Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng

A.  nhiệt điện               

B.  quang – phát quang.

C.  quang điện ngoài.           

D.  quang điện trong.

Câu 2.  Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,8 mm ; khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 2 m . Nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,72mm .Tính khoảng vân giao thoa:

A.  1,5mm                            B.  1,8mm

C.  1,2 mm                           D.  2 mm

Câu 3. Sắp xếp theo đúng thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ là dãy nào sau đây?

A.  Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

B.  Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.

C.  Tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại.

D.  Ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.

Câu 4. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với chu kỳ bằng

A.  T =\(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)                       

B.  T = \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)                         

C.  T = 2π\(\sqrt {LC} \)

D.  T = \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)

Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng?

A.  Hiện tượng giao thoa ánh sáng

B.  Hiện tượng quang điện ngoài

C.  Hiện tượng quang điện trong     

D.  Hiện tượng sóng dừng

Câu 6. Biết chu kì bán rã của iôt phóng xạ (\({}_{53}^{131}I\)) là 8 ngày đêm. Ban đầu có 100g iôt phóng xạ. Số hạt nhân iốt còn lại sau 48 ngày đêm là  bao nhiêu?

A.  7,18.1022.                      B.  7,18.1021

C.  5,75.1022.                       D.  5,75.1021.

Câu 7. Hạt nhân \({}_{11}^{23}\) Na có khối lượng 22,98373 u. Khối lượng của nơtrôn mn = 1,0087u, khối lượng của prôtôn  mP = 1,0073u. Độ hụt khối của hạt nhân \({}_{11}^{23}\)Na là

A.  0,0305u                          B.  0,0745u

C.  0,20097u                        D.  0,0638u

Câu 8. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là 0,35 μm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là:

A.  3,55 eV                          B.  6,62 eV

C.  2,76 eV                          D.  4,14 eV

Câu 9. Nguồn sáng nào sau đây khi phân tích cho quang phổ liên tục?

A.  Đèn hơi natri.                  

B.  Đèn hơi thủy ngân.

C.  Đèn dây tóc nóng sáng.

D.  Đèn hơi hyđrô.

Câu 10. Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là

A.   chữa bệnh.             

B.   chiếu sáng. 

C.   chụp ảnh ban đêm.

D.  sấy khô, sưởi ấm.

Câu 11. Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu điện trở thuần R. Tại thời điểm điện áp  giữa hai đầu R có giá trị cực đại thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua R bằng

A. \(\dfrac{{{U_0}}}{R}\).

B. \(\dfrac{{{U_0}\sqrt 2 }}{{2R}}\).                                

C. \(\dfrac{{{U_0}}}{{2R}}\).

D. 0.

Câu 12. Đặt điện áp u = U0cos(wt + j) (U0 không đổi, tần số góc w thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh w = w1 thì đoạn mạch có tính cảm kháng, cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I1 và k1. Sau đó, tăng tần số góc đến giá trị w = w2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I2 và k2. Khi đó ta có

A. I2> I1 và k2> k1.

B. I2> I1 và k2< k1.          

C. I2< I1 và k2< k1.

D. I2< I1 và k2> k1.

Câu 13. Một con lắc đơn có chiều dài ℓ thực hiện được 8 dao động trong thời gian Dt. Nếu thay đổi chiều dài một lượng 0,7 m thì cũng trong khoảng thời gian đó nó thực hiện được 6 dao động. Chiều dài ban đầu là       

A. 1,6 m.                         B. 0,9 m.      

C. 1,2 m.                         D. 2,5 m.

Câu 14. Một con lắc đơn có chiều dài 64 cm treo tại nơi có g = π2 = 10 m/s2. Tần số của con lắc khi dao động là

A. 0,625 Hz.                   B. 6,25 Hz.      

C. 0,25 Hz.                     D. 2,5 Hz.

Câu 15. Treo con lắc đơn vào trần một ôtô tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Khi ôtô đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Nếu ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc 2 m/s2 thì chu kì dao động điều hòa của con lắc xấp xỉ bằng 

A. 1,98 s.                          B. 1,82 s.    

C. 2,00 s.                          D. 2,02 s.

Câu 16. Một con lắc đơn dao động điều hoà trong điện trường đều, có véc tơ cường độ điện trường phương thẳng đứng và chiều hướng xuống. Biết khi vật không tích điện thì chu kì dao động của con lắc là 1,5 s, khi con lắc tích điện q1 thì chu kì con lắc là 2,5 s, khi con lắc tích điện q2 thì chu kì con lắc là 0,5 s. Tỉ số q1/q2 là

A. -2/25.                           B. -5/17.        

C. -2/15.                           D. -1/5.

TỰ LUẬN

Bài 1. ( 2 điểm). Một sợi dây mảnh AB không dãn, được căng ngang có chiều dài l = 1,2 m, đầu B cố định, đầu A dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 1,5cos(200πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 40 m/s.

a. Tìm số bụng sóng và số nút sóng trên dây?

b. Tìm khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp li độ của bụng sóng bằng  cm?

Bài 2. (2  điểm). Cho mạch điện như R,L,C nối tiếp như hình vẽ.

Biết: \(C = \dfrac{1}{{10000\pi }}F\) ; \(L = \dfrac{2}{{5\pi }}H\); R = 80 Ω;  Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch AB có biểu thức u = 200\(\sqrt 2 \)coswt (V).

a. Cho w = 100π  rad/s. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch điện.

b. Thay đổi w để điện áp hiệu dụng UMN cực đại. Tính giá trị UMN cực đại.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

D

B

C

C

A

B

C

A

9

10

11

12

13

14

15

16

C

D

B

C

B

A

A

A

Bài 1. ( 2 điểm)  Một sợi dây mảnh AB không dãn, được căng ngang có chiều dài ℓ = 1,2 m, đầu B cố định, đầu A dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 1,5cos(200πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 40 m/s.

a) Tính \(f = \dfrac{\omega }{{2\pi }} = 100Hz\) \(\lambda  = \frac{v}{f} = 0,4m \to \frac{\lambda }{2} = 0,2m\)

Nhận xét \(l=1,2m=6\dfrac{\lambda }{2}\)

Kết luận có 6 bụng, 7 nút sóng trên dây

b) Tìm khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp li độ của bụng sóng bằng  cm?

Biên độ bụng sóng A= 2.1,5cm = 3cm

Vẽ vòng tròn lượng giác biểu diễn những thời điểm li độ của bụng sóng bằng \(1,5\sqrt 2 \) cm = \(3\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)cm

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp li độ của bụng sóng bằng \(1,5\sqrt 2 \) cm là \(\dfrac{T}{4}\)=2,5.10-3s

Bài 2. (2  điểm) Cho mạch điện R,L,C nối tiếp như hình vẽ.

Biết: \(C = \dfrac{1}{{10000\pi }}F\) ; \(L = \dfrac{2}{{5\pi }}H\); R = 80 Ω;  Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch AB có biểu thức u = 200\(\sqrt 2 \)coswt (V).

a) Cho w = 100π  rad/s. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch điện.

Tính ZC=100Ω ; ZL=40Ω       

\(\widetilde i = \dfrac{{\widetilde u}}{{\widetilde z}} = \dfrac{{{U_o}\angle {\varphi _u}}}{{R + ({Z_L} - {Z_C})i}}\)\(\, = \dfrac{{200\sqrt 2 \angle 0}}{{80 + (40 - 100)i}} = 2\sqrt 2 \angle 0,6435\)

\(\Rightarrow i = 2\sqrt 2 c{\rm{os(100}}\pi {\rm{t + 0,6435)(A)}}\) 

b) Thay đổi w để điện áp hiệu dụng UMN cực đại. Tính giá trị UMN cực đại.

\({U_{MN}} = I{Z_L} = \dfrac{{U\omega L}}{{\sqrt {{R^2} + {{(\omega L - \dfrac{1}{{\omega C}})}^2}} }} \)\(\,= \dfrac{U}{{\sqrt {\dfrac{{{R^2}}}{{{\omega ^2}{L^2}}} + {{(1 - \dfrac{1}{{{\omega ^2}LC}})}^2}} }}\)

Ta thấy tử số U=const, nên UMN cực đại khi \(\dfrac{{{R^2}}}{{{\omega ^2}{L^2}}} + {(1 - \dfrac{1}{{{\omega ^2}LC}})^2}\) nhỏ nhất       

Viết được \({U_{L\,m{\rm{ax}}}} = \dfrac{{2U.L}}{{R\sqrt {4LC - {R^2}{C^2}} }}\)\( \approx 204\)(V)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một sợ dây đàn hồi dài 2m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho 1 điểm trên sợi dây dao động với tần số 100Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A.100m/s                    

B.60m/s

C.80m/s                      

D.40m/s

Câu 2: Hai điểm A, B trên mặt nước dao động cùng tần số 15Hz, cùng biên độ và ngược pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 22,5 cm/s, AB=9cm. Trên mặt nước số gợn lồi quan sát được trừ A, B là

A.có 13 gợn lồi.

B.có 12 gợn lồi.

C.có 10 gợn lồi.

D.có 11 gợn lồi.

Câu 3: Cho mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với \(C = \dfrac{1}{{1000\pi }}(F),\)  đặt vào hai đầu đoạn mạch điện một hiệu điện thế \(u = 220\sqrt 2 cos100\pi t\,(V).\)  Biểu thức của dòng điện I trong mạch là

\(\begin{array}{l}A.i = 22\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right).\\B.i = 22\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right).\\C.i = 2,2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right).\\D.i = 2,2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right).\end{array}\)

Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f=60Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Người ta thay đổi tần số của điện áp tới giá trị f thì thấy cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm giảm đi 3 lần. Tần số f bằng

A.20Hz                      

B.180Hz

C.15Hz                       

D.240Hz

Câu 5: Khi đặt điện áp một chiều 12V vào hai đầu của một cuộn dây thì có dòng điện cường độ 0,24A chạy qua cuộn dây. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 130V vào hai đầu cuộn dây này thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng 1A. Khi đó, cảm kháng cuộn dây có giá trị bằng

\(\begin{array}{l}A.130\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.120\Omega \\C.80\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.180\Omega \end{array}\)

Câu 6: Cho một đoạn mạch xoay chiều gồm một tụ điện và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và giữa hai đầu tụ điện lần lượt là 34V và 30V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là

A.4V                          

B.16V

C.32V                        

D.64V

Câu 7: Một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần \(R = 50\Omega \)  mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và một tụ điện. Biết cường độ dòng điện trên đoạn mạch cùng pha với điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch. Nếu dùng dây dẫn nối tắt hai bản tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch lệch pha \(\dfrac{\pi }{3}\)  so với điện áp u. Tụ điện có dung kháng bằng

\(\begin{array}{l}A.25\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.50\Omega \\C.25\sqrt 2 \Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.50\sqrt 3 \Omega \end{array}\)

Câu 8: Cho mạch xoay chiều gồm điện trở thuần \(R = 100\Omega \)  nối tiếp cuộn thuần cảm và tụ điện có điện dung thay đổi. Điên áp giữa hai đầu đoạn mạch là \({u_{AB}} = 200\sqrt 2 cos100\pi t\,(V).\)  Thay đổi điện dung C thì công suất của mạch điện qua một giá trị cực đại bằng

A.200W                     

B.800W

C.400W                      

D.240W

Câu 9: Mắc cuộn sơ cấp của một máy biến áp vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V, giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện trên cuộn thứ cấp lần wlwotj là 12V và 1,65V. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng trong biến áp. Dòng điện qua cuộn sơ cấp có cường độ hiệu dụng là

A.0,18A                     

B.0,09A

C.0,165V                   

D.30,25A

Câu 10: Trong thì nghiệm thực hành với mạch điện RLC nối tiếp, người ta dùng đồng hồ đa năng để đo các giá trị của điện áp trên từng đoạn phần tử, sau đó biểu diễn chúng bằng các vecto quay tương ứng trên giấy là nhằm tính các giá trị nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.L,C,R,r,cos\varphi \\B.L,C,r,cos\varphi \\C.L,C,R,r\\D.L,C,cos\varphi \end{array}\)

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

A

B

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

C

B

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x =  - 4cos\left( {5\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,cm.\)  Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là

\(\begin{array}{l}A. - 4cm;\,\dfrac{\pi }{3}\,(rad)\\B.4cm;\,\dfrac{{2\pi }}{3}\,(rad)\\C.4\,cm;\,\dfrac{{4\pi }}{3}\,(rad)\\D.4\,cm;\,\dfrac{\pi }{3}\,(rad)\end{array}\)

Câu 2: Nghiệm nào sau đây không phải là nghiệm của phương trình  

\(\begin{array}{l}A.x = A\sin (\omega t + \varphi )\\B.x = Acos(\omega t + \varphi )\\C.x = {A_1}\sin \omega t + {A_2}cos\omega t\\D.x = At\sin (\omega t + \varphi )\end{array}\)

Câu 3: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do

A.trọng lực tác dụng lên vật.

B.lực căng dây treo.

C.lực cản môi trường.

D.dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 4: Vecto quay biễu diễn một dao động điều hòa không có đặc điểm nào sau đây?

A.Có gốc tại gốc của trục Ox.

B.Có độ dài bằng biên độ dao động (OM=A).

C.Quay quanh O ngược chiều kim đồng hồ.

D.Hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu của dao động.

Câu 5: Một sóng cơ có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức

\(\begin{array}{l}A.\lambda  = vf\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\lambda  = \dfrac{v}{f}\\C.\lambda  = 2vf\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\lambda  = 2\dfrac{v}{f}\end{array}\)

Câu 6: Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa 2 nút (hoặc 2 bụng) liên tiếp bằng

A.bước sóng

B.phần tư bước sóng

C.nửa bước sóng

D.hai bước sóng.

Câu 7: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng

A.làm tăng độ cao và độ to của âm.

B.giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.

C.vừa khuếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của nhạc cụ.

D.tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.Điện áp biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

B.Dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

C.Suất điện động biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

D.Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hòa cùng pha với nhau.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Động cơ không đồng bộ ba pha

A.tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.

B.biến điện năng thành cơ năng.

C.hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.

D.có tốc độ góc của roto luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng.

A.Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo ra từ ba máy điện áp xoay chiều một pha riêng lẻ.

B.Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số góc bằng số vòng quay của roto trong một giấy.

C. Suất điện động hiệu dụng của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của roto.

D.Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo ra từ trường quay.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

C

C

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

C

A

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm .Công suất bức xạ của đèn là 10W .Số photôn mà đèn phát ra trong 1s bằng :

A. 3.1019                         

B. 4.1019

C. 0,4.1019                      

D. 0,3.1019

Câu 2: Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào

A. điện trường giữa anôt và catôt.

B. điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện.

C. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt.

D. bản chất của kim loại.

Câu 3: Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, cường độ dòng quang điện bão hoà đo được là 16µA. Số electrôn đến anốt trong 1 giờ là:

A. 3,6.1017                      

B. 1014

C. 3,6 .1013                     

D. 1013

Câu 4: Số nơtron trong hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) là bao nhiêu ?

A. 27.                             B. 14.

C. 40.                             D. 13.

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 1m. Khoảng cách giữa 3 vân sáng liên tiếp là 0,9mm. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là

A. 0,65 µm.                 

B. 0,51µm.

C. 0,6µm.                    

D. 0,45 µm.

Câu 6: Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A. Chiếu sáng.             

B. Kích thích sự phát quang. 

C. Sinh lí.

D. Tác dụng lên phim ảnh.

Câu 7: Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0, công thoát A, hằng số Planck h và vận tốc ánh sáng c là:

A. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{c}{{hA}}\)        

B. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{{hA}}{c}\) 

C. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{A}{{hc}}\)         

D. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{{hc}}{A}\)

Câu 8: Để so sánh độ bền vững giữa hai hạt nhân chúng ta dựa vào đại lượng

A. Độ hụt khối của hạt nhân.

B. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.

C. Năng lượng liên kết của hạt nhân.

D. Số khối A của hạt nhân.

Câu 9: Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích trên tụ điện biến thiên với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện

A. không biến thiên theo thời gian.

B. biến thiên tuần hoàn với chu kì T.

C. biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2.

D. biến thiên tuần hoàn với chu kì 2T.

Câu 10: Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

A. chỉ xảy ra với chất rắn.

B. chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng.

C. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh.

D. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

A

B

D

A

D

B

C

D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08cos2000t(A). Cuộn dây có độ tự cảm là 50 mH. Xác định hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tại thời điểm cường độ dòng điện tức thời bằng giá trị hiệu dụng ?

A. \(4\sqrt 2 \)V        

B. \(4\sqrt 5 \)V

C. \(4\sqrt 3 \)V        

D. 4V

Câu 2: Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm,khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng dài nhất là:

A. 570 nm                      

B. 760 nm.

C. 417 nm                      

D. 714 nm

Câu 3: Hiệu điện thế “hiệu dụng” giữa anốt và catốt của một ống Cu-lít-giơ là 10kV .Bỏ qua động năng của các êlectron khi bứt khỏi catốt . Tốc độ cực đại của các êlectron khi đập vào anốt là :

A. 70000km/s                 

B. 50000km/s

C. 60000km/s                 

D. 80000km/s

Câu 4: Trong phóng xạ β+, trong bảng phân loại tuần hoàn, hạt nhân con so với hạt nhân mẹ

A. tiến một ô.

B. tiến hai ô.

C. Không thay đổi vị trí. 

D. Lùi một ô.

Câu 5: Chu kì bán rã của chất phóng xạ \({}_{38}^{90}\)Sr là 20 năm. Sau 80 năm có bao nhiêu phần trăm chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác ?

A. 6,25%.                       

B. 87,5%.

C. 93,75%.                     

D. 12,5%.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?

A.Xảy ra do sự hấp thụ nơtrôn chậm.

B.Là phản ứng tỏa năng lượng.

C.Chỉ xảy ra với hạt nhân nguyên tử \({}_{92}^{235}{\rm{U}}\).

D.Tạo ra hai hạt nhân có khối lượng trung bình.

Câu 7: Trong thí nghiệm Y-âng, bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 0,6µm. Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến vân sáng bậc hai trên màn bằng

A. 1,2µm.                       

B. 2,4µm.

C. 1,8µm.                       

D. 0,6µm.

Câu 8: Cho rằng khi một hạt nhân urani 23592U phân hạch thì toả ra năng lượng trung bình là 200 MeV. Lấy NA = 6,023.1023 mol−1, khối lượng mol của urani 23592U là 235 g/mol. Năng lượng tỏa ra khi phân hạch hết 1 kg urani 23592U là

A. 5,12.1026 MeV.         

B. 51,2.1026 MeV.

C. 2,56.1015 MeV.         

D. 2,56.1016 MeV.

Câu 9: Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kỳ

A.phụ thuộc vào C,không phụ thuộc vào L

B.phụ thuộc vào cả L và C

C.phụ thuộc vào L,không phụ thuộc vào C

D.không phụ thuộc vào L và C.

Câu 10: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,05sin(2000t). Tần số góc của mạch dao động là

A. ω= 20000 rad/s.  

B. ω = 1000π rad/s.

C. ω = 2000 rad/s.   

D. ω = 100 rad/s.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

D

C

C

A

A

B

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?