Luyện tập Lai hai cặp tính trạng khi hai tính trạng di truyền độc lập Sinh 12

MỖI GEN QUY ĐỊNH 1 TÍNH TRẠNG, 2 TÍNH TRẠNG DI TRUYỀN THEO QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. Bài toán thuận

1/ Khái niệm:

Là dạng bài cho biết một gen quy định một tính, biết tính trội lặn và 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau. Cần xác định KG của P và viết SĐL.

2/ Cách giải:

Bước 1: Từ giải thiết: một gen quy định một tính trạng, 2 gen nằm trên NST khác nhau. Suy ra 2 tính trạng nghiên cứu di truyền theo quy luật phân ly độc lập

Bước 2: Từ KH của P và tính trội, lặn suyra KG của P

Bước 3: Viết SĐL

3/ Ví dụ minh họa

Ở lúa thân cao A là trội so với thân thấp a, tính trạng chín sớm B là trội so với chín muộn b. Cho lúa dị hợp tử cả về 2 tính trạng thân cao, chín sớm lai với thứ lúa đồng hợp tử thân thấp, chín muộn.

a/ Xác định kết quả lai trên

b/ Nếu cho thứ lúa dị hợp nói trên tự thụ phấn kết quả lai sẽ như thế nào? Biết rằng 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau.

Hướng dẫn giải:

Bài ra: 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên NST khác nhau. Do đó, 2 tính trạng nói trên di truyền theo quy luật phân ly độc lập.

a/ Xác định kết quả lai

Lúa dị hợp tử cả về hai tính trạng có KG: AaBb

Lúa đồng hợp tử thân thấp, chín muộn có KG aabb

P                   AaBb                       X                       aabb

F1: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : aabb

(1 cao- sớm : 1 cao- muộn : 1 thấp- sớm : 1 thấp- muộn)

b/ Xác định kết quả lai khi cho lúa dị hợp về hai tính trạng tự thụ phấn

P                        AaBb                           X                       AaBb

F1:

                      ♀                   

   ♂

AB

Ab

aB

Ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

KG: 1AABB : 1AAbb : 1aaBB : 1aabb : 4AaBb : 2AABb : 2aaBb : 2AaBB : 2Aabb

KH: 9 cao- sớm : 3 cao- muộn : 3 thấp- sớm : 1 thấp- muộn.

B. Bài toán nghịch

1/ Khái niệm:

Là dạng bài cho biết kết quả lai, KH của P, biết mỗi gen quy định một tính trạng. Cần xác định quy luật chi phối.

2/ Phương pháp:

- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng

+ Tính tỉ lệ phân tính của mỗi cặp gen

+ So sánh tỉ lệ này với tỉ lệ của định luật phân ly (định luật 2 Menđen), kết quả của phép lai phân tích. Từ đó suy ra phép lai của mỗi cặp tính trạng.

- Bước 2: Xét chung sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng

Nếu thấy tỉ lệ phân tính chung của đầu bài bằng tích các tỉ lệ riêng thì kết luận: 2 cặp tính trạng di truyền theo định luật phân ly độc lập (nghĩa là mỗi gen nằm trên một NST).

- Bước 3: Viết SĐL

CHÚ Ý:

- Nếu đề bài không cho biết tỉ lệ các KH ở thế hệ lai thì vẫn xét riêng từng cặp tính trạng. Nhưng biện luận từ cá thể con mang 2 tính trạng lặn.

- Nếu đề không cho đủ TLKH

+ Cho TLKH mang 2 tính trạng lặn = 6,25% = 1/16

+ Cho TLKH mang 1 trội + 1 lặn = 18,75% = 3/16

C. Luyện tập

Bài 1. Ở cà chua khi lai cây thân cao quả vàng với cây thấp quả đỏ F1 thu được toàn là cây cao quả đỏ. F1 tự thụ phấn được F2 có 3200 cây.  Biết mỗi gen quy định một tính trạng.

            1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng mỗi loại cây.

            2. Lai phân tích cây cà chua F1. Xác định kết quả lai.

            3.  Xác định kết quả lai của các phép lai: AaBb x aaBb; AaBb x Aabb.

Hướng dẫn giải:

1. P Cao, vàng x thấp, đỏ => F1 cao, đỏ => Cao là trội (A), thấp là lặn (a); Đỏ là trội (B); vàng là lặn (b). Ptc

            => P Aabb x aaBB => F1: AaBb x AaBb => F2: 9 : 3: 3 :1.

2. F1 AaBb x aabb => 1:1:1:1

3. (1 cao : 1 thấp)(3 đỏ :1 vàng)  ; (3 cao : 1 thấp)(1 đỏ :  1 vàng)

Bài 2. Ở cà chua A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả bầu dục. Cho lai 2 cây cà chua lai với nhau  thì thu được F1 gồm: 3 cây quả đỏ-tròn, 3cây quả  đỏ-bầu dục, 1 cây quả vàng-tròn, 1 cây quả  vàng-bầu dục.

            1. Biện luận và viết sơ đồ lai

            2. Xác định số kiểu gen tối đa của quần thể với 2 cặp gen trên.

Hướng dẫn giải:

1. Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1

- Tính trạng màu sắc: Đỏ : vàng =  3 : 1 (theo ĐL phân li) => P: Aa x Aa

- Tính trạng hình dạng: tròn : bầu dục  =  1 : 1 (Lai phân tích) => P: Bb x bb

=> Kiểu gen của P là AaBb x Aabb.

2. Số kiểu gen tối đa = 3x3 =9.

Bài 3. Cá thể đực dị hợp hai cặp gen AaBb nằm trên 2 cặp NST khác nhau, cho lai với cá thể cái. Biết 2 tính trạng trên trội hoàn toàn.

1. Xác định kiểu gen của cá thể cái biết F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1.

2. Lai cá thể cái với cá thể đực khác có kiểu gen Aabb, xác định kết quả lai

Hướng dẫn giải:

1. F1 thu được có tỉ lệ kiểu hình là: 3:3:1:1  = (3:1)(1:1)

- Do đó số tổ hợp của F1 là: 3 + 3 + 1 + 1= 8 tổ hợp giao tử = 4 x 2

- Mà cơ thể đực dị hợp hai cặp gen (AaBb) => cho 4 loại giao tử => Cơ thể cái sẽ cho 2 loại giao tử => cơ thể cái dị hợp một cặp gen. 1 cặp gen còn lại phải là cặp gen lặn (Vì 1 tính trạng có tỉ lệ 1:1)

=> Cơ thể cái có thể có kiểu gen là Aabb hoặc aaBb

2. Xét 2 trường hợp để xác định kết quả lai của mỗi trường hợp.

Bài 4.  Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp quả trắng chiếm 1/16.

1. Xác định công thức lai.

2. Lai cơ thể P với 1 cơ thể khác thu được tỉ lệ 1:1:1:1. Xác định công thức lai

Hướng dẫn giải:

1. Cây thấp, trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 1/16 => suy ra số tổ hợp của phép lai trên là 16 tổ hợp = 4x4 => Mỗi bên bố mẹ đều cho 4 loại giao tử => P dị hợp 2 cặp gen => PAaBb x AaBb.

2. Lai phân tích (AaBb x aabb)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập Lai hai cặp tính trạng khi hai tính trạng di truyền độc lập Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?