Lý thuyết hóa hữu cơ ôn thi THPT QG năm học 2019-2020
Phần I :
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit ?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 2. Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch ?
A. K2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl.
Câu 3. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp ?
A. Tơ tằm. B. Tơ capron. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ visco.
Câu 4. Công thức của tristearin là
A. (C2H5COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (CH3COO)3C3H5. D. (HCOO)3C3H5.
Câu 5. Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước ?
A. Muối ăn. B. Cồn. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 6. Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là
A. Glyxerol. B. Saccarozơ. C. Etylen glycol. D. Etanol.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi. B. Anilin tác dụng với nước brôm tạo kết tủa.
C. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng. D. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ.
Câu 9. Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. Glucozơ và xenlulozơ. B. Saccarozơ và tinh bột.
C. Fructozơ và glucozơ. D. Glucozơ và saccarozơ.
Câu 10. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri fomat ?
A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 11. Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được glyxerol và hai muối của hai axit cacboxylic Y và Z. Axit Z có đồng phân hình học.Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
B. Y có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử X chỉ chứa một loại nhóm chức.
D. Phân tử khối của Z là 94.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.
(e) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 13: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, axit fomic. Số chất vừa tham gia phản ứng tráng bạc, vừa hòa tan Cu(OH)2 là.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 14: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng.
A. trùng hợp. B. este hóa. C. xà phòng hóa. D. trùng ngưng.
Câu 15: Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây.
A. CH2=CH2. B. CH3-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH2=CH-CH3.
Câu 16: Dung dịch Ala-Gly-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây.
A. KNO3. B. NaCl. C. NaNO3. D. HCl.
Câu 17: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit.
A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 18 : Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là.
A. Etyl axetat. B. Vinyl acrylat. C. Vinyl metacrylat. D. Propyl metacrylat.
Câu 19: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là.
A. CH3COOC6H5. B. C2H5COOC6H5. C. CH3COOCH2C6H5. D. C2H5COOCH2C6H5.
Câu 20: Cho các chất sau: etanol, phenol, anilin, phenylamoni clorua, kali axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 21: Trong các polime sau: tơ axetat, tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là.
A. tơ visco, tơ nitron và tơ nilon-6. B. sợi bông, tơ axetat và tơ visco.
C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6. D. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
Câu 22: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỷ lệ mol)
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Phân tử khối X5 là:
A. 174. B. 160. C. 202. D. 198.
Câu 23: Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ
(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70°C trong vòng vài phút.
(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là.
A. 4, 2, 1, 3. B. 1, 4, 2, 3. C. 4, 2, 3, 1. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 24: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. NaOH. B. H2NCH2COOH. C. HCl. D. CH3NH2.
Câu 25: Công thức phân tử của axit oleic là
A. C2H5COOH. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. C17H33COOH.
Câu 26 : Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit ?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 27: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo
A. Tơ nitron. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron.
Câu 28: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. CO2. B. CH4. C. N2. D. Cl2.
Câu 29: Tinh thể chất X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. fructozơ và saccarozơ. B. saccarozơ và glucozơ.
C. saccarozơ và xenlulozơ. D. glucozơ và fructozơ.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 444 của tài liệu lý thuyết Hóa hữu cơ vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 445. Có các nhận xét sau đây
(1) Tính chất của hợp chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào cấu tạo mà không phụ thuộc vào thành phần phần tử của chất.
(2) Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị.
(3) Các chất C2H2, C3H4 và C4H6 luôn là đồng đẳng của nhau.
(4) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.
(5) o-xilen và m-xilen là hai đồng phân cấu tạo khác nhau về mạch cacbon.
Những nhận xét không chính xác là
A. (1)(3)(4). B. (2)(4)(5). C. (2)(3)(4). D. (1)(3)(5).
Câu 446. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(4) Ph}n tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 447. Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. propyl propionat. D. metyl axetat.
Câu 448. Rác thải nhựa (chất dẻo) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, vì nguyên nhân chính là
A. nhựa rất khó bị phân hủy. B. nhựa không bị đốt cháy.
C. nhựa tan trong nước. D. nhựa tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 449. Ba chất hữu cơ X, Y và Z mạch hở, có công thức phân tử C4H9O2N.
- X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm khí.
- Y có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
- Z tác dụng với dung dịch NaOH thu được hai chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon.
Chất X, Y và Z tương ứng là
A. CH2=CH-COONH3-CH3, H2N-CH2-CH2-CH2-COOH và H2N-CH2-COO-CH2-CH3.
B. CH2=C(CH3)-COONH4, H2N-CH2-CH2-CH2-COOH và H2N-CH2-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH(CH3)-COO-CH3, H2N-CH2-CH2-CH2-COOH và CH3-COONH3-CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)-COONH4, CH2=CH-COONH3-CH3 và H2N-CH2-COO-CH2-CH3.
Câu 450. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Số công thức cấu tạo thỏa mãn chất X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 451. Cho các phát biểu sau:
(a) Các loại chất béo thừa sau khi chiên rán có thể dùng làm nhiên liệu.
(b) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
(c) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.
(d) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước.
(e) Các amin đều độc.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 452. Cho ba axit cacboxylic mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 72). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X và Z đều có phản ứng tráng gương.
(b) Trong công nghiệp, chất Y được điều chế trực tiếp từ metanol.
(c) Chất Z tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(d) Cả X, Y, Z đều là axit đơn chức.
(e) Đốt cháy hoàn toàn Y thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 453. Cho ba hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y và Z (trong phân tử đều chứa C, H, O và MX < MY < 88). Đốt cháy lần lượt X và Y thì số mol CO2 thu được bằng số mol O2 phản ứng. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:
(1) X + H2 → X1 ; (2) 2Y + T ⇔ Z + 2H2O ;
(3) 2X1 + X3 ⇔ X4 + 2H2O; (4) T + X3 ⇔ X5 (C4H6O5) + H2O.
Cho các phát biểu sau:
(a) Từ X1 có thể điều chế Y bằng một phản ứng.
(b) X3 và X5 đều phản ứng với NaHCO3 theo tỉ lệ 1 : 2.
(c) Z và X4 là đồng phân của nhau.
(d) T và X5 đều tác dụng với Na theo cùng tỉ lệ số mol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 454: Đun nóng hỗn hợp gồm alanin và valin thu được tetrapeptit mạch hở trong đó tỉ lệ gốc alanin và valin là 1 : 1. Số tetrapeptit tạo thành là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 455: Vật liệu nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp trùng ngưng ?
A. Tơ capron B. Cao su buna. C. Tơ visco. D. Tơ olon
Câu 456: Phát biểu nào sau đây về chất béo chưa chính xác ?
A. Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong đimetyl ete.
B. Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo không no.
C. Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glyxerol và axit béo.
D. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
Câu 457: Cho các phát biểu sau
(1) CH3COO-CH=CH2 có thể được điều chế từ axit và ancol tương ứng.
(2) Phản ứng giữa anilin và dung dịch nước brom thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử.
(3) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(5) Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng với axit ađipic và etilen glicol.
(6) (NH2)2CO, CH3CONH-CH2-COOC6H5 đều tác dung với NaOH dư theo tỉ lệ 1:2
(7) Toluen làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường
(8) Chất béo chứa các gốc axit no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(9) ε- Aminoaxit là aminoaxit mà nhóm amino gắn ở cacbon thứ 6.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 458: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tinh bột, xenlulozơ đều tạo phức màu xanh tím khi tác dụng với iot.
B. Fructozơ tráng bạc vì trong phân tử có nhóm -CHO.
C. Mỗi mắt xích glucozơ trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH tự do.
D. Saccarozơ, glucozơ, fructozơ khi cháy hoàn toàn đều tạo CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
Câu 459: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 460: Este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Y là hợp chất đa chức.
C. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
D. Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 461: Cho các phát biểu sau:
(a) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc thấy có khói trắng.
(b) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan...
(c) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
(d) Protein có thể đông tụ ở nhiệt độ cao hoặc khi tiếp xúc với axit, bazơ, muối.
(e) Sợi nitron bền với nhiệt, dai và giữ nhiệt tốt nên được dùng để bện thành sợi “len” đan áo rét.
(g) Etanol là một trong những chất gây nghiện nhưng không phải là ma tuý.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 462. Xà phòng hóa este X hai chức có công thức phân tử C5H8O4 thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 463. Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. Cao su, tơ tằm, tơ lapsan.
B. Thủy tinh plexiglas, nilon-6,6, tơ nitron.
C. Nilon-6,6, nilon-6, tơ lapsan.
D. Tơ visco, nilon-6, nilon-6,6.
Câu 464. Cho các phát biểu sau:
(1) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(2) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(3) Tên thay thế của amin có công thức (CH3)3N là trimetylamin
(4) Dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng.
(5) Các chất: cocain, amphetamin, heroin, moocphin là những chất gây nghiện, hết sức nguy hại cho sức khỏe con người.
Có bao nhiêu phát biểu sai ?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 465. Khi có enzim xúc tác, glucozơ bị lên men cho hợp chất hữu cơ X. Từ X thực hiện phản ứng lên men giấm thu được hợp chất Y có khả năng chuyển màu quỳ tím. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Etanol, axit axetic. B. Etanol, khí cacbonic.
C. Khí cacbonic, axtit axetic. D. Etanol, anđehit axetic.
Câu 466. Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa nhiều chất béo.
(b) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(c) Anilin có tính lưỡng tính.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trúng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra đông tụ protein.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin và axit glutamic.
(g) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp các α-amino axit.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 467. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
Y Quỳ tím Chuyển màu xanh
X, Z Dung dịch AgNO3/NH3, t° Kết tủa Ag
T Dung dịch Br2 Kết tủa trắng
Z Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam
X, Y, Z, T lần lượt là
A. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.
B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.
C. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.
D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.
Câu 468. Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh (quá trình đun có cho thêm vài giọt nước cất) trong thời gian 8 - 10 phút.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ sau đó để nguội hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Mục đích chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp là để làm xúc tác cho phản ứng.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Ở bước (1), không thể thay thế mỡ lợn bằng dầu thực vật.
D. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp, bên trên có một lớp rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
Câu 469: Nhận xét nao sau đaay laf đúng ?
A. Gluozơ và Fructozơ laf đồng đẳng kế tiếp của nhau
B. Thủy phân hoàn toàn amilopectin hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ.
C. Tinh bột do các gốc α - glucozơ tạo th{nh còn xenlulozơ do các gốc β − fructozơ tạo thành
D. Amilozơ và xenlulozơ là đồng ph}n của nhau.
...
Trên đây là phần trích Lý thuyết Hóa hữu cơ ôn thi THPT QG môn Hóa năm 2019 - 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!