Bài tập trắc nghiệm ôn tập học kì môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Cao Bá Quát

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT

 

SỰ ĐIỆN LI

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện ?

A. NaCl nóng chảy.      B. NaCl khan.          C. Dung dịch NaCl.                 D. Dung dịch NaOH.

Câu 2: Độ điện li  của chất điện li phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ?

A. Bản chất của chất điện li.                                                           B. Bản chất của dung môi.  

C. Nhiệt độ của môi trường và nồng độ của chất tan.                    D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Cho các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 3.                              B. 4.                          C. 5.                         D. 2.

Câu 4: Cho các chất: HNO3, KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2.  Các chất điện li mạnh là

A. KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3.                  B. NaCl, H2SO3, CuSO4.

C. HNO3, KOH, NaCl, CuSO4.                    D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2.

Câu 5: Cho các chất: H2O, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4, NH3.  Các chất điện li yếu là

A. H2O, CH3COOH, CuSO4, NH3.               B. CH3COOH, NaNO3, NH3

C. H2O, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4.              D. H2O, CH3COOH, NH3.

Câu 6: Dãy gồm tất cả các chất điện li mạnh là

A. KNO3, PbCl2, Ca(HCO3)2, Na2S, NH4Cl.                B. KNO3, HClO4, Ca3(PO4)2, Na2CO3, CuSO4.

C. KHSO4, HClO4, Na2S, CH3COONa, NH4Cl           D. KOH, HClO4, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NH3.

Câu 7: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì

A. độ điện li giảm.        B. độ điện li tăng.     C. độ điện li tăng 2 lần.           D. độ điện li không đổi.  

Câu 8: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:  CH3COOH         +  . Độ điện li  của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch axit axetic ?

A. Tăng.                        B. Giảm.                   C. Không thay đổi.                  D. Không xác định được.

Câu 9: Nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li  của axit CH3COOH là

A. 1,35%.                      B. 1,3%.                   C. 0,135%.               D. 0,65%.

Câu 10: Trong các muối sau: BaCl2, NaNO3, Na2CO3, K2S, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2, KI. Các muối đều không bị thủy phân là

A. BaCl2, NaNO3, KI.                                   B. Na2CO3, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2.       

C. BaCl2, NaNO3, Na2CO3, K2S.                  D. NaNO3, K2S, ZnCl2, KI.

Câu 11: Cho các dung dịch sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Các dung dịch đều có pH < 7 là

A. K2CO3, CuSO4, FeCl3.                             B. NaNO3, K2CO3, CuSO4.

C. CuSO4, FeCl3, AlCl3.                                D. NaNO3, FeCl3, AlCl3.        

Câu 12: Nhóm các dung dịch đều có pH > 7 là

A. Na2CO3, CH3NH3Cl, CH3COONa, NaOH.       

B. C6H5ONa, CH3NH2, CH3COONa, Na2S.

C. Na2CO3, NH3, CH3COONa, NaNO3.                  

 D. Na2CO3, NH4NO3, CH3NH2, Na2S.

Câu 13: Nhóm các dung dịch đều có pH < 7 là

A. NH4Cl, CH3COOH, Na2SO4, Fe(NO3)3.       

B. HCl, NH4NO3, Al2(SO4)3, C6H5NH2.

C. HCOOH, NH4Cl, Al2(SO4)3, C6H5NH3Cl.    

D. NaAlO2, Fe(NO3)3, H2SO4, C6H5NH3Cl.

Câu 14: Nhóm có dung dịch không làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. dung dịch K2CO3, dung dịch CH3COONa.      B. dung dịch CH3COONa, dung dịch NH3.       

C. dung dịch NaOH, dung dịch C2H5NH2.           D. dung dịch NH3, dung dịch C6H5NH2.

Câu 15: Cho quỳ tím vào các dung dịch: Cu(NO3)2, Na2CO3, K2SO4, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, AlCl3, K2S. Số dung dịch có thể làm quỳ tím hoá xanh là

A. 1.                              B. 2.                          C. 3.                         D. 4.

Câu 16: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch ?

A. NaHSO4 và NaHCO3.                              B. NaAlO2 và HCl. 

C. AgNO3 và NaCl.                                       D. CuSO4 và AlCl3.

Câu 17: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. \(N{a^ + },C{a^{2 + }},C{l^ - },PO_4^{3 - }\)                           B. \(B{a^{2 + }},C{u^{2 + }},NO_3^ - ,SO_4^{2 - }\) 

C. \(Z{n^{2 + }},{K^ + },C{l^ - },{S^{2 - }}\)                                  D. \(A{l^{3 + }},M{g^{2 + }},SO_4^{2 - },NO_3^ - \)   

Câu 18: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. \(A{g^ + },N{a^ + },NO_3^ - ,C{l^ - }\)                                   B. \(M{g^{2 + }},{K^ + },SO_4^{2 - },PO_4^{3 - }\)    

C. \({H^ + },F{e^{3 + }},NO_3^ - ,SO_4^{2 - }\)                         D. \(A{l^{3 + }}\), \(NH_4^ + ,B{r^ - },O{H^ - }\)

Câu 19: Dãy gồm các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. \(N{a^ + },M{g^{2 + }},NO_3^ - ,SO_4^{2 - }\)                         B. \(N{a^ + },{K^ + },HSO_4^ - ,O{H^ - }\)

C. \({H^ + },F{e^{3 + }},NO_3^ - ,SO_4^{2 - }\)                             D. \(A{l^{3 + }}\), \(NH_4^ + ,B{r^ - },O{H^ - }\)     

Câu 20: Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các ion sau: \(B{a^{2 + }},A{l^{3 + }},N{a^ + },A{g^ + },CO_3^{2 - },NO_3^ - ,C{l^ - },SO_4^{2 - }\). Các dung dịch đó là

A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.        B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.       

C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.        D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Bài tập ôn luyện

1.  Pha loãng dần dần một dung dịch axit sunfuric, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.

2.  Kẽm đang phản ứng mạnh với dung dịch axit sunfuric, nếu cho thêm muối natri axetat vào dung dịch thì thấy phản ứng chậm hẳn lại. Hãy giải thích hiện tượng.

3. Trong hai dung dịch ở các thí dụ sau đây, dung dịch nào có pH lớn hơn ?

1- Dung dịch 0,1M của một axit có K = 1.10-14 và dung dịch 0,1M của một axit có K = 4.10-5.

2- Dung dịch HCl 0,1M và dung dịch HCl 0,01M.

3- Dung dịch CH3COOH 0,1M và dung dịch HCl 0,1M.

4- Dung dịch HCl 0,01M và dung dịch H2SO4 0,01M.

Giải thích vắn tắt cho từng trường hợp.

4.  Theo định nghĩa của Brôn-stêt, các ion : Na+, NH4+, CO32-, CH3COO2-, HSO4-, K+,  Cl-, HCO3-, là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính ? Tại sao? Trên cơ sở đó, hãy dự đoán các dung dịch của từng chất cho dưới đây sẽ có pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7 : Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4 ?

5.  Đimetyl amin (CH3)2NH là một bazơ mạnh hơn amoniac. Đimetyl amin trong nước có phản ứng :

 (CH3)2NH  + H2O → (CH3)2NH2+  + OH-

1- Viết biểu thức hằng số phân li bazơ Kb của đimetyl amin.

2- Tính pH của dung dịch đimetyl amin 1,5M biết rằng Kb = 5,9.10-4.

6. Dung dịch axit fomic 0,0070M có pH = 3,0.

1- Tính độ điện li của axit fomic trong dung dịch đó.

2- Nếu hoà tan thêm 0, 0010 mol HCl  vào 1 lit dung dịch đó thì độ điện li của axit fomic tăng hay giảm ? Giải thích.

7.  Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lit dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lit dung dịch KNO3 0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không và thay đổi thé nào so với dung dịch ban đầu?

8. Có thể xảy ra phản ứng trong đó một axit yếu đẩy một axit mạnh ra khỏi dung dịch muối được không ? Vì sao ? Cho thí dụ.

9. Có ba dung dịch : kali sunfat, kẽm sunfat và kali sunfit. Chỉ dùng một thuốc thử có thể nhận ra được ba dung dịch trên. Đó là thuốc thử nào ? Giải thích.

10. Giấy quỳ đỏ chuyển thành màu xanh khi cho vào dung dịch có môi trường kiềm. Giấy quỳ xanh chuyển thành màu đỏ khi cho vào dung dịch có môi trường axit. Cả hai loại giấy quỳ đó không đổi màu khi môi trường là trung tính. Một học sinh đã làm thí nghiệm : Thử một loạt dung dịch muối lần lượt với giấy quỳ đỏ và giấy quỳ xanh rồi ghi kết quả vào bảng dưới đây.

Dung dịch

KCl

FeCl3

NaNO3

K2S

Zn(NO3)2

Na2CO3

Quỳ đỏ

 

 

 

 

 

 

Quỳ xanh

 

 

 

 

 

 

Nếu học sinh đó ghi đúng thì bảng sẽ được điền như thế nào ?

11. Hoàn thành các phương trình ion rút gọn dưới đây và viết phương trình phân tử của phản ứng tương ứng :

1- Cr3+  +  ……. →  Cr(OH)3

2- Pb2+  +  ……. →  PbS

3- Ag+  +  ……. →  AgCl

4- Ca2+  +  ……. →  Ca3(PO4)2

12. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính m và x. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

13. Trộn 300 ml dung dịch có chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2  0,025 mol/l với 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 2. Hãy tính m và x. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

14. Thêm từ từ 400 g dung dịch H2SO4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lit dung dịch A. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

a. Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lit dung dịch A để thu được :

b.1. Dung dịch có pH = 1;

b.2. Dung dịch có pH = 13.

15. Có bốn bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau : Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, KNO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nêu cách nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.

16.  Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch dưới đây đựng riêng biệt trong các bình không có nhãn : NH4Cl , (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO­3.

17. Hãy tìm trong các dãy chất dưới đây một dãy mà tất cả các muối trong đó đều thuỷ phân khi tan trong nước.

1- Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl;

2- Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, NaNO3;

3- K2S, KHS, KHSO4;

4- KI, K2SO4, K3PO4;

5- AlCl3, Na3PO4, K2SO3,

6- K2CO3, KHCO3, KBr.

18.    Chất A là một muối tan được trong nước. Khi cho dung dịch chất A tác dụng với dung dịch bari clorua hoặc với lượng dư dung dịch natri hiđroxit đều thấy có kết tủa xuất hiện.

Hãy nêu ra hai muối mà em biết phù hợp với tính chất kể trên.          

Viết phương trình các phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

19.  Hãy dẫn ra phản ứng giữa dung dịch các chất điện li tạo ra :                

1- Hai chất kết tủa ;    

2- Một chất kết tủa và một chất khí ;                    

Viết các phương trình phản ứng.

20. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch : NaOH, FeSO4, BaCl2, HCl.        

Những cặp dung dịch nào có thể phản ứng được với nhau ? Vì sao ?  Viết phương trình các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

21. X là dung dịch H2SO4 0,020M, Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung dịch X với dung dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích hai dung dịch mang trộn và có pH = 2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

Hãy tính tỉ lệ về thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y.

22.Có 3 lọ hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch NaCl, Na2CO3 và HCl. Không được dùng thêm bất kì hoá chất nào (kể cả quỳ tím), làm thế nào để nhận ra các dung dịch này. Viết phương trình các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập học kì môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Cao Bá Quát. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?