GIẢI CHI TIẾT BỘ 30 BÀI TẬP SÓNG ÂM NÂNG CAO
Ví dụ 1: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau là 20 đB. Tỉ số cường độ âm của chúng là: A. 100 B. 200 C. 400 D. 1020 |
Lời giải:
Theo bài ra ta có:
\(\begin{array}{l} {L_A} - {L_B} = 20dB\\ \Leftrightarrow 10\log \frac{{{I_A}}}{{{I_B}}} = 20\\ \Rightarrow \frac{{{I_A}}}{{{I_B}}} = {10^2}. \end{array}\)
Chọn A.
Ví dụ 2: Khi cường độ âm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn thì mức cường độ âm có giá trị là: A. L = 2 dB B. L = 20 dB C. L = 20 B D. L = 100 dB |
Lời giải:
Ta có:
\(L(dB) = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10\log 100 = 20dB.\)
Chọn B.
Ví dụ 3: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W /m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10-5 W /m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó là: A. 9 B B. 7 B C. 12 B D. 5 B |
Lời giải:
Ta có:
\(L = \log \frac{I}{{{I_0}}} = \log \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 7(B).\)
Chọn B.
Ví dụ 4: Mức cường độ âm tại vị trí cách loa 1m là 55 dB. Một người xuất phát từ loa, đi ra xa nó thì thấy rằng khi cách loa 100 m thì không còn nghe được âm do loa đó phát ra nữa. Lấy cường độ âm chuẩn là \({I_0} = {10^{ - 12}}W/{m^2},\) coi sóng âm do loa đó phát ra là sóng cầu. Xác định ngưỡng nghe của tai người này. A. 15 dB B. 95 dB C. 10 dB D. 100 dB |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {I_1} = \frac{P}{{4\pi R_1^2}};{I_2} = \frac{P}{{4\pi R_2^2}}\\ \Rightarrow {L_2} - {L_1} = \log \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = 20\log \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\\ = 20\log \frac{1}{{100}} = - 40(dB)\\ \Rightarrow {L_2} = {L_1} - 40 = 15dB. \end{array}\)
Chọn A.
Ví dụ 5: Một nguồn O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường đắng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm A, mức cường độ âm là 40 dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 4 lần nhưng không đổi tần số thi mức cường độ âm tại A là: A. 52 dB B. 67 dB C. 46 dB D. 160 dB |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} I = \frac{P}{{4\pi R_{}^2}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {I_1} = \frac{P}{{4\pi R_1^2}}\\ {I_2} = \frac{P}{{4\pi R_2^2}} \end{array} \right.\\ \Rightarrow {L_2} - {L_1} = \log \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \log \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \log 4.\\ {L_2} = \log 4 + 40 = 46dB. \end{array}\)
Chọn C.
Ví dụ 6: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Một nguồn âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường hập thụ và phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm đo S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi cho S tiến lại gần M thêm một đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L+6 (dB). Khoảng cách từ S đến M lúc đầu là: A. 80,6 m B. 120,3 m C. 200 m D. 40 m |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_2} - {L_1} = 20\log \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = - 6\\ \Leftrightarrow 20\log \frac{{{R_1} - 60}}{{{R_1}}} = 6\\ \Leftrightarrow 1 - \frac{{60}}{{{R_1}}} = 0,49888\\ \Rightarrow {R_1} = 120,3m. \end{array}\)
Chọn B.
Ví dụ 7: Nguồn âm đặt tại O có công suất truyền âm không đổi. Trên cùng nửa đường thắng qua O có ba điểm A, B, C theo thứ tự có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là b (B); mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là 3b (B). Biết 4OA = 3OB. Coi sóng âm là sóng cầu và môi trường truyền âm đẳng hướng. Tỉ số \(\frac{{OC}}{{OA}}\) bằng: A. \(\frac{{346}}{{56}}\) B. \(\frac{{256}}{{81}}\) C. \(\frac{{276}}{{21}}\) D. \(\frac{{16}}{9}\) |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_A} - {L_B} = \log \frac{{{I_A}}}{{{I_B}}} = 2\log \frac{{{R_B}}}{{{R_A}}} = b\\ \Rightarrow 2\log \frac{4}{3} = b. \end{array}\)
Lại có:
\(\begin{array}{l} {L_B} - {L_C} = \log \frac{{{I_B}}}{{{I_A}}} = 2\log \frac{{{R_C}}}{{{R_B}}} = 3b = 6\log \frac{4}{3}\\ \Rightarrow \frac{{{R_C}}}{{{R_B}}} = \frac{{64}}{{27}}\\ \Rightarrow \frac{{{R_C}}}{{\frac{4}{3}{R_A}}} = \frac{{64}}{{27}}.\\ \Rightarrow \frac{{{R_C}}}{{{R_A}}} = \frac{{256}}{{81}}. \end{array}\)
Chọn B.
Ví dụ 8: [Trích đề thi đại học năm 2012]: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Đề tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng: A. 4 B. 3 C. 5 D. 7 |
Lời giải:
Gọi P0 là công suất của một nguồn âm điểm, n là số nguồn âm đặt tại O lần sau.
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_2} - {L_1} = 10\log \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} - 20\log \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\\ = 10\log \frac{{n{P_0}}}{{2{P_0}}} - 20\log \frac{{{R_M}}}{{{R_A}}} = 10(dB). \end{array}\)
Khi đó:
\(10\log \frac{n}{2} - 20\log \frac{1}{2} = 10 \Rightarrow n = 5.\)
Vậy cần đặt thêm 3 nguồn âm tại O. Chọn B.
Ví dụ 9: Trong buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nhà Hát lớn Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Một người ngồi dưới khán đài nghe được âm do một chiếc đàn giao hưởng phát ra có mức cường độ âm 12 dB. Khi dàn nhạc giao hưởng thực hiện bản hợp xướng người đó cảm nhận được âm là 2,376 B. Hỏi dàn nhạc giao hưởng đó có bao nhiêu người? A. 8 người B. 18 người C. 12 người D. 15 người |
Lời giải:
Ban đầu có 1 nguồn âm. Khi thực hiện bản hợp xướng có n người ( hay n nguồn âm).
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_2} - {L_1} = 10\log \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = 10\log \frac{{n{P_1}}}{{{P_1}}}\\ = 10\log n = 23,76 - 12. \end{array}\)
Do đó n=15
Chọn C.
Ví dụ 10: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm. Tại một vị trí sóng âm có biên độ 0,12 mm có cường độ âm tại điểm đó bằng 1,80 W/m2. Hỏi tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36 mm thì sẽ có cường độ âm tại điểm đó bằng bao nhiêu ? A. 0,60 W/m2 B. 2,70 W/m2 C. 5,40 W/m2 D. 16,2 W/m2 |
Lời giải:
Do nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm, nên năng lượng sóng âm phân bổ đều trên các đường tròn đồng tâm. Các vị trí càng xa nguồn, tức là thuộc mặt cầu có bán kính càng lớn thì năng lượng của sóng âm càng nhỏ, do đó biên độ càng nhỏ.
Do môi trường không hấp thụ âm nên:
\(\begin{array}{l} \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{R_2^2}}{{R_1^2}} = \frac{{{{\rm{W}}_1}}}{{{{\rm{W}}_2}}} = \frac{{A_1^2}}{{A_2^2}}.\\ \Leftrightarrow \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{A_1^2}}{{A_2^2}}\\ \Rightarrow {I_2} = {I_1}{\left( {\frac{{0,36}}{{0,12}}} \right)^2} = 16,2({\rm{W}}/{m^2}). \end{array}\)
Chọn D.
Ví dụ 11: Hai điểm M và N nằm ở cùng l phía của nguồn âm trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm, trên cùng 1 phương truyền âm có LM =30 dB, LN = 10 dB. Nếu nguồn âm đó đặt tại M thì mức cường độ âm tại N khi đó xấp xỷ là: A. 12 dB B. 7 dB C. 9 dB D. 11 dB |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_M} - {L_N} = 20\log \frac{{ON}}{{OM}} = 20\\ \Rightarrow ON = 10\,OM. \end{array}\)
Khi đó: \(MN = ON - OM = 9\,OM.\)
Nêu đặt nguồn âm tại M thì ta có:
\(\begin{array}{l} {L_N} - {L_{N'}} = 20\log \frac{{R'}}{R} = 20\log \frac{{9.OM}}{{10.OM}}.\\ \Rightarrow {L_{N'}} = 10 - 20\log 0,9 = 10,915(dB). \end{array}\)
Chọn D.
Ví dụ 12: [Trích đề thi THPT QG năm 2017]. Một nguồn âm đặt tại điểm O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và phản xạ âm. Hai điểm M và N cách O lần lượt là r và r – 50 (m) có cường độ âm tương ứng là I và 4I. Giá trị của r bằng: A. 60m B. 66m C. 100m D. 142m |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = {\left( {\frac{{{r_2}}}{{{r_1}}}} \right)^2}\\ \Leftrightarrow \frac{1}{4} = {\left( {\frac{{r - 50}}{r}} \right)^2}\\ \Rightarrow \frac{1}{2} = 1 - \frac{{50}}{r}\\ \Rightarrow r = 100m. \end{array}\)
Chọn C.
Ví dụ 13: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng, theo thứ tự xa dần nguồn âm. Mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 40 dB; 35,9 dB và 30 dB. Khoảng cách giữa AB là 30 m và khoảng cách giữa BC là A. 78m B. 108m C. 40m D. 65m |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_A} - {L_B} = 20\log \frac{{{R_B}}}{{{R_A}}} = 4,1\\ \Rightarrow \frac{{{R_B}}}{{{R_A}}} = \frac{{OB}}{{OA}} = 1,6.\\ OB - OA = 1,6OA - OA = 30\\ \Rightarrow OA = 50m. \end{array}\)
Lại có:
\(\begin{array}{l} {L_A} - {L_C} = 20\log \frac{{OC}}{{OA}} = 10\\ \Rightarrow OC = \sqrt {10} .OA\\ \Rightarrow AC = (\sqrt {10} - 1)OA = 108. \end{array}\)
Do đó BC = 78 m. Chọn A.
Ví dụ 14: Một nguồn âm S phát ra âm có tần số xác định. Năng lượng âm truyền đi phân phối đều trên mặt cầu tâm S bán kính d. Bỏ qua sự phản xạ của sóng âm trên mặt đất và các vật cản. Tại điểm A cách nguồn âm S một khoảng 100 m, mức cường độ âm là 20 dB. Xác định vị trí điểm B để tại đó mức cường độ âm bằng 0. A. 1000 m B. 100 m C. 10 m D. 1 m |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_A} - {L_B} = 20\log \frac{{OB}}{{OA}} = 20\\ \Rightarrow OB = 10OA = 1000m. \end{array}\)
Chọn A.
Ví dụ 15: Ba điểm A, B, C thuộc nửa đường thẳng từ A. Tại A đặt một nguồn phát âm đằng hướng có công suất thay đổi. Khi thì mức cường độ âm tại B là 60 dB, tại C là 20 dB. Khi thì mức cường độ âm tại B là 90 dB và mức cường độ âm tại C là A. 50 dB B. 60 dB C. 10 dB D. 40 dB |
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_B} - {L_C} = 40 = 20\log \frac{{AC}}{{AB}}\\ \Rightarrow \log \frac{{AC}}{{AB}} = 2. \end{array}\)
Khi thay đổi công suất ta có:
\(\begin{array}{l} {L_{B'}} - {L_{C'}} = 20\log \frac{{AC}}{{AB}} = 40\\ \Rightarrow {L_{C'}} = 50dB. \end{array}\)
Chọn A.
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập Sóng âm nâng cao, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Hướng dẫn giải chi tiết bộ 30 bài tập Sóng âm nâng cao môn Vật lý 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !