HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN
PHẦN I. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: SOẠN CÁC BÀI SAU THEO HƯỚNG DẪN
Bài: Vội vàng
Tìm hiểu tiểu dẫn:
- Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà thơ XD? Vị trí và Phong cách của nhà thơ XD? Đóng góp của XD được thể hiện qua khả năng sáng tạo dồi dào ntn?
- Xuất xứ của bài thơ Vội Vàng?
Tìm hiểu văn bản:
- Đọc diễn cảm và chia bố cục bài thơ Vội Vàng.
- Đọc 4 cầu thơ đầu và có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật ở 4 câu thơ đầu? ( động từ, điệp ngữ)? Qua 4 câu thơ đầu, em thấy mong muốn lớn nhất của thi sĩ là gì?
- Trong 9 câu tiếp để tái hiện bức tranh thiên nhiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (Chú ý đến hình ảnh được gợi nhắc, miêu tả)? Em hãy nhận xét bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
- Câu thơ: “Tháng giêng ngon… cặp môi gần”, em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật của câu thơ. Qua đó, thể hiện quan niệm gì của tác giả khác với người thời xưa?
- 17 câu tiếp theo tâm trạng tiếc nuối của tác giả về thời gian, tuổi trẻ và tình yêu được thể hiện như thế nào ? Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ra sao ?
- 9 Câu thơ cuối Xuân Diệu đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả sự khát vọng thực thi tuyên ngôn sống “Vội vàng”?
Bài: Tràng giang
Tìm hiểu tiểu dẫn:
- Đọc tiểu dẫn và giới thiệu một vài nét khái quát về tác giả? Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận chia làm mấy giai đoạn? Nội dung cơ bản trong sáng tác của HC trước và sau Cách mạng tháng tám? Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của ông?
- Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? Hoàn cảnh sáng tác?
Tìm hiểu văn bản:
- Hãy phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ? Em hiểu thế nào về câu thơ đề từ? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả?
- Khổ thơ đầu mở ra với khung cảnh gì? Để thể hiện điều đó tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hình ảnh nào trong khổ 1 gợi cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy giải thích vì sao? Khái quát cảm xúc chung của tác giả ở khổ thơ 1?
- Sang khổ thứ 2 bức tranh Tràng giang có thêm những hình ảnh nào? Cồn - nhỏ, làng - xa, Chợ - vãn, bến – cô liêu sự xuất hiện của các hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? Em có suy nghĩ gì về từ “sâu”, phải chăng tác giả đặt nhầm vị trí? Phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy?
- Ở khổ thơ 3, bức tranh tràng giang được bổ sung thêm một vài hình ảnh, đó là những hình ảnh nào? Hình ảnh cầu đò gợi cho em liên tưởng gì?
- Phân tích giá trị biểu cảm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 4? Hãy trình bày cảm nhận của em về nỗi nhớ nhà của tác giả?
Bài: Đây thôn Vĩ Dạ
Tìm hiểu tiểu dẫn:
- Dựa vào Tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Trình bày những nét chính về cuộc đời và đặc điểm sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
- Vị trí và cảm hứng sáng tác của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
Tìm hiểu văn bản:
- Em có nhận xét gì về khổ thơ đầu? Những biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở câu đầu? Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó? Vẻ đẹp thôn Vĩ được hiện lên qua những chi tiết nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu thơ này? Khuôn mặt chữ điền đó xuất hiện với tư thế như thế nào? Em có nhận xét chung gì về bức tranh thôn Vĩ được miêu tả ở khổ thơ này?
- Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc ở khổ 2? Những hình ảnh được hiện lên trong khổ thơ như thế nào? Hai chữ buồn thiu, hoa bắp lay gợi cho em ấn tượng gì? ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh Sông trăng? Ở đây tác giả dùng nghệ thuật gì? Biện pháp này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Hàn Mặc Tử?
- So sánh với hai khổ thơ đầu và cuối, ở khổ thơ cuối em có nhận xét gì về trạng thái tâm hồn của tác giả? Thể hiện ở những hình ảnh nào? Để diễn tả tâm trạng này tác giả một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng và ý nghĩa của nó?
- Có một nhận định cho rằng: Hàn Mặc Tử là người rất yêu trăng và ánh trăng đó đã vận vào cuộc đời nhà thơ. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy chứng minh nhận định trên.
Bài: Chiều tối
Tìm hiểu tiểu dẫn:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh?
- Dựa vào Tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Tìm hiểu văn bản:
- So sánh bản dịch và nguyên tác trong hai câu thơ đầu? Xác định biện pháp nghệ thuật và phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc nhà thơ qua hai dòng thơ đầu?
- Tìm chi tiết hình ảnh miêu tả hình ảnh con người cuộc sống nơi núi rừng ở hai câu cuối?
- Tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả qua bài thơ?
Bài: Từ ấy
Tìm hiểu tiểu dẫn:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu?
- Dựa vào Tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Tìm hiểu văn bản:
- Nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì? Từ ấy là thời điểm nào? Thời điểm này có ý nghĩa gì trong cuộc đời nhà thơ?
- Trong khổ 1 nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng ? Hiệu quả của các hình ảnh ẩn dụ và cách dùng động từ mạnh? Phân tích hình ảnh so sánh trong hai câu thơ đầu?
- Khi được ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống như thế nào trong khổ 2?
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao trong khổ 3?
PHẦN II. ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC CŨ: LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hạnh phúc một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)
------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------
Trên đây là trích dẫn một phần tài liệu Hướng dẫn ôn luyện HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 trong tuần nghỉ dịch - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Hải Phòng. Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---