếu đốt cháy khí còn lại thì thu được một lượng CO2 và 3,24 gam H2O. Tính % thể tích các khí trong A.
Câu 3: Cho 6,9 gam ancol etylic khan tác dụng hoàn toàn với kim loại natri dư thì thu được bao nhiêu mililít khí hiđro ở đktc?
Câu 4: Cho 18,8 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, tạo ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Xác định CTPT của 2 ancol
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai ancol no đơn chức A, B đồng đẳng kế tiếp thu được 6,952 gam CO2 và 3,6 gam H2O.
a) Xác định CTPT của A, B và thành phần trăm khối lượng của chúng trong hỗn hợp.
b) Tìm công thức cấu tạo của A biết oxi hóa A thu được một xeton.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch brom vừa đủ thì thu được 19,86 gam kết tủa trắng.
a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b) Tính m và thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: