Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Đình Chiểu lần 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN  3

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

 

 

 

Họ và tên thí sinh………………………………………………………

Số báo danh

Cho biết: Gia tốc trọng trường g = 10m/s2; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10−19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không e = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol−1; 1 u = 931,5 MeV/c2.

ĐỀ THI GỒM 40 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 40) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu 1. Một chất điểm dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 20cm, biên độ dao động của vật là

A. A = 40cm               B. A = 20cm               C. A = 80cm                       D. A = 10cm

Câu 3. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc theo li độ là

A. một elipse               B. một hyperbol                      C. một đường thẳng               D. một đoạn thẳng

Câu 4. Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B = 2,5.104T với vận tốc v = 8.108cm / s theo phương vuông góc với từ trường. Tìm bán kính quỹ đạo của electron

A. R = 15,5.102m               B. p = 18,2.102m                    

C. R = 20,2.10-2m                   D. R = 14,5.10-2m

Câu 5. Lực hạt nhân là lực nào sau đây?

A. Lực tương tác giữa các điện tích điểm

B. Lực của từ trường tác dụng lên điện tích chuyển động trong nó

C. Lực tương tác giữa các nuclôn

D. Lực lương tác giữa các thiên hà

Câu 6. Khi nói về chiết suất của một chất phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chiết suất tuyệt đối của không khí gần bằng 1

B. Chiết suất của chân không bằng 1

C. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn lớn hơn 1

D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường luôn lớn hơn 1

Câu 7. Trong môi trường không khí, tiêu cự của thấu kính hội tụ làm bằng thủy tinh

A. luôn âm                         B. luôn dương

C. có thể dương hoặc âm                               D. luôn lớn hơn 1

Câu 8. Một sóng cơ lan truyền với vận tốc 320 m/s, bước sóng 3,2 m. Chu kì của sóng đó là

A. T = 0,01 s               B. T = 0,1 s                C. T = 50 s                D. T = 100 s

Câu 9. Có 48 pin, mỗi pin có suất điện động 2V và điện trở trong r = 1,5Ω được mắc theo kiểu hỗn hợp đối xứng. Để dòng điện chạy qua điện trở ngoài R = 2Ω lớn nhất thì phải mắc các pin thành

A. 24 dãy, mỗi dãy có 2 pin nối tiếp                          B. 12 dãy, mỗi  dãy có 4 pin nối tiếp

C. 6 dãy, mỗi dãy có 8 pin nối tiếp                            D. 16 dãy, mỗi  dãy có 3 pin nối tiếp

Câu 10. Tia Laze không có đặc điểm nào sau đây?

A. độ đơn sắc cao                   B. độ định hướng cao         

C. cường độ lớn          D. công suất lớn

Câu 11. Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp là

A. để máy biến áp ở nơi khô thoáng

B. lõi của máy biến áp được cấu tạo bằng một khối thép đặc

C. lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau

D. tăng độ cách điện trong máy biến áp

Câu 12. Khi đồng thời giảm một nửa chiều dài của lò xo và một nửa khối lượng của vật nặng thì chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo sẽ

A. tăng 2 lần               B. không đổi                          

C. giảm một nửa                     D. giảm 4 lần

Câu 13. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 4cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 9.10-5N. Để lực tác dụng giữa chúng là F2 = 1,6.10-4N thì khoảng cách r2 giữa các điện tích đó phải bằng

A. 1cm           B. 3cm                       C. 2cm                                  D. 4cm

Câu 14. Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N / m, khối lượng vật nặng m = 1kg. Vật nặng đang đứng ở vị trí cân bằng, ta tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thòi gian với phương trình F = F0cos10πt (N). Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định với biên độ A = 4cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 0,4cm / s                 B. 4πcm / s           C. 40cm / s                    D. 40πcm / s

Câu 16. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo có độ cứng k và vật nặng coi như chất điểm có khối lượng 0,1 kg, dao động điều hòa với biên độ A = 10cm. Chọn mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng của chất điểm. Tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm giữa hai thời điểm động năng bằng thế năng là

A. 0,171N                    B. 0,347N                       C. 0,093N                          D. 0,217N

Câu 17. Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng

A. tán sắc ánh sáng                B. khúc xạ ánh sáng

C. quang điện trong                      D. quang điện ngoài

Câu 18. Ở 20°C điện trở suất của bạc là 1,62.10−8 Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10-3K 1 Ở 330K thì điện trở suất của bạc là

A. 1,866.10-8Ω.m                    B. 3,679. 10-8Ω.m                  

C. 3,812. 10-8Ω.m                   D. 4,151. 10-8Ω.m

Câu 19. Trong các thiết bị tiêu thụ điện sau, thiết bị nào là động cơ điện?

A. Bóng đèn sợi đốt    B. Máy bơm nước                  

C. Nồi cơm điện                     D. Máy phát điện

Câu 20. Tìm phát biểu đúng? 

A. Dung kháng có đơn vị là Fara (F)                          B. Cảm kháng có đơn vị là Henri (H)

C. Độ tự cảm có đơn vị là Ôm (Ω)                             D. Điện dung có đơn vị là Fara (F)

Câu 21. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m1. Khi m1cân bằng ở O thì lò xo dãn 10cm. Đưa vật nặng mj tới vị trí lò xo dãn 20 cm rồi gắn thêm vào m1 vật nặng có khối lượng ; thả nhẹ cho hệ chuyển động. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10m/s2. Khi hai vật về đến O thì m2 tuột khỏi m1. Biên độ dao động của m1 sau khi m2 tuột là

A. 3,74 cm                              B. 5,76cm                      C. 6,32cm                               D. 4,24cm

Câu 22. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Hiệu số pha của hai điểm trên dây nằm đối xứng nhau qua một nút là

A.    π/4 rad           B.   π/2 rad                C. π rad                      D. 0 rad          

Câu 23. Hai điện tích điểm q1 = 0,5nC và q2 = −0,5nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau a = 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm hên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng d = 4cm có độ lớn là

A. E = 0V/m               B. E = 1080V/m                     

C. E = 1800V/m                     D. E = 2160V/m

Câu 24. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số 15 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 60 cm/ s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hai điểm M, N nằm hên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là MA − MB = 6 cm, NA − NB = 12 cm. Kết luận về dao động của M, N là

A. M dao động với biên độ cực đại, N dao động vói biên độ cực tiểu

B. M, N dao động với biên độ cực đại

C. M dao động với biên độ cực tiểu, N dao động với biên độ cực đại

D. M, N dao động với biên độ cực tiểu

Câu 29. Đặt vào hai đầu A, B một máy biến áp lí tưởng của một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi. Biết các cuộn dây vòng thứ cấp tăng từ mức 1 đến mức 5 theo cấp số cộng. Dùng vôn kế xoay chiều lý tưởng đo điện áp hiệu dụng ở đầu ra của cuộn thứ cấp thì thu được kết quả sau: U50 = 3U10, U40 −U20 = 4V, 25U30 = U. Giá trị của U là

A. 200V                                  B. 240V

C. 220V                                  D. 183V

Câu 31. Biến điệu sóng điện từ là

A. Biến đổi sóng co thành sóng điện từ

B. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần

C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên

D. Tách sóng điện từ âm tần và sóng điện từ cao tần

Câu 32. Mạch LC của máy thu vô tuyến điện gồm tụ C và cuộn cảm L có thể thu được một sóng điện từ có bước sóng nào đó. Nếu thay tụ C bằng tụ C' thì thu được sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 2 lần. Hỏi bước sóng của sóng điện từ có thể thu được sẽ lớn hơn bao nhiêu lần so với ban đầu nếu mắc tụ C' song song với C?

A. 5 lần                  B.  lần                         C. 0,8 lần                           D.  lần

Câu 33. Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6μm. Khoảng cách giữa hai khe là lmm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5m, bề rộng miền giao thoa là l,4cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là

A. 21 vân                                B. 15 vân                                 C. 17 vân                                D. 19 vân

Câu 34. Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có một nguồn âm điểm với công suất phát âm không đổi. M và N là hai điểm nằm trên hai đường thẳng vuông góc với nhau cùng đi qua M (OM vuông góc MN). Mức cường độ âm tại M và N tương ứng là 60dB và 40dB. Mức cường độ âm tại trung điểm của MN gần đúng bằng

A. 54dB                                  B. 50dB

C. 46dB                                  D. 44dB

Câu 35. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = l, 5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 4,5mm có vân tối thứ

A. 3                    B. 6                          C. 2                            D. 4

Câu 36. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe Y− âng. Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe a = 1,20 ± 0,03 (mm); khoảng cách hai khe đến màn D = 1,60 ± 0,05 (m) và độ rộng của 10 khoảng vân L = 8,00 ± 0,16 (mm). bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm bằng

A. 0,6 (μm)±1,6%                   B. 0,6 (μm) ± 7,63%               C. 0,6 (μm) ± 0,96%               D. 0,6 (μm) ±  5,83%

Câu 37. Lần lượt chiếu vào một tấm kim loại có công thoát là 2eVba ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5 μm, λ2 = 0,55 μm và tần số f3 = 4,6.105 GHz. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các êlectron trong kim loại bứt ra ngoài?

A. λ1 và λ2                               B. λ2 và f3                                C. λ1 và f3                               D. Cả λ1, λ2 và f3

Câu 39. Hạt nhân a có độ hụt khối lượng 0,0305u. Biết số Avôgadrô là NA = 6,02.1023 (mol) . Năng lượng tỏa ra tính theo (J) khi tạo thành 1 mol hêli từ các nuclon riêng rẽ là

A. 7,24.1012J               B. 2,74.1012J                           C. 2,47.1012J                           D. 4,27.1012J

Câu 40. Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kì bán rã T = 138,2 ngày và có khối lượng ban đầu như nhau. Tại thời điểm quan sát, tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất \(\frac{{{N_B}}}{{{N_A}}}\)  = 2,72. Tuổi của mẫu A nhiều hơn mẫu B là

A. 199,8 ngày             B. 199,5 ngày                          C. 190,4 ngày                         D. 189,8 ngày

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Đình Chiểu lần 3. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?