Qua bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp, giúp các em mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Cái đẹp. Đồng thời, giúp các em rèn luyện để sử dụng tốt hơn vốn từ ngữ trên.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1 (SGK trang 52, Tiếng Việt 4): Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau:
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài | Tốt gỗ hơn tốt nước sơn | |
Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu cũng đánh bên thành cũng kêu | ||
Hình thức thường thống nhất với nội dung | Cái nết đánh chết cái đẹp | |
Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon |
Gợi ý:
- Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Hình thức thường thống nhất với nội dung:
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
- Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Câu 2 (SGK trang 52, Tiếng Việt 4): Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong các câu tục ngữ trên:
Gợi ý:
- Ví dụ khi nhìn thấy một cô gái nhan sắc bình thường nhưng ăn nói lễ độ, tính nết dịu dàng, thùy mị, người ta có thể nói: Cái nết đánh chết cái đẹp.
Câu 3 (SGK trang 52, Tiếng Việt 4): Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp:
M: tuyệt vời
Gợi ý:
- Tuyệt vời, tuyệt mĩ, tuyệt sắc, tuyệt trần, mê hồn
Câu 4 (SGK trang 52, Tiếng Việt 4): Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm ở câu 3.
Gợi ý:
- Đà Lạt lúc chiều buông xuống đẹp tuyệt vời.
- Thúy Kiều đẹp tuyệt trần.
- Những làn mưa núi đẹp mê hồn.
- Thông qua bài học Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp, các em cần:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm: Cái đẹp.
- Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ theo chủ điểm.
- Biết đặt câu với những từ ngữ theo chủ điểm.
- Ngoài ra, để chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối