Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Lý Tự Trọng

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 : Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt

tại \(A\) và \(B\) dao động theo phương trình \({u_A} = {u_B} = a\cos 30\pi t\) (\(a\) không đổi, \(t\) tính bằng \(s\)). Tốc độ truyền sóng trong nước là \(60cm/s\). Hai điểm \(P,Q\) nằm tren mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là \(PA - PB = 6cm,\,\,QA - QB = 12cm\). Kết luận về dao động của \(P,Q\) là

        A. \(P\) có biên độ cực tiểu, \(Q\) có biên độ cực đại.

        B. \(P,\,\,Q\) có biên độ cực tiểu.

       C. \(P,\,\,Q\) có biên độ cực đại.

       D. \(P\) có biên độ cực đại, \(Q\) có biên độ cực tiểu.

Câu 2 : Trên một sợi dây đàn hồi dài \(1m\), hai đầu cố định, đang có sóng dừng với \(5\) nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là:

     A. \(2m\)                                 B. \(0,5m\)

     C. \(1,5m\)                              D. \(1m\)

Câu 3 : Một vật dao động điều hòa với biên độ \(A\) và chu kì \(T\). Trong khoảng thời gian \(\Delta t = 4T/3\), quãng đường lớn nhất \(\left( {{S_{\max }}} \right)\) mà vật đi được là:

A. \(4A - A\sqrt 3 \)                

B. \(A + A\sqrt 3 \)

C. \(4A + A\sqrt 3 \)               

D. \(2A\sqrt 3 \) 

Câu 4 : Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn \(3cm\) rồi thả nhẹ cho nó dao động. Hòn bi thực hiện \(50\) dao động mất \(20s\). Cho \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo \(\left( {\frac{{{F_{dh\max }}}}{{{F_{dh\min }}}}} \right)\) khi dao động là:

     A. \(7\)                                            B. \(0\)

     C. \(1/7\)                                     D. \(4\)

Câu 5 : Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm Vật lý Trường THPT Chuyên Tỉnh Thái Nguyên. Bạn Thảo Lớp Toán K29 đo chiều dài con lắc đơn có kết quả là \(l = 100,00 \pm 1,00cm\) thì chu kì dao động \(T = 2,00 \pm 0,01s\). Lấy \({\pi ^2} = 9,87\). Gia tốc trọng trường tại đó là:

        A. \(g = 9,801 \pm 0,002m/{s^2}\)

        B. \(g = 9,801 \pm 0,0035m/{s^2}\) 

        C. \(g = 9,87 \pm 0,20m/{s^2}\)

        D. \(g = 9,801 \pm 0,01m/{s^2}\)

Câu 6 : Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp \({t_1} = 2,2\,\left( s \right)\) và \({t_2} = 2,9\,\left( s \right)\). Tính từ thời điểm ban đầu (\({t_o} = 0\,s\)) đến thời điểm \({t_2}\) chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng số lần là:

     A. \(3\) lần                B. \(4\) lần

     C. \(6\) lần                D. \(5\) lần

Câu 7 : Một đoạn mạch \(AB\) gồm đoạn \(AM\) và đoạn \(MB\) mắc nối tiếp, đoạn \(AM\) gồm cuộn dây có điện trở thuần, đoạn \(MB\) chứa điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \({u_{AB}} = {U_o}{\rm{cos}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\) thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hai đầu đoạn mạch \(AM\) và \(MB\) vào thời gian như hình vẽ. Lúc điện áp tức thời \({u_{AM}} =  - 75\sqrt 3 V\) và đang giảm thì tỉ số \(\dfrac{{{u_{AM}}}}{{{U_o}}}\) gần nhất với giá trị nào sau đây?

        A. \(0,32\)                         B. \( - 0,48\)

        C. \( - 0,36\)                      D. \(0,65\)

Câu 8 : Một vật có khối lượng \({m_1}\) treo vào một lò xo độ cứng \(k\) thì chu kì dao động là \({T_1} = 3\,\,s\). Thay vật \({m_1}\) bằng vật \({m_2}\) thì chu kì dao động \({T_2} = 2\,\,s\). Thay vật \({m_2}\) bằng vật có khối lượng \(\left( {2{m_1} + 4,5{m_2}} \right)\) thì chu kì dao động của con lắc là:

     A. \(1/6\,\,s\)                            B. \(0,5s\)

     C. \(1/3\,\,s\)                            D. \(6s\)

Câu 9 : Hai nguồn phát sóng kết hợp \(A\) và \(B\) trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình : \({u_A} = {u_B} = A\cos \left( {100\pi t} \right)\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng \(1m/s\). \(I\) là trung điểm của \(AB\). \(M\) là điểm nằm trên đoạn \(AI,\,\,N\) là điểm nằm trên đoạn \(IB.\) Biết \(IM = 5cm\) và \(IN = 6,5cm\). Số điểm nằm trên đoạn \(MN\) có biên độ cực đại cùng pha với \(I\) là:

        A. \(7\)                                         B. \(4\)

        C. \(5\)                                         D. \(6\)

Câu 10 : Hai vật dao động điều  hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần lượt là \({x_1} = {A_1}\cos \left( {{\omega _1}t + {\varphi _1}\,} \right)\,\,(cm)\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {{\omega _2}t + {\varphi _2}\,} \right)\,\,(cm)\). Biết \(2{x_1}^2 + 3{x_2}^2 = 50\,\left( {c{m^2}} \right)\). Tại thời điểm \({t_1}\), vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ \({x_1} = 1cm\) với vận tốc \({v_1} = 15cm/s\). Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng

A. \(8cm/s\)                    

B. \(5cm/s\)

C. \(2,5cm/s\)                   

D. \(5\sqrt 3 cm/s\)

TỰ LUẬN

Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắccó bước sóng \({\lambda _1}\). Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN dài 20mm (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _2} = \frac{{5{\lambda _1}}}{3}\) thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là bao nhiêu?

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m. Nguồn S phát đồng thời 3 bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 400nm;{\lambda _2} = 500nm;{\lambda _3} = 600nm\). Trong khoảng từ vị trí trung tâm O đến điểm M cách O một khoảng 6cm có bao nhiêu vân cùng màu với vân trung tâm (tính cả các điểm O và M). 

Câu 3 Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng A, B dao động với phương trình \({u_A} = {u_B} = 3cos10\pi t\,(cm).\)  Tốc độ truyền sóng 20cm/s. Viết phương trình dao động ơ M trên mặt nước cách A, B lần lượt là 7m và 8m.

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.C

4.A

5.C

6.B

7.C

8.D

9.C

10.C

Câu 1:

Ta có:

Khi dùng ánh sáng có bước sóng \({\lambda _1}\) thì trên MN có 10 vân tối => có 11 vân sáng

=> Đoạn MN = 20mm =10i => i =2mm

Khi thay \({\lambda _1}\) bằng bước sóng \({\lambda _2}\) thì có khoảng vân i’

Ta có: \(\frac{{i'}}{i} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{5}{3} \Rightarrow i' = \frac{5}{3}i = \frac{5}{3}.2 = \frac{{10}}{3}mm\)

=> Số vân sáng trên đoạn MN là:

\({N_S} = 2\left[ {\frac{L}{{2i'}}} \right] + 1 = 2.3 + 1 = 7\)

Câu 2:

Ta có:

Vị trí vân trùng:

\(\begin{array}{l}{x_T} = {k_1}\dfrac{{{\lambda _1}D}}{a} = {k_2}\dfrac{{{\lambda _2}D}}{a} = {k_3}\frac{{{\lambda _3}D}}{a}\\ \Leftrightarrow 0,8{k_1} = {k_2} = 1,2{k_3}\\ \Leftrightarrow 4{k_1} = 5{k_2} = 6{k_3}\end{array}\)

BCNN(4; 5; 6) = 60

Suy ra: \( \Rightarrow {i_T} = 15{i_1} = 12{i_2} = 10{i_3}\)

\({i_T} = 12{i_2} = 12\dfrac{{{\lambda _2}D}}{a} = 12.\dfrac{{{{500.10}^{ - 9}}.1}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} \\= 0,012m = 12mm\)

Vị trí vân sáng trùng nhau là: \({x_T} = n{i_T} = 12n (mm)\)

Ta suy ra:

\(0 \le 12n \le 60mm \\\to 0 \le n \le 5 \\\to n = 0,1,2,3,4,5\)

=> Có 6 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm.

Câu 3:

Phương trình sóng tổng hợp tại M có dạng:

\(u = 2Acos\dfrac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }cos2\pi \left( {\dfrac{t}{T} - \dfrac{{({d_1} + {d_2})}}{{2\lambda }}} \right)\)

Với \(\lambda  = vT = \dfrac{{v\omega }}{{2\pi }} = 100cm\)

Thay số vào ta được:

\(u =  - 6cos(10\pi t + 1,5\pi )\,(cm) \)\(\,= 6cos(10\pi t + 0,5\pi )\,(cm)\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đặc trung nào sau đay là một đặc trưng vật lý của âm ?

A. Độ to của âm

B. Độ cao của âm

C. Tần số âm

D. Âm sắc.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right).\) Vận tốc của vật được tính bằng công thức

A. \(v = \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

B. \(v =  - \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

C. \(v =  - \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

D. \(v = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

Câu 3: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. nhanh dần.

B. chậm dần đều.

C. chậm dần.

D. nhanh dần đều.

Câu 4: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi

A. vật có vận tốc cực đại.

B. vật đi qua vị trí cân bằng.

C. lò xo có chiều dài cực đại.

D. lò xo không biến dạng.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là:

A. \(\sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)                    

B. \(\sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)

C. \(2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)                

D. \(2\pi \sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)

Câu 6: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

D. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 7: Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\) đặt cách nhau một khoảng \(r\) trong chân không được tính theo công thức

A. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

B. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2{r^2}}}\)

C. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\)

D. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)

Câu 8: Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng \(\lambda \) và chu kì T của sóng là :

A. \(\lambda  = \dfrac{v}{T}\)                      

B. \(\lambda  = v.T\)

C. \(\lambda  = \dfrac{v}{{{T^2}}}\)                   

D. \(\lambda  = {v^2}.T\)

Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết \(R = 30\Omega ,\) cuộn cảm có cảm kháng \({Z_L} = 60\Omega \) và tụ điện có dung kháng \({Z_C} = 20\Omega .\) Tổng trở của đoạn mạch là

A. \(20\,\Omega \)                 

B. \(50\,\Omega \)

C. \(10\,\Omega \)                 

D. \(30\,\Omega \)

Câu 10: Đặt một điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng \(50\Omega ,\) mắc nối tiếp với điện trở thuần \(50\Omega .\) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A. \(i = 4\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,A.\)

B. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,A.\)

C. \(i = 4\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)\,A.\)

D. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)\,A.\)

ĐÁP ÁN

1.C

2.C

3.A

4.C

5.B

6.C

7.A

8.B

9.B

10.C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\cos \left( {20t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\) và \({x_2} = 4\cos \left( {20t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Biên độ dao động tổng hợp của vật là

A. 1 cm                       

B. 7 cm

C. 5 cm                       

D. 5 mm

Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 6\cos \left( {4\pi t} \right)cm\). Biên độ dao động của vật là

A. 6 cm                       

B. 36 cm

C. 12 m                       

D. \(4\pi \left( {cm} \right)\)

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50N/m dao động điều hòa với chiều dài quỹ đạo là 20 cm. Cơ năng dao động của con lắc lò xo là

A. 0,025 J                    

B. 1 J

C. 10kJ                        

D. 0,25 J

Câu 4: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,10 s. Sóng âm do lá thép phát ra là

A. hạ âm                      

B. âm nghe được

C. nhạc âm                  

D. siêu âm

Câu 5: Cho mạch R, L, C mắc nối tiếp có \(R = 20\sqrt 3 \Omega ,L = \frac{{0,6}}{\pi }\left( H \right),C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{4\pi }}\left( F \right)\). Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)V\). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

A. \(i = 5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\)

B. \(i = 5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

C. \(i = 5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

D. \(i = 5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\)

Câu 6: Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiêp bằng

A. một phần tư bước sóng

B. một số nguyên lần bước sóng

C. một bước sóng

D. một nửa bước sóng

Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước hai nguồn kết hợp S1S2 cách nhau 11 cm, có chu kì sóng là T = 0,2 (s). Tốc độ truyền sóng trong môi trường là v = 25 cm/s. Số điểm cực đại giao thoa trong khoảng S1S2 là:

A. 6                             B. 4

C. 5                             D. 9

Câu 8: Mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có \(R = 30\Omega ,{Z_C} = 20\Omega ,{Z_L} = 60\Omega \). Tổng trở của mạch là

A. \(Z = 50\Omega \)              

B. \(Z = 2500\Omega \)

C. \(Z = 10\Omega \)              

D. \(Z = 70\Omega \)

Câu 9: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. phương dao động và phương truyền sóng

B. tốc độ truyền sóng và bước sóng

C. phương dao động và tốc độ truyền sóng

D. phương truyền sóng và tần số sóng

Câu 10: Một con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường với biên độ góc nhỏ hơn 100. Chu kì dao động của nó là:

A. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)

B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

C. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)

D. \(T = \sqrt {\frac{g}{l}} \)

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. D

4. A

5. D

6. D

7. C

8. A

9. A

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc \(100\pi \,rad/s\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = 0,2/\pi \,H.\) Cảm kháng của cuộn cảm là

A.\(40\,\Omega \)                  

B. \(10\sqrt 2 \,\Omega \)

C.\(20\sqrt 2 \,\Omega \)              

D. \(20\,\Omega \)

Câu 2: Con lắc lò xo có độ cứng \(k = 50\,N/m\) và vật nặng \(m = 0,5\,kg\) tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình \(f = {F_0}\cos 10\pi t\,\left( N \right).\) Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định trên một đoạn thẳng dài \(10cm.\) Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng

A. \(50\pi \,cm/s\)

B.\(100\pi \,cm/s\)

C. \(100\,cm/s\)

D. \(50\,cm/s\)

Câu 3: Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch là \(i = 2\sqrt 2 \cos 100\pi t\,\left( A \right).\) Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. 0,8.                                    

B. 0,9.

C.  0,7.                                   

D. 0,5.

Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 100V vào hai đầu một đoạn mạch chỉ chứa tụ điện thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức \(i = 2\cos \left( {100\pi t} \right)\,\left( A \right).\) Tại thời điểm điện áp có giá trị \(50V\) và đang tăng thì cường độ dòng điện là

A. 1A                

B. \(\sqrt 3 A.\)                  

C. \( - \sqrt 3 A.\)        

D. \( - 1A.\)

Câu 5: Bóng đèn Led có công suất 12W chiếu sáng tương đương một bóng đèn dây tóc có công suất 100W. Nếu trung bình mỗi ngày thắp sáng 14 giờ thì mỗi tháng (30 ngày) lượng điện năng sẽ tiết kiệm được là

A. 12,32 kWh                     

B. 36,96 kWh                        

C. 5,040 kWh                         

D. 42 kWh

Câu 6: Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k=20 N/m, dao động với biên độ A=5cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 4cm, nó có động năng bằng

A. 0,025 J                               

B. 0,041 J

C. 0,009 J                               

D. 0,0016 J.

Câu 7: Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất \(n = \sqrt 3 .\) Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i có giá trị là

A. \(60^\circ \)                       

B. \(45^\circ \)

C. \(50^\circ \)                       

D. \(30^\circ \)

Câu 8: Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos 100\pi t\,\left( V \right)\) vào đoạn mạch gồm một bóng đèn dây tóc loại 110 V – 25 W mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để đèn sáng bình thường. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch lúc này là

A.\(\dfrac{\pi }{2}\)

B.\(\dfrac{\pi }{4}\)

C.\(\dfrac{\pi }{6}\)

D. \(\dfrac{\pi }{3}\)

Câu 9: Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R, độ tự cảm L, nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp hai đầu mạch \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t} \right)\,\left( V \right).\) Khi \(C = {C_1}\) thì công suất mạch là 240 W và cường độ dòng điện qua mạch là \(i = {I_0}\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\left( A \right).\) Công suất cực đại là

A. 960 W                                

B. 460 W

C. 360 W                               

 D. 720 W

Câu 10: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, với công suất phát âm không đổi. Một máy đo mức cường độ âm chuyển động thẳng đều từ A về O với tốc độ I m/s. Khi máy đến điểm B cách nguồn âm 20m thì mức cường độ âm tăng thêm 20 dB so với ở điểm A, thời gian máy đo chuyển động từ A đến B là

A. 220 s                                  

B. 160 s

C. 180 s                                  

D. 200 s

ĐÁP ÁN

1.D

2.A

3.D

4.B

5.B

6.C

7.A

8.D

9.A

10.C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng \(i = 2\sqrt 2 \cos 100\pi t\left( A \right)\). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. I = 2,83 (A)            

B. I = 2 (A)

C. I = 1,41 (A)            

D. I = 4 (A)

Câu 2: Đặt vào giữa hai đầu một đoạn mạch điện chỉ có điện trở thuần \(R = 220\Omega \) một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)V\). Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua điện trở thuần R là

A. \(i = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

B. \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

C. \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

D. \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\)

Câu 3: Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều?

A. \(k = \tan \varphi \)                      

B. \(k = \sin \varphi \)

C. \(k = \cos \varphi \)                        

D. \(k = \cot \varphi \)

Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 20\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\) thì gốc thời gian chọn lúc

A. vật có li độ x = -10 cm theo chiều dương

B. vật có li độ \(x = 10\sqrt 3 cm\) theo chiều âm

C. vật có li độ x = 10 cm theo chiều âm

D. vật có li độ \(x = 10\sqrt 3 cm\) theo chiều dương

Câu 5: Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

A. Máy biến áp có thể tăng điện áp

B. Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện

C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều

D. Máy biến áp có thể giảm điện áp

Câu 6: Theo định nghĩa dòng điện xoay chiều hình sin là

A. dòng điện có cường độ biến thiên tỉ lệ thuận với thời gian

B. dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian

C. dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian

D. dòng điện có cường độ biến thiên tỉ lệ nghịch với thời gian

Câu 7: Điều kiện giao thoa hai sóng

A. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ

B. Hai sóng cùng phương, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian

C. Hai sóng bất kì

D. Hai sóng cùng chu kì và biên độ

Câu 8: Công thức tính cảm kháng của cuộn cảm L với dòng điện xoay chiều có tần số f là

A. \({Z_L} = \pi fL\)               

B. \({Z_L} = \frac{1}{{2\pi fL}}\)

C. \({Z_L} = \frac{1}{{\pi fL}}\)               

D. \({Z_L} = 2\pi fL\)

Câu 9: Đặt vào hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều một điện áp \(u = 100\cos \left( {100\pi t} \right)V\), cường độ dòng điện qua mạch là \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)A\). Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch này là

A. P = 400 W              

B. P = 200 W

C. P = 100 W              

D. P = 50 W

Câu 10: Tại một nơi, chu kỳ dao động điều hòa của amột con lắc đơn là T = 2s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hòa của nó là 2,2 (s). Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. \(l = 90cm\)                 

B. \(l = 121cm\)

C. \(l = 100cm\)               

D. \(l = 110cm\)

ĐÁP ÁN

1. B

2. C

3. C

4. B

5. C

6. B

7. B

8. D

9. D

10. C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Lý Tự Trọng. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?