CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
1- HƯỚNG ĐỘNG:
1.1- KHÁI NIỆM:
- Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhận kích thích theo 1 huớng xác định.VD: Cây trồng trong bóng tối sẽ vươn ra phía có ánh sáng.....
- Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là hướng động dương.
- Khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng động âm.
- Quá trình vận động này diễn ra tương đối chậm và được điều tiết bằng hormone thực vật ( AAB, Auxin, AIA,..... )
1.2- CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG:
1- Hướng đất ( Hướng trọng lực )
Vận động hướng đất theo chiều của trọng lực trái đất là do:
- Sự phận bố điện tích không đều:
- Mặt dưới của rễ mang điện tích dương
- Mặt trên của rễ mang điện tích âm
→ Tạo ra chênh lệch hiệu điện thế (vài mV) làm rễ quay xuống.
- Sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt rễ:
- Mặt dưới nhiều Auxxin cùng vs AAB gây ức chế sinh trưởng của TB.
- Mặt trên lượng auxin thích hợp kích thích sự sinh trưởng của tế bào, làm tế bào dài ra làm rễ quay xuống đât
- Hạt tinh bột dồn về phía đáy của tế bào, tạo ra sức truơgn nước lớn ⟶ khối lượng mặt dưới mỗi tế bào nặng hơn làm rễ đâm thẳng xuống.
* Rễ có tính hướng đất dương – Chồi ngọn có tính hướng đất âm.
Hàm luợng Auxin ở mặt dưới của chồi ngọn nhiều hơn ở mặt trên
⟶ tế bào sẽ phân chia kéo dài → chồi ngọn quay lên trên
2- Hướng sáng
Cây có tính hướng sáng do sự phân bố auxin không đồng đều, đặc biết là AIA:
- Auxin vận chuyển về phía có ít ánh sáng, luợng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào
- AIA xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang Xenlulozo ⟶ các tế bào dãn dài ra.
→ Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm.
3- Hướng nước:
- Tính hướng nước dương là phản ứng sinh trưởng theo nguồn nước ⟶ Nước đóng vai tròn như tác nhân kích thích của môi trướng dẫn tới phản ứng hướng nước
- Rễ cây luôn tìm về phía có nước ⟶ Rễ tính hướng nước dương.
- Trong lòng đất, rễ vươn khá xa, lan tỏa vào các khe hở của đất ⟶ hướng về phái nguồn nước để lấy nước.
4- Huớng hóa:
- Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn chất thích hợp, cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển ⟶Tính hướng hóa dương .
- Rễ tránh xa nguồn hóa chất độc hại với nó → Tính hướng hóa âm.
5- Hướng tiếp xúc:
- VD: các cây dây leo: bầu, bí,... có tua cuốn ( 1 dạng lá biến dạng )
- Phần thân tiếp xúc với giá thể thì sinh trưởng chậm, không tiếp xúc thì sinh trưởng nhanh.
- Ngoài ra, còn có các dạng hướng động khác như tính hướng nhiệt, hướng theo dòng chảy của các khe suối,.....
1.3- VAI TRÒ:
- Giúp cây thích ứng với sự thay đổi của môi trường để sinh trưởng và phát triển
- Ứng dụng trong sản xuất:
- Tưới nước, bón phân hợp lý, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.
- Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và hút nước, muối khoáng trong đất.
- Mật độ trồng cây phải thích hợp, không lạm dụng hóa chất độc hại với cây trồng.
2- ỨNG ĐỘNG:
2.1- KHÁI NIỆM:
- Khái niệm: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng.
- Cơ chế chung: Là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi qúa trình sinh lý, sinh hoá theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.
2.2- CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG:
A- Ứng động không sinh trưởng:
- Khái niệm: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các TB của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở ở các miền chuyên hóa của cơ quan.
- VD:
- Vận động cảm ứng của cây trinh nữ: uốn, cụp lá xuống khi bị kích thích.
- Cây bị biến dạng để bắt sâu bọ.
* Giải thích:
- Ở cây trinh nữ:
- Do sự giảm sút trương nước của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét.
- Vận chuyển ion K đi ra khỏi không bào → mất nước → giảm áp suất thẩm thấu.
- Phản ứng xảy ra nhanh nhưng phục hồi lại chậm.
- Ở cây bắt sâu bọ:
- Khi con mồi chạm vào lá, sức trước nước giảm, làm các gai, tua, lông cuốn cụp và nắp đậy lại.
- Giữ chặt con mồi, các tuyến trên các lông của lá tiết ra enzyme phân giải con mồi.
- Sau vài giờ, sức trương nước được phục hồi, nắp lại mở ra bình thường
→ Kết luận: Vận động cảm ứng và vận động đóng mở nắp ở cây bắt sâu bọ đề liên quan tới sức trương nước của TB.
B- Ứng động sinh trưởng:
- Khái niệm: Là các vận động có liên quan đến sự phân chia các TB của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học, đó là vận động của cơ thể và cơ quan theo từng thời gian nhất định trong ngày.
- Các kiểu ứng động sinh trưởng:
a, Vận động quấn vòng ( Vận động tạo giàn / Vận động xoắn ốc ). VD: Các loại cây dây leo: bầu, bí, mướp,...
Giải thích:
- Khi thân quấn quanh 1 vật → TB kéo dài nhiều hơn trên phần ngoài - phía dưới của thân với bề mặt trong ở phía trên → gọi là sinh trưởng quấn.
- Phản ứng quấn là kết quả của việc tích lũy auxin trên bề mặt dưới của thân làm TB kéo dài mạnh hơn so với bề mặt trên, do đó thân sinh trưởng không đều → vặn vẹo và quấn quanh vật.
- Do sự di chuyển đỉnh chóp của thân eo, các tua cuốn → các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó.
- Do hormone giberein có tác dụng kích thích vận động.
b, Vận động nở hoa.
- Cảm ứng theo nhiệt độ: hoa Tuylip nở 25 – 300C, khép ở nhiệt độ thấp.
- Cảm ứng theo ánh sáng: hoa, lá mở khi có ánh sáng ban ngày; khép vào ban đêm.
Giải thích:
- Vận động nở hoa do sự sinh trưởng không đồng đều ở 2 phía hay bề mặt của các cơ quan sinh trưởng.
- Phản ứng mở của mầm hoa do sự uốn cong trở lại của lớp lá bắc và các bộ phận của bao hoa.
- Vận động nở hoa liên quan đến sự dẫn truyền auxin và trạng thái cân bằng hormone.
c, Vận động ngủ thức.
- Khái niệm: Là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kì nhịp điệu đồng hồ sinh học, theo điều kiện môi trướng (ánh sáng, nhiệt độ,... )
- VD:
- Vận động ngủ: các hạt giống được bảo quản ở đâu đó).
- Vận động thức: hạt giống nảy mầm.
SO SÁNH 2 HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
{-- Nội dung phần so sánh 2 hình thức cảm ứng ở thực vật của tài liệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Cảm ứng ở thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !