Đề trắc nghiệm ôn tập Chương 5, 6 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
Câu 1. Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Al2O3. B. O2. C. Al(OH)3. D. Al.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
B. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
C. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
D. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.
Câu 3. Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. dầu hỏa. C. phenol lỏng. D. ancol etylic.
Câu 4. Một loại nước cứng chứa các ion: Ca2+, HCO3-, Mg2+ và Cl- là
A. nước có tính cứng tạm thời. B. nước có tính cứng vĩnh cửu.
C. nước có tính cứng toàn phần. D. nước mềm.
Câu 5. X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 6. Hợp chất nào của canxi được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương ?
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Thạch cao khan (CaSO4). D. Vôi sống (CaO).
Câu 7. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. không có hiện tượng gì. B. có bọt khí thoát ra.
C. có kết tủa trắng. D. có kết tủa trắng và bọt khí.
Câu 8. Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là
A. Cu2+ + 2e → Cu. B. Cl2 + 2e → 2Cl-. C. Cu → Cu2+ + 2e. D. 2Cl- → Cl2 + 2e.
Câu 9. Khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat ?
A. Thạch cao. B. Đá vôi. C. Đá phấn. D. Đá hoa.
Câu 10. Hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray có thành phần là
A. nhôm và crom oxit. B. nhôm và sắt oxit.
C. cacbon và sắt oxit. D. magie và sắt oxit.
Câu 11. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. KCl, NaNO3. B. NaOH, HCl. C. NaCl, H2SO4. D. Na2SO4, KOH.
Câu 12. Để phân biệt dung dịch Al2(SO4)3 và dung dịch K2SO4 ta dùng dung dịch
A. HCl. B. NaOH. C. NaNO3. D. H2SO4.
Câu 13. Chất tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa là
A. khí CO2 (dư). B. dung dịch NaOH (dư).
C. dung dịch Na2CO3 (dư). D. dung dịch HCl (dư).
Câu 14. Muối nào sau đây dễ bị phân huỷ khi đun nóng ?
A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. Na2CO3.
Câu 15. Hoà tan kim loại M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa 15,7 gam chất tan. Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Al. D. Ba.
Câu 16. Cho 2,7 gam Al vào dung dịch HCl dư, dung dịch thu được có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch HCl ban đầu ?
A. Tăng 2,7 gam. B. Giảm 0,3 gam. C. Tăng 2,4 gam. D. Giảm 2,4 gam.
Câu 17. Cho 23,70 gam phèn chua tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, khối lượng kết tủa thu được là
A. 23,30 gam. B. 32,62 gam. C. 34,95 gam. D. 27,96 gam.
Câu 18. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Các kim loại Mg, Na và Fe đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
Câu 19. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3. Có thể dùng chất nào dưới đây để có thể loại bỏ được tạp chất ?
A. Bột Fe dư. B. Bột Al dư. C. Bột Cu dư. D. Kim loại Na dư.
Câu 20. Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ba(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
| X | Y | Z | T |
dd Ba(OH)2 | Kết tủa trắng | Khí mùi khai | Không có hiện tượng | Kết tủa trắng, có khí mùi khai |
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X là dung dịch NaNO3. B. T là dung dịch (NH4)2CO3
C. Y là dung dịch KHCO3. D. Z là dung dịch NH4NO3.
Câu 21. Kim loại nào dưới đây khi cho vào dung dịch CuSO4 loãng (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa gồm hai chất?
A. Fe. B. Ag. C. Na. D. Ba.
Câu 22. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Cu, Ag. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag. D. Al, Fe, Cu.
Câu 23. Trường hợp nào sao đây thu được sản phẩm là kim loại ?
A. Dẫn khí H2 qua ống sứ chứa MgO nung nóng.
B. Trộn hai dung dịch Fe(NO3)2 và AgNO3.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
Câu 24. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, PbO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng, hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, FeO, PbO, MgO. B. Cu, Fe, Pb, Mg.
C. Cu, Fe, PbO, MgO. D. Cu, Fe, Pb, MgO.
Câu 25. Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO3 và KHSO4 (loãng) sẽ giải phóng khí nào sau đây ?
A. N2O. B. SO2. C. NO2. D. NO.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 50 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 5, 6 MÔN HÓA 12
1A | 2C | 3B | 4C | 5B | 6A | 7C | 8A | 9A | 10B |
11B | 12B | 13A | 14A | 15A | 16C | 17A | 18D | 19A | 20B |
21D | 22B | 23B | 24D | 25D | 26B | 27D | 28D | 29D | 30D |
31A | 32D | 33A | 34C | 35D | 36D | 37A | 38C | 39C | 40A |
41B | 42A | 43A | 44A | 45C | 46D | 47C | 48C | 49B | 50D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề trắc nghiệm ôn tập Chương 5, 6 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Trắc nghiệm ôn tập lý thuyết kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Bài tập trắc nghiệm kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm - môn Hóa học 12 năm 2019 -2020
- Đề kiểm tra Chương kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2019 -2020
Chúc các em học tập tốt !