Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Việt Hồng

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT HỒNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

Câu 2: Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở cùng thời điểm, hiệu điện thế u  chậm pha π/2 so với dòng điện  i.

B. Dòng điện i luôn ngược pha với hiệu điện thế u.

C. Ở cùng thời điểm, dòng điện i chậm pha π/2 so với hiệu điện thế u.

D. Dòng điện i luôn cùng pha với hiệu điện thế u.

Câu 3: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì

A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 4: Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là

A. vận tốc truyền sóng.  

B. độ lệch pha.                           

C. chu kỳ.

D. bước sóng.

Câu 5: Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = . Giá trị hiệu dụng của điện áp này là

A. 220V.              

B. \(220\sqrt 2 \) V

C. 110V.                                    

D. \(110\sqrt 2 \)V

Câu 6: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên đây là

A. 1m.                              B. 0,5m.

C. 2m.                              D. 0,25m.

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng

A. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

C. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

D. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

Câu 8: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = 5 cos (100πt + π/3) (x tính bằng cm) có pha ban đầu là:

A. π (rad).                        

B. π/3 (rad)

C. π/4 (rad).                     

D. π/6 (rad).

Câu 9: Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i = 2 cos(100πt + π/3 )(A) (t tính bằng s). Tần số của dòng điện là:

A. 50 Hz                          B. 100 Hz.

C. 25 Hz                          D. 12,5 Hz

Câu 10: Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng

A. biên độ.

B. cường độ âm.

C. tần số.

D. mức cường độ âm.

Tự luận

Câu 1: Trong hai hạt nhân \({}_3^6Li;{}_{13}^{27}Al,\) hạt nhân nào bền vững hơn? Biết khối lượng hạt nhân \({}_3^6Li\)  là 6,0151u và khối lượng hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) là 26,98146u.

Câu 2: Sau 1 năm, lượng hạt nhân ban đầu của một chất đồng vị phóng xạ giảm 3 lần. Nó sẽ giảm bao nhiêu lần sau 3 năm?

Câu 3: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình \(x = 6\cos \left( {5\pi  + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\).

a) Vào thời điểm vật có pha dao động là \(\frac{{2\pi }}{3}\) (rad) thì vật có li độ bằng bao nhiêu?

b) Viết biểu thức xác định vận tốc của vật theo thời gian. Xác định vận tốc cực đại trong quá trình dao động.

c) Tại thời điểm t0 vật dang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Xác định li độ của vật tại thời điểm \({t_0} + \frac{1}{{20}}\left( s \right)\).

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

A

A

D

D

6

7

8

9

10

A

B

B

A

C

Câu 1:

Ta có năng lượng liên kết riêng của nhóm là

\(\begin{array}{l}\dfrac{{\Delta {{\rm{W}}_{Al}}}}{{{A_{Al}}}} = \dfrac{{(13{m_p} + 14{m_n} - {m_{Al}}){c^2}}}{{{A_{Al}}}} \\= \dfrac{{(13.1,0073 + 14.1,0087 - 26,98146)u{c^2}}}{{27}}\\ = \dfrac{{0,23524.931,5}}{{27}} = 8,1\,MeV/nuclon\end{array}\)

Năng lượng liên kết của liti là

\(\begin{array}{l}\dfrac{{\Delta {{\rm{W}}_{Li}}}}{{{A_{Li}}}} = \dfrac{{(3{m_p} + 3{m_n} - {m_{Li}}}}{{{A_{Li}}}}\\ = \dfrac{{(3.1,0073 + 3.1,0087 - 6,0151)u{c^2}}}{6}\\ = 5,1\,MeV/nuclon\end{array}\)

Vậy hạt nhân nguyên tử nhôm bền vững hơn.

Câu 2:

Khối lượng hạt nhân chất phóng xạ còn lại sau 1 năm là

\({m_1} = {m_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

Khối lượng hạt nhân chất phóng xạ còn lại sau 3 năm là

\({m_2} = {m_0}{e^{ - 3\lambda t}} = {m_0}{({e^{ - \lambda t}})^3}\)

Theo đề bài: \(\dfrac{{{m_1}}}{{{m_0}}} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow {e^{ - \lambda t}} = \dfrac{1}{3}.\)

Do đó ta có: \(\dfrac{{{m_2}}}{{{m_0}}} = {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^3} = \dfrac{1}{{27}}.\)

Câu 3:

Phương trình: \(x = 6\cos \left( {5\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\)

a)

Vào thời điểm vật có pha dao động là \(\frac{{2\pi }}{3}\left( {ra{\rm{d}}} \right)\) thì vật có li độ bằng:

\(x = 6\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}} \right) =  - 3cm\)

b)

Phương trình vận tốc:

\(v =  - A\omega \sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

\( \Leftrightarrow v =  - 30\pi \sin \left( {5\pi t + \frac{\pi }{3}} \right) = 30\pi \cos \left( {5\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (cm/s)

Suy ra vận tốc cực đại trong quá trình dao động là:

\({v_{\max }} = A\omega  = 6.5\pi  = 30\pi \)

c)

Ta có: Chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{5\pi }} = 0,4\left( s \right)\)

Tại thời điểm t0 vật đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

Ta có: \({t_0} + \frac{1}{{20}} = {t_0} + \frac{T}{8}\)

Suy ra, ta biểu diễn trên vòng tròn lượng giác:

=> \(x\left( {{t_0} + \frac{1}{{20}}} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2}A = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.6 = 3\sqrt 2 \left( {cm} \right)\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Biết năng lượng các trạng thái dừng của nguyên tử hyđro tính theo công thức \({E_n} = \frac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}eV\)

với n = 1, 2, 3,... Nguyên tử hyđro đang ở trạng thái cơ bản, khi nhận được năng lượng kích thích thì bán kính quỹ đạo của electron tăng lên 16 lần. Bước sóng dài nhất mà đám khí có thể phát ra khi chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn là

A. 2,16 µm.                       

B. 0,0974 µm. 

C. 0,656 µm.                     

D. 1,88 µm.

Câu 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lục bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

A. khoảng vân không thay đổi            

B. khoảng vân tăng lên

C. vị trí vân trung tâm thay đổi   

D. khoảng vân giảm xuống.

Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc năm nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là

A. 7,2mm                             

B. 6mm

C. 12mm                               

D. 7,8mm.

Câu 4: Thang sóng điện từ sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

A. sóng vô tuyến, tia X, tia gamma, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.

B. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia gamma.

C. tia gama, tia X, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vô tuyến.

D. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia X, tia gamma.

Câu 5: Với r0 là bán kính Bohr, bán kính nào dưới đây không thể là bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử hiđro?

A. \({r_n} = 9{r_0}\)            

B. \({r_n} = 4{r_0}\)             

C. \({r_n} = 16{r_0}\)          

D. \({r_n} = 8{r_0}\)

Câu 6: Công thoát êlectrôn ra khỏi một kim loại là A = 4,14eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

A. 0,36μm.                             B. 0,22μm.

C. 0,30μm.                             D. 0,66μm.

Câu 7Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014 Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 0,4W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng

A. 3,02.1019 photon.                                

B. 0,33.1019 photon.

C. 8,05.1017 photon.                                

D. 3,24.1019 photon.

Câu 8Theo mẫu Bohr về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K là F thì khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, lực này sẽ là

A. \(\frac{F}{{16}}\)              B. \(\frac{F}{9}\)                   

C. \(\frac{F}{{81}}\)               D. \(\frac{F}{{25}}\)

Câu 9Một chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày. Số hạt nhân sẽ bị phân rã hết 70% sau thời gian là

A. 6,6 ngày.                           

B. 7,6 ngày. 

C. 4,8 ngày.                           

D. 8,8 ngày.

Câu 10Khối lượng của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là 10,0113u. Độ hụt khối của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là

A. 0,9110u.                           

B. 0,0701u.

C. 0,0561u.                           

D. 0,0811u.

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.C

4.D

5.D

6.C

7.C

9.C

9.A

10.B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số f = 100 MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị là

A.  λ = 3 m                          

B.  λ = 10 m  

C.  λ = 5 m                          

D.  λ = 2 m

Câu 2. Biết mức năng lượng ở các trạng thái dừng của nguyên tử Hiđrô được xác định theo công thức \({E_n} =  - \frac{{13,6eV}}{{{n^2}}}\) ( với n = 1, 2, 3 …). Tính mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô khi electron ở lớp O.

A.  – 0,378 eV         

B.  – 3,711 eV 

C.  – 0,544 eV 

D.  – 3,400 eV

Câu 3. Một mạch dao động LC lí tưởng dao động với chu kỳ T. Quãng thời gian ngắn nhất từ khi tụ  bắt đầu phóng điện đến thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 0 là: 

A.  \(\Delta t = \frac{T}{6}\).            

B.  Δt = T.

C.  \(\Delta t = \frac{T}{4}\).            

D. \(\Delta t = \frac{T}{2}\)

Câu 4. Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn

A.  khối lượng nghỉ           

B.  động năng

C.  số nơtrôn                     

D.  số nuclôn.

Câu 5. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, từ trường và điện trường tại một điểm luôn luôn

A.  dao động ngược pha với nhau.

B.  biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.

C.  dao động trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.

D.  dao động cùng pha với nhau.

Câu 6. Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính quĩ đạo P của electron bằng:

A.  8,48.10-10m              

B.  13,25.10-10m

C.  19,08.10-10m             

D.  4,47.10-10m

Câu 7. Chọn phát biểu không đúng khi nói về tia X?

A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.

B. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.

C. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

D. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.

Câu 8. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi ( nhưng S1 và S2 luôn cách đều S ). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và 2k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 một lượng 3.Δa thì tại M là

A.  vân sáng bậc 9.

B.  vân sáng bậc 7.

C.  vân sáng bậc 6.

D.  vân sáng bậc 8.

Câu 9. Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li?

A.  Sóng dài.

B.  Sóng cực ngắn.

C.  Sóng ngắn.

D.  Sóng trung.

Câu 10. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y – âng cách nhau 3 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh đặt cách hai khe 3 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ 4 là

A.  1,14 mm                        

B.  0,38 mm 

C.  1,52 mm                         

D.  0,76 mm

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

D

D

D

6

7

8

9

10

C

B

C

B

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Trong dao động điều hòa, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực kéo về

A. có độ lớn cực đại.

B. có độ lớn cực tiểu.         

C. bằng không.

D. đổi chiều.

Câu 2. Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào

A. biên độ. 

B. vị trí địa lý.                     

C. cách kích thích.              

D. khối lượng.

Câu 3. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn.

B. biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

C. tần số của ngoại lực tuần hoàn.        

D. hệ số lực cản tác dụng lên hệ dao động.

Câu 4. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

B. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.

C. Sóng cơ học có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.

D. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

Câu 5. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp S1 và S2 ngược pha, cùng biên độ, những điểm nằm trên đường trung trực của S1S2 sẽ dao động với biên độ

A. có giá trị trung bình.          

B. không xác định được.     

C. lớn nhất.              

D. bằng không.

Câu 6. Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,008 s, cường độ âm đủ lớn. Âm do lá thép phát ra là

A. âm không nghe được.

B. hạ âm.                 

C. âm nghe được.       

D. siêu âm.

Câu 7. Chúng ta phân biệt được hai sóng âm cùng tần số phát ra từ hai nguồn âm khác nhau là nhờ chúng có

A. độ cao khác nhau.            

B. âm sắc khác nhau.

C. độ to khác nhau

D. tốc độ truyền khác nhau.

Câu 8. Dòng điện xoay chiều là dòng điện

A. có chiều biến đổi tuần hoàn theo thời gian.  

B. thay đổi theo thời gian.

C. biến đổi theo thời gian.   

D. có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

Câu 9. Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\)vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu cuộn dây thuần cảm là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

A. \(\dfrac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \dfrac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = \dfrac{1}{4}\).  

B. \(\dfrac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \dfrac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = 1\).                     

C. \(\dfrac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \dfrac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = 2\).   

D. \(\dfrac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \dfrac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = \dfrac{1}{2}\).

Câu 10. Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp đang xẩy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

B. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng.

C. Điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch LC tăng. 

D. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

A

D

D

6

7

8

9

10

C

B

D

C

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Chọn đáp án đúng? Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến:

A.  sự phát ra một photon khác.

B.  sự giải phóng một e tự do.

C.  sự giải phóng một e liên kết.

D.  sự giải phóng một cặp e và lỗ trống.

Câu 2. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân

A.  của các nguyên tử bị nung nóng chảy thành các nuclôn.

B.  toả ra một nhiệt lượng không lớn.

C.   hấp thụ một nhiệt lượng lớn.

D.  cần một nhiệt độ rất cao mới thực hiện được.

Câu 3. Sự giống nhau giữa các tia \(\alpha ,\;\beta ,\;\gamma \) là

A.  đều là tia phóng xạ, không nhìn thấy được, được phát ra từ các chất phóng xạ.

B.  trong điện trường hay trong từ trường đều không bị lệch hướng.

C.  khả năng đâm xuyên mạnh như nhau.

D.  vận tốc truyền trong chân không bằng c = 3.108 m/s.

Câu 4. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng . Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là 2 m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5 mm. Ánh sáng trong thí nghiệm có bước  sóng 0,4 mm. Tại một điểm cách vân sáng trung tâm 11,2 mm  sẽ là vân sáng bậc mấy ?

A.  bậc 5                             

B.   bậc 4

C.  bậc 7                              

D.  bậc 6

Câu 5. Hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) đứng yên phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân X, biết động năng của hạt α là Kα = 4,8 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân tính bằng u bằng số khối của chúng, năng lượng tỏa ra trong phản ứng trên bằng

A.  1.231 MeV.               

B.  2,596 MeV.

C.  9,667MeV.                                        

D.  4,886 MeV.

Câu 6. Một nguyên tử hiđrô mà electron của nó đang ở quỹ đạo N, có thể phát ra tối đa bao nhiêu vạch quang phổ?

A.  6                                     B.  2 

C.  4                                     D.  3

Câu 7. Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây?

A.  Quang phổ liên tục.

B.  Sự phân bố năng lượng trong quang phổ.

C.  Quang phổ hấp thụ.

D.  Quang phổ vạch phát xạ.

Câu 8. Hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\) có cấu tạo gồm

A.  82 prôtôn  và 206 nơtron. 

B.  82 prôtôn  và 124 nơtron.

C.  206 prôtôn  và 124 nơtron.

D.  206 prôtôn  và 82 nơtron.

Câu 9. Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân?

A.   Năng lượng liên kết.

B.  Năng lượng liên kết riêng.

C.   Năng lượng nghỉ.

D.   Độ hụt khối.

Câu 10. Cho phản ứng hạt nhân: \({}_1^3T + X \to \alpha  + n\) . Hạt nhân X là hạt

A.  \({}_1^2D\)               

B. \({}_1^1H\)         

C.  \({}_2^4He\)             

D. \({}_1^3T\)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

D

A

C

D

6

7

8

9

10

A

A

B

B

A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Việt Hồng. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?